Trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh, tàu ngầm của Mỹ và Liên Xô thường theo dõi các tàu nổi và các tàu ngầm của nhau, để thu thập thông tin tình báo; đồng thời làm cơ sở để vạch ra chiến thuật đánh chìm tàu địch, trong trường hợp xung đột leo thang thành một cuộc chiến tổng lực.Đã nhiều lần, những cuộc rình rập nhau dưới đáy biển này, suýt nữa đã trở nên thành các vụ khủng hoảng; những va chạm như vậy, đã làm hư hỏng tàu nổi và tàu ngầm của cả hai bên. Năm 1984, tàu ngầm tấn công lớp Victor Petropavlovsk của Liên Xô, đã đâm đụng tàu sân bay USS Kitty Hawk của Hải quân Mỹ .Tờ Thời báo New York đưa tin về vụ va chạm ngày 21/3/1984, khi chiếc tàu sân bay Kitty Hawk của Hải quân Mỹ, mang 85 máy bay, đang ở Biển Nhật Bản, trong cuộc tập trận hải quân chung với lực lượng Hàn Quốc. Lúc này tàu cách bờ biển phía đông của Hàn Quốc 150 hải lý.Lúc này tàu sân bay Kitty Hawk của Mỹ đang chạy với tốc độ 15 hải lý/giờ với đèn định vị bật sáng; trong khi đó một tàu ngầm của Liên Xô đang chơi trò "mèo vờn chuột" với chiếc Kitty Hawk. Theo thông tin mà Mỹ phán đoán, có thể tàu ngầm Liên Xô đang thử nghiệm các thiết bị chống tàu ngầm của Mỹ.Theo thông tin từ thủy thủ đoàn tàu Kitty Kawk cho biết, các thủy thủ trên tàu đã cảm thấy rùng mình, rõ ràng là khi tàu ngầm của Liên Xô trồi lên mặt nước và bị một cú đánh tạt đầu.Theo các thông tin từ phía Mỹ cho biết, tàu ngầm Liên Xô khi chạy nổi, không bật đèn định vị. Theo yêu cầu của các quy tắc hàng hải quốc tế, tàu ngầm khi nổi lên mặt nước, phải nhường đường cho tàu nổi, và có nghĩa vụ tuân theo các quy tắc đó khi ở trên mặt nước.Còn hãng tin Mỹ UPI giải thích rằng, tàu sân bay của Hải quân Mỹ đi cùng với 8 tàu hộ tống, nhưng không phát hiện ra tàu ngầm Liên Xô. Chính thuyền trưởng tàu ngầm của Liên Xô khi nổi lên, cũng không biết tàu sân bay Mỹ ở phía trên, do sonar của tàu ngầm vướng "vùng mù" ở đuôi tàu, vì tiếng động cơ của chính nó.Đại tá David Rogers, thuyền trưởng của tàu sân bay Kitty Hawk, đang ở trên đài chỉ huy vào thời điểm va chạm, cảm thấy "một cơn rùng mình khá dữ dội", như ông sau này mô tả trên trang Web chính thức của Hải quân Mỹ.Thuyền trưởng David Rogers và các hoa tiêu quan sát thấy cột buồm của tàu ngầm Liên Xô, đang di chuyển khỏi xa khỏi tàu Kitty Hawk; lúc này tàu ngầm Liên Xô không hiển thị đèn định vị, theo Luật Hàng hải quốc tế.Thuyền trưởng David Rogers ngay lập tức lệnh cho các máy bay trực thăng săn ngầm SH-3H số hiệu 615 và 616 thuộc phi đội HS-2, kiểm tra tàu ngầm của Liên Xô, bằng kính nhìn đêm AN/ PVS-5A và phao sonar, nhưng không ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng.Thủy thủ đoàn Kitty Hawk và thuyền trưởng Rogers, sẵn sàng hỗ trợ tàu ngầm của Liên Xô, bằng cách liên lạc với tàu tuần dương Petropavlovsk, kỳ hạm của Hạm đội Thái Bình Dương của Liên Xô, bằng ánh sáng nhấp nháy. Tuy nhiên, Petropavlovsk đã không phản hồi và chiếc tàu ngầm va chạm, vẫn đủ khả năng di chuyển.Chuẩn đô đốc Richard M. Dunleavy, Giám đốc Chương trình tàu sân bay của Mỹ cho biết, trong ba ngày trước đó, tàu ngầm của Liên Xô đã bị phát hiện bởi hệ thống trinh sát của "Nhóm tấn công tàu sân bay" và bị thủy lôi của các tàu này "hạ sát" 15 lần, trong các cuộc tấn công giả định.Trách nhiệm vụ va chạm thuộc về người Nga, những người đã tự đặt mình "vào một vị trí rất nguy hiểm"; những tàu ngầm của Liên Xô đã thể hiện khả năng kết nối kém, khi không tránh xa tàu sân bay Kitty Hawk và để va chạm một cách đáng tiếc.Theo tờ Thời báo New York, vụ va chạm giữa tàu sân bay Mỹ và tàu ngầm hạt nhân của Liên Xô, phía Mỹ đã trinh sát kỹ, nhưng không có bằng chứng về sự rò rỉ hạt nhân từ tàu ngầm Liên Xô. Các sĩ quan hải quân Mỹ cho biết, chiếc Kitty Hawk chỉ bị sứt mẻ bề ngoài và đã tiếp tục cuộc diễn tập.New York Time cho biết thêm: Biển Nhật Bản từ lâu đã là nơi xảy ra những vụ va chạm giữa tàu của hải quân Mỹ và Liên Xô. Vào cuối những năm 1960, các tàu khu trục của Liên Xô thường xuyên đi sát tàu Mỹ và đôi khi xảy va chạm.Vụ va chạm của tàu sân bay Kitty Hawk, không phải là vụ va chạm nghiêm trọng nhất liên quan đến tàu ngầm trong Chiến tranh Lạnh. Mười năm trước đó vào năm 1974, một tàu ngầm tấn công của Liên Xô, đã đâm vào tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo James Madison của Hải quân Mỹ; kết quả là cả hai tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân, đều bị nhấn chìm ngoài khơi bờ biển Scotland.Trong tài liệu "Chiến dịch giải trừ vũ khí hạt nhân", được tờ The Guardian của Anh trích dẫn cho biết, vụ va chạm giữa hai tàu ngầm hạt nhân vào năm 1974, chỉ được công khai vào năm 2017, đã phơi bày những rủi ro của vũ khí hạt nhân. Lịch sử của vũ khí hạt nhân là lịch sử của những thảm họa tiềm tàng và sự che đậy của các bên. Nguồn ảnh: Warhistory. Tàu ngầm Oscar của Liên Xô/Nga từng được coi là cơn ác mộng với mọi tàu sân bay Mỹ. Nguồn: MilitaryNews.
Trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh, tàu ngầm của Mỹ và Liên Xô thường theo dõi các tàu nổi và các tàu ngầm của nhau, để thu thập thông tin tình báo; đồng thời làm cơ sở để vạch ra chiến thuật đánh chìm tàu địch, trong trường hợp xung đột leo thang thành một cuộc chiến tổng lực.
Đã nhiều lần, những cuộc rình rập nhau dưới đáy biển này, suýt nữa đã trở nên thành các vụ khủng hoảng; những va chạm như vậy, đã làm hư hỏng tàu nổi và tàu ngầm của cả hai bên. Năm 1984, tàu ngầm tấn công lớp Victor Petropavlovsk của Liên Xô, đã đâm đụng tàu sân bay USS Kitty Hawk của Hải quân Mỹ .
Tờ Thời báo New York đưa tin về vụ va chạm ngày 21/3/1984, khi chiếc tàu sân bay Kitty Hawk của Hải quân Mỹ, mang 85 máy bay, đang ở Biển Nhật Bản, trong cuộc tập trận hải quân chung với lực lượng Hàn Quốc. Lúc này tàu cách bờ biển phía đông của Hàn Quốc 150 hải lý.
Lúc này tàu sân bay Kitty Hawk của Mỹ đang chạy với tốc độ 15 hải lý/giờ với đèn định vị bật sáng; trong khi đó một tàu ngầm của Liên Xô đang chơi trò "mèo vờn chuột" với chiếc Kitty Hawk. Theo thông tin mà Mỹ phán đoán, có thể tàu ngầm Liên Xô đang thử nghiệm các thiết bị chống tàu ngầm của Mỹ.
Theo thông tin từ thủy thủ đoàn tàu Kitty Kawk cho biết, các thủy thủ trên tàu đã cảm thấy rùng mình, rõ ràng là khi tàu ngầm của Liên Xô trồi lên mặt nước và bị một cú đánh tạt đầu.
Theo các thông tin từ phía Mỹ cho biết, tàu ngầm Liên Xô khi chạy nổi, không bật đèn định vị. Theo yêu cầu của các quy tắc hàng hải quốc tế, tàu ngầm khi nổi lên mặt nước, phải nhường đường cho tàu nổi, và có nghĩa vụ tuân theo các quy tắc đó khi ở trên mặt nước.
Còn hãng tin Mỹ UPI giải thích rằng, tàu sân bay của Hải quân Mỹ đi cùng với 8 tàu hộ tống, nhưng không phát hiện ra tàu ngầm Liên Xô. Chính thuyền trưởng tàu ngầm của Liên Xô khi nổi lên, cũng không biết tàu sân bay Mỹ ở phía trên, do sonar của tàu ngầm vướng "vùng mù" ở đuôi tàu, vì tiếng động cơ của chính nó.
Đại tá David Rogers, thuyền trưởng của tàu sân bay Kitty Hawk, đang ở trên đài chỉ huy vào thời điểm va chạm, cảm thấy "một cơn rùng mình khá dữ dội", như ông sau này mô tả trên trang Web chính thức của Hải quân Mỹ.
Thuyền trưởng David Rogers và các hoa tiêu quan sát thấy cột buồm của tàu ngầm Liên Xô, đang di chuyển khỏi xa khỏi tàu Kitty Hawk; lúc này tàu ngầm Liên Xô không hiển thị đèn định vị, theo Luật Hàng hải quốc tế.
Thuyền trưởng David Rogers ngay lập tức lệnh cho các máy bay trực thăng săn ngầm SH-3H số hiệu 615 và 616 thuộc phi đội HS-2, kiểm tra tàu ngầm của Liên Xô, bằng kính nhìn đêm AN/ PVS-5A và phao sonar, nhưng không ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng.
Thủy thủ đoàn Kitty Hawk và thuyền trưởng Rogers, sẵn sàng hỗ trợ tàu ngầm của Liên Xô, bằng cách liên lạc với tàu tuần dương Petropavlovsk, kỳ hạm của Hạm đội Thái Bình Dương của Liên Xô, bằng ánh sáng nhấp nháy. Tuy nhiên, Petropavlovsk đã không phản hồi và chiếc tàu ngầm va chạm, vẫn đủ khả năng di chuyển.
Chuẩn đô đốc Richard M. Dunleavy, Giám đốc Chương trình tàu sân bay của Mỹ cho biết, trong ba ngày trước đó, tàu ngầm của Liên Xô đã bị phát hiện bởi hệ thống trinh sát của "Nhóm tấn công tàu sân bay" và bị thủy lôi của các tàu này "hạ sát" 15 lần, trong các cuộc tấn công giả định.
Trách nhiệm vụ va chạm thuộc về người Nga, những người đã tự đặt mình "vào một vị trí rất nguy hiểm"; những tàu ngầm của Liên Xô đã thể hiện khả năng kết nối kém, khi không tránh xa tàu sân bay Kitty Hawk và để va chạm một cách đáng tiếc.
Theo tờ Thời báo New York, vụ va chạm giữa tàu sân bay Mỹ và tàu ngầm hạt nhân của Liên Xô, phía Mỹ đã trinh sát kỹ, nhưng không có bằng chứng về sự rò rỉ hạt nhân từ tàu ngầm Liên Xô. Các sĩ quan hải quân Mỹ cho biết, chiếc Kitty Hawk chỉ bị sứt mẻ bề ngoài và đã tiếp tục cuộc diễn tập.
New York Time cho biết thêm: Biển Nhật Bản từ lâu đã là nơi xảy ra những vụ va chạm giữa tàu của hải quân Mỹ và Liên Xô. Vào cuối những năm 1960, các tàu khu trục của Liên Xô thường xuyên đi sát tàu Mỹ và đôi khi xảy va chạm.
Vụ va chạm của tàu sân bay Kitty Hawk, không phải là vụ va chạm nghiêm trọng nhất liên quan đến tàu ngầm trong Chiến tranh Lạnh. Mười năm trước đó vào năm 1974, một tàu ngầm tấn công của Liên Xô, đã đâm vào tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo James Madison của Hải quân Mỹ; kết quả là cả hai tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân, đều bị nhấn chìm ngoài khơi bờ biển Scotland.
Trong tài liệu "Chiến dịch giải trừ vũ khí hạt nhân", được tờ The Guardian của Anh trích dẫn cho biết, vụ va chạm giữa hai tàu ngầm hạt nhân vào năm 1974, chỉ được công khai vào năm 2017, đã phơi bày những rủi ro của vũ khí hạt nhân. Lịch sử của vũ khí hạt nhân là lịch sử của những thảm họa tiềm tàng và sự che đậy của các bên. Nguồn ảnh: Warhistory.
Tàu ngầm Oscar của Liên Xô/Nga từng được coi là cơn ác mộng với mọi tàu sân bay Mỹ. Nguồn: MilitaryNews.