Tiêm kích - bom Dornier Do 335 Pfeil (trong tiếng Đức nghĩa là Mũi Tên) được thiết kế bởi hãng Dornier của Đức và ra đời năm 1944 được coi là chiến đấu cơ bay nhanh nhất trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: Warhistory.Đây được coi là loại máy bay có khả năng lấy lại ưu thế trên không của phát xít Đức khi nó có thể dễ dàng vượt qua sự truy đuổi của mọi loại máy bay Đồng minh khác lúc bấy giờ. Nguồn ảnh: Warhistory.Tuy nhiên do ra đời quá muộn, quá trình sản xuất và vận chuyển động cơ bị gián đoạn do những đợt không kích không ngừng nghỉ của Đồng minh nên chỉ có 37 chiếc tiêm kích - bom Do 335 được hoàn thiện - quá ít để có thể tạo ra được sự khác biệt. Nguồn ảnh: Warhistory.Khác với kiểu đặt động cơ truyền thống trên nhưng máy bay có hai động cơ. Do 335 lại đặt hai động cơ ở trước mũi và sau đuôi thay vì đặt ở hai cánh, đây được coi là thiết kế mang tính cách mạng giúp nó đạt được tốc độ hơn 770 km/h. Nguồn ảnh: Warhistory.Đây là hai động cơ Daimler-Benz DB 603A 12 xy-lanh. Loại động cơ này có công suất 1760 mã lực và với tổng cộng suất hơn 3500 mã lực, Do 335 có thể bay được với tốc độ tối đa lên tới 775 km/h. Nguồn ảnh: Warhistory.Trần bay của loại máy bay này cũng khá cao, lên tới 11.400 mét - giúp nó có khả năng bám đuổi và tiêu diệt được cả máy bay ném bom của đối phương đang di chuyển ở độ cao hành trình. Nguồn ảnh: Warhistory.Tiêm kích - bom Do 335 có chiều dài 13,85 mét, sải cánh 13,8 mét, chiều cao 4,55 mét và có diện tích mặt cánh 38,5 mét. Trọng lượng rỗng của chiếc máy bay này là 7400 kg trong khi đó trọng lượng cất cánh tối đa của nó lên tới 9600 kg. Nguồn ảnh: Warhistory.Vũ trang của Do 335 bao gồm 1 khẩu pháo 30mm được gắn ở phía trước động cơ. Loại pháo này có sức công phá cực khoẻ, có thể bắn hạ mọi loại máy bay chiến đấu hoặc máy bay ném bom thời bấy giờ chỉ bằng một phát bắn trúng đích. Nguồn ảnh: Warhistory.Ngoài ra Do 335 còn được trang bị tới 2 khẩu pháo 20mm được gắn ở phía sau cánh quạt với hệ thống đồng bộ - cho phép pháo có thể khai hoả mà không gây hư hại tới cánh quạt của chiếc máy bay. Nguồn ảnh: Warhistory.Khả năng mang bom của Do 335 chỉ vào khoảng 1 tấn bom, bù lại với hoả lực pháo cực mạnh chiếc chiến đấu cơ này có thừa sức mạnh để đối đầu với không quân hoặc với các mục tiêu dưới mặt đất của đối phương. Nguồn ảnh: Warhistory.Điều đáng tiếc đó là trong số 37 chiếc Do 335 được ra đời, có tới hơn 10 chiếc là bản thử nghiệm, có tính năng chiến đấu rất kém. Số còn lại là quá ít ỏi để có thể tổ chức được một cuộc tấn công "tên tuổi" trước khi Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc. Nguồn ảnh: Warhistory.Sau chiến tranh, chỉ còn duy nhất một chiếc chiến đấu cơ Do 335 còn có thể bay được. Tuy vậy tới ngày nay, dường như không còn bất cứ chiếc Do 335 nào trên thế giới có thể bay được và chỉ còn đúng một chiếc duy nhất được trưng bày tại bảo tàng Không quân và Vũ trụ Đức. Nguồn ảnh: Warhistory. Mời độc giả xem Video: Siêu máy bay ném bom hạng nặng Do 217 của Đức quốc xã trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Tiêm kích - bom Dornier Do 335 Pfeil (trong tiếng Đức nghĩa là Mũi Tên) được thiết kế bởi hãng Dornier của Đức và ra đời năm 1944 được coi là chiến đấu cơ bay nhanh nhất trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: Warhistory.
