Những khẩu lựu pháo 152 mm được sản xuất từ thời Liên Xô này có trọng lượng lên tới 5,7 tấn và có cỡ nòng chính xác là 152,6 mm. Nguồn ảnh: Sina.Được thiết kế từ năm 1947 và chính thức đưa vào sản xuất hàng loạt từ năm 1950 bởi Liên Xô, khẩu lựu pháo D20 (hay còn gọi là M1955) đã chứng tỏ được những ưu điểm ưu việt của mình trong suốt hơn nửa thế kỷ qua. Nó cũng đã góp mặt trong rất nhiều cuộc xung đột quân sự trong khoảng thời gian đó. Nguồn ảnh: Sina.Với tầm bắn lên tới 27 km khi sử dụng đạn tăng tầm và 17 km khi sử dụng đạn thường, khẩu pháo này rõ ràng đã tạo lợi thế không nhỏ cho Quân đội Iraq trong cuộc chiến chống IS. Nguồn ảnh: Sina.Có khả năng bắn liên tục từ 5-6 viên mỗi phút, cỡ nòng lớn, sức công phá lớn, kèm theo tầm bắn xa và độ chính xác trung bình khá, rõ ràng một đại đội pháo lựu 152mm có khả năng "san phẳng" bất cứ vị trí nào nghi ngờ có đối phương. Nguồn ảnh: Sina.Một khẩu đội pháo lựu D20 152mm tiêu chuẩn bao gồm tới 8 người, ngày nay, các binh lính Iraq thậm chí có thể sử dụng các ứng dụng trên điện thoại di động hoặc máy tính bảng để tính toán khoảng cách tới mục tiêu và góc độ bắn một cách chính xác nhất. Nguồn ảnh: Sina.Chiến thuật pháo phổ biến nhất từ thế chiến thứ hai đến nay là bắn tấp cập từ nhiều địa điểm, điều đó có nghĩa là nhiều khẩu đội pháo, từ nhiều vị trí khác nhau sẽ bắn tập trung vào chỉ một vị trí của đối phương. Nguồn ảnh: Sina.Do khoảng cách từ các khẩu đội đến mục tiêu là khác nhau nên đạn sẽ bay tới nhanh, chậm khác nhau, điều đó khiến mục tiêu bị dính đạn liên tục chứ không phải theo từng loạt rời rạc nếu các khẩu đội tập trung lại tại một vị trí. Nguồn ảnh: Sina.Đây là một chiến thuật thực sự hữu dụng khi nó khiến kẻ thù không có thời gian để di chuyển qua vùng pháo kích, thậm chí còn mang tác dụng tâm lý khá lớn khi tiếng nổ dồn dập liên tục cả ngày lẫn đêm sẽ "tra tấn" các binh lính trong khu vực hứng đạn pháo. Nguồn ảnh: Sina.Những cuộc pháo kích của quân đội Iraq về phía phiến quân IS kéo dài liên tục từ ngày đến đêm. Nguồn ảnh: Sina.Tuy nhiên, mặc dù có lợi thế hỏa lực vượt trội như vậy nhưng Quân đội Iraq vẫn khá vất vả khi phải đối phó với một đối thủ yếu