Việc Trung Quốc phát triển tên lửa đạn đạo chống hạm, đã làm dấy lên lo ngại, cho rằng tàu sân bay Mỹ, đang gặp nguy hiểm “sinh tử”. Bằng việc sử dụng tên lửa đạn đạo tầm trung, được chuyển đổi so với thiết kế ban đầu, Trung Quốc hy vọng có thể đánh chìm tàu sân bay Mỹ từ khoảng cách đến 1.500, thậm chí là 3.000 km.Tuy nhiên, từ trước đó rất lâu; ngay từ năm 1962, Liên Xô đã có ý tưởng như vậy và kết luận rằng, việc đánh chìm tàu sân bay bằng tên lửa đạn đạo hoàn toàn không khả thi. Những thông tin này được tiết lộ gần đây, qua các bản dịch được giải mật của CIA, từ các tạp chí quân sự chuyên ngành của Liên Xô.Trong một bài báo, được đăng năm 1962, có tiêu đề “Các hoạt động trinh sát, chuẩn bị cho một cuộc tấn công bất ngờ vào biên đội tàu sân bay của Hải quân Mỹ” của Đại úy Hải quân Liên Xô tên là V. Anufriyev, đã phân tích tỉ mỉ về việc dùng vũ khí nào để tấn công tàu sân bay của Mỹ.Đầu tiên, bài báo đã phản ánh những lo ngại và khó khăn của Liên Xô, khi Hải quân Mỹ sử dụng các hàng không mẫu hạm, phong tỏa vùng ven biển rộng lớn của nước này; các dấu hiệu Mỹ chuẩn bị tiến công Liên Xô, như các tàu sân bay di chuyển khỏi các quân cảng của nước Mỹ, hướng tới vùng biển của Liên Xô.Bài báo đã phân tích những điểm mạnh, yếu của biên đội tàu sân bay Mỹ; phần quan trọng nhất của bài báo, Anufriyev đã đưa ra nhận định khá hay về việc dùng tên lửa, để tiến công biên đội tàu sân bay Mỹ.Anufriyev cho rằng, các tàu sân bay hiện đại, gần như bất khả xâm phạm đối với các tên lửa chống hạm tầm xa phóng từ đất liền, vì phần lớn các tàu này thường xuyên hoạt động trên biển và có thể cơ động bí mật lẫn trong các đội hình chiến đấu và hành trình phân tán với phạm vi rất rộng.Việc phân biệt tàu sân bay với vô số tàu chiến lớn, các tàu phụ trợ và tàu buôn bằng radar tầm xa là vô cùng khó. Máy bay trinh sát và tàu ngầm có thể phát hiện và xác định được vị trí chính xác tàu sân bay; nhưng để tiếp cận gần, dẫn đường cho tên lửa là việc vô cùng khó khăn.Mặc dù các vệ tinh do thám đã ra mắt vào cuối những năm 1950, nhưng Anufriyev nghi ngờ về khả năng, vệ tinh có thể giải được bài toán dẫn đường cho một tên lửa, đánh trúng một con tàu giữa đại dương mênh mông, dường như là bất khả thi.Do vệ tinh khi đó, việc truyền tín hiệu là bằng phim, qua các “túi đựng” đặc biệt, được thả bằng dù và được máy bay thu lại. Trong giai đoạn này, những tàu sân bay trên, đã di chuyển xa ngoài vùng bán kính sát thương của các loại tên lửa, kể cả tên lửa mang đầu đạn hạt nhân, thì bán kính sát thương cũng không quá 10 km.Như vậy từ khi vệ tinh phát hiện và muốn tiêu diệt một biên đội tàu sân bay, theo tính toán của Anufriyev, Liên Xô phải dùng hàng chục tên lửa mang đầu đạn hạt nhân, mới có thể bao phủ khu vực có tàu sân bay của Mỹ di chuyển.Do vậy Anufriyev cho rằng, ngay cả khi được trang bị đầu đạn hạt nhân, một tên lửa đạn đạo nhằm vào tàu sân bay sẽ không hiệu quả, trừ khi nhiều tên lửa được phóng đi. Anufriyev đã đưa ra kết luận “Chỉ tàu ngầm và máy bay, mới có thể là mối đe dọa hiệu quả đối với các tàu sân bay Mỹ”.Liệu phân tích này, có còn giá trị sau gần 60 năm sau không? Khi các cảm biến tầm xa và hệ thống dẫn đường cho tên lửa đã có những bước tiến vượt bậc so với thời điểm năm 1962? Tuy nhiên, hơn nửa thế kỷ sau, một số hạn chế của tên lửa đạn đạo vẫn không hề thay đổi.Hiện nay các vệ tinh do thám không còn gửi thông tin bằng các cuộn phim về trái đất, mà thay vào đó là truyền dữ liệu mục tiêu, đến các bệ phóng tên lửa, theo thời gian thực. Bây giờ, thật khó để một con tàu lớn như tàu sân bay giữ được bí mật trên biển.Nhưng đại dương vẫn là một nơi rộng lớn, và vẫn phải có thời gian để tên lửa đạn đạo trên đất liền, được phóng và bay đến khu vực mục tiêu; các con tàu vẫn có thể có cơ hội di chuyển trong thời gian cần thiết. Hệ thống dẫn đường tên lửa tốt hơn, nhưng chúng vẫn có thể đến nhầm mục tiêu.Và khả năng phòng thủ chống tên lửa cũng đã được cải thiện, với tàu chiến trang bị hệ thống chiến đấu Aegis của Mỹ, có thể bắn hạ tên lửa đạn đạo. Nhưng điều đó hoàn toàn không có nghĩa, là tên lửa đạn đạo chống hạm không thể trở thành mối đe dọa quá lớn đối với các tàu sân bay trong thế kỷ XXI. Nguồn ảnh: Flickr. Cận cảnh tàu sân bay hạt nhân của Pháp - tàu sân bay hạt nhân duy nhất trên thế giới không mang quốc tịch Mỹ. Nguồn: Slice.
Việc Trung Quốc phát triển tên lửa đạn đạo chống hạm, đã làm dấy lên lo ngại, cho rằng tàu sân bay Mỹ, đang gặp nguy hiểm “sinh tử”. Bằng việc sử dụng tên lửa đạn đạo tầm trung, được chuyển đổi so với thiết kế ban đầu, Trung Quốc hy vọng có thể đánh chìm tàu sân bay Mỹ từ khoảng cách đến 1.500, thậm chí là 3.000 km.
Tuy nhiên, từ trước đó rất lâu; ngay từ năm 1962, Liên Xô đã có ý tưởng như vậy và kết luận rằng, việc đánh chìm tàu sân bay bằng tên lửa đạn đạo hoàn toàn không khả thi. Những thông tin này được tiết lộ gần đây, qua các bản dịch được giải mật của CIA, từ các tạp chí quân sự chuyên ngành của Liên Xô.
Trong một bài báo, được đăng năm 1962, có tiêu đề “Các hoạt động trinh sát, chuẩn bị cho một cuộc tấn công bất ngờ vào biên đội tàu sân bay của Hải quân Mỹ” của Đại úy Hải quân Liên Xô tên là V. Anufriyev, đã phân tích tỉ mỉ về việc dùng vũ khí nào để tấn công tàu sân bay của Mỹ.
Đầu tiên, bài báo đã phản ánh những lo ngại và khó khăn của Liên Xô, khi Hải quân Mỹ sử dụng các hàng không mẫu hạm, phong tỏa vùng ven biển rộng lớn của nước này; các dấu hiệu Mỹ chuẩn bị tiến công Liên Xô, như các tàu sân bay di chuyển khỏi các quân cảng của nước Mỹ, hướng tới vùng biển của Liên Xô.
Bài báo đã phân tích những điểm mạnh, yếu của biên đội tàu sân bay Mỹ; phần quan trọng nhất của bài báo, Anufriyev đã đưa ra nhận định khá hay về việc dùng tên lửa, để tiến công biên đội tàu sân bay Mỹ.
Anufriyev cho rằng, các tàu sân bay hiện đại, gần như bất khả xâm phạm đối với các tên lửa chống hạm tầm xa phóng từ đất liền, vì phần lớn các tàu này thường xuyên hoạt động trên biển và có thể cơ động bí mật lẫn trong các đội hình chiến đấu và hành trình phân tán với phạm vi rất rộng.
Việc phân biệt tàu sân bay với vô số tàu chiến lớn, các tàu phụ trợ và tàu buôn bằng radar tầm xa là vô cùng khó. Máy bay trinh sát và tàu ngầm có thể phát hiện và xác định được vị trí chính xác tàu sân bay; nhưng để tiếp cận gần, dẫn đường cho tên lửa là việc vô cùng khó khăn.
Mặc dù các vệ tinh do thám đã ra mắt vào cuối những năm 1950, nhưng Anufriyev nghi ngờ về khả năng, vệ tinh có thể giải được bài toán dẫn đường cho một tên lửa, đánh trúng một con tàu giữa đại dương mênh mông, dường như là bất khả thi.
Do vệ tinh khi đó, việc truyền tín hiệu là bằng phim, qua các “túi đựng” đặc biệt, được thả bằng dù và được máy bay thu lại. Trong giai đoạn này, những tàu sân bay trên, đã di chuyển xa ngoài vùng bán kính sát thương của các loại tên lửa, kể cả tên lửa mang đầu đạn hạt nhân, thì bán kính sát thương cũng không quá 10 km.
Như vậy từ khi vệ tinh phát hiện và muốn tiêu diệt một biên đội tàu sân bay, theo tính toán của Anufriyev, Liên Xô phải dùng hàng chục tên lửa mang đầu đạn hạt nhân, mới có thể bao phủ khu vực có tàu sân bay của Mỹ di chuyển.
Do vậy Anufriyev cho rằng, ngay cả khi được trang bị đầu đạn hạt nhân, một tên lửa đạn đạo nhằm vào tàu sân bay sẽ không hiệu quả, trừ khi nhiều tên lửa được phóng đi. Anufriyev đã đưa ra kết luận “Chỉ tàu ngầm và máy bay, mới có thể là mối đe dọa hiệu quả đối với các tàu sân bay Mỹ”.
Liệu phân tích này, có còn giá trị sau gần 60 năm sau không? Khi các cảm biến tầm xa và hệ thống dẫn đường cho tên lửa đã có những bước tiến vượt bậc so với thời điểm năm 1962? Tuy nhiên, hơn nửa thế kỷ sau, một số hạn chế của tên lửa đạn đạo vẫn không hề thay đổi.
Hiện nay các vệ tinh do thám không còn gửi thông tin bằng các cuộn phim về trái đất, mà thay vào đó là truyền dữ liệu mục tiêu, đến các bệ phóng tên lửa, theo thời gian thực. Bây giờ, thật khó để một con tàu lớn như tàu sân bay giữ được bí mật trên biển.
Nhưng đại dương vẫn là một nơi rộng lớn, và vẫn phải có thời gian để tên lửa đạn đạo trên đất liền, được phóng và bay đến khu vực mục tiêu; các con tàu vẫn có thể có cơ hội di chuyển trong thời gian cần thiết. Hệ thống dẫn đường tên lửa tốt hơn, nhưng chúng vẫn có thể đến nhầm mục tiêu.
Và khả năng phòng thủ chống tên lửa cũng đã được cải thiện, với tàu chiến trang bị hệ thống chiến đấu Aegis của Mỹ, có thể bắn hạ tên lửa đạn đạo. Nhưng điều đó hoàn toàn không có nghĩa, là tên lửa đạn đạo chống hạm không thể trở thành mối đe dọa quá lớn đối với các tàu sân bay trong thế kỷ XXI. Nguồn ảnh: Flickr.
Cận cảnh tàu sân bay hạt nhân của Pháp - tàu sân bay hạt nhân duy nhất trên thế giới không mang quốc tịch Mỹ. Nguồn: Slice.