Đây được coi là loại máy bay có khả năng lấy lại ưu thế trên không của phát xít Đức khi nó có thể dễ dàng vượt qua sự truy đuổi của mọi loại máy bay Đồng minh khác lúc bấy giờ. Nguồn ảnh: Warhistory.
Tuy nhiên do ra đời quá muộn, quá trình sản xuất và vận chuyển động cơ bị gián đoạn do những đợt không kích không ngừng nghỉ của Đồng minh nên chỉ có 37 chiếc tiêm kích - bom Do 335 được hoàn thiện - quá ít để có thể tạo ra được sự khác biệt. Nguồn ảnh: Warhistory.
Khác với kiểu đặt động cơ truyền thống trên nhưng máy bay có hai động cơ. Do 335 lại đặt hai động cơ ở trước mũi và sau đuôi thay vì đặt ở hai cánh, đây được coi là thiết kế mang tính cách mạng giúp nó đạt được tốc độ hơn 770 km/h. Nguồn ảnh: Warhistory.
Đây là hai động cơ Daimler-Benz DB 603A 12 xy-lanh. Loại động cơ này có công suất 1760 mã lực và với tổng cộng suất hơn 3500 mã lực, Do 335 có thể bay được với tốc độ tối đa lên tới 775 km/h. Nguồn ảnh: Warhistory.
Trần bay của loại máy bay này cũng khá cao, lên tới 11.400 mét - giúp nó có khả năng bám đuổi và tiêu diệt được cả máy bay ném bom của đối phương đang di chuyển ở độ cao hành trình. Nguồn ảnh: Warhistory.
Tiêm kích - bom Do 335 có chiều dài 13,85 mét, sải cánh 13,8 mét, chiều cao 4,55 mét và có diện tích mặt cánh 38,5 mét. Trọng lượng rỗng của chiếc máy bay này là 7400 kg trong khi đó trọng lượng cất cánh tối đa của nó lên tới 9600 kg. Nguồn ảnh: Warhistory.
Vũ trang của Do 335 bao gồm 1 khẩu pháo 30mm được gắn ở phía trước động cơ. Loại pháo này có sức công phá cực khoẻ, có thể bắn hạ mọi loại máy bay chiến đấu hoặc máy bay ném bom thời bấy giờ chỉ bằng một phát bắn trúng đích. Nguồn ảnh: Warhistory.
Ngoài ra Do 335 còn được trang bị tới 2 khẩu pháo 20mm được gắn ở phía sau cánh quạt với hệ thống đồng bộ - cho phép pháo có thể khai hoả mà không gây hư hại tới cánh quạt của chiếc máy bay. Nguồn ảnh: Warhistory.
Khả năng mang bom của Do 335 chỉ vào khoảng 1 tấn bom, bù lại với hoả lực pháo cực mạnh chiếc chiến đấu cơ này có thừa sức mạnh để đối đầu với không quân hoặc với các mục tiêu dưới mặt đất của đối phương. Nguồn ảnh: Warhistory.
Điều đáng tiếc đó là trong số 37 chiếc Do 335 được ra đời, có tới hơn 10 chiếc là bản thử nghiệm, có tính năng chiến đấu rất kém. Số còn lại là quá ít ỏi để có thể tổ chức được một cuộc tấn công "tên tuổi" trước khi Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc. Nguồn ảnh: Warhistory.
Sau chiến tranh, chỉ còn duy nhất một chiếc chiến đấu cơ Do 335 còn có thể bay được. Tuy vậy tới ngày nay, dường như không còn bất cứ chiếc Do 335 nào trên thế giới có thể bay được và chỉ còn đúng một chiếc duy nhất được trưng bày tại bảo tàng Không quân và Vũ trụ Đức. Nguồn ảnh: Warhistory.
Mời độc giả xem Video: Siêu máy bay ném bom hạng nặng Do 217 của Đức quốc xã trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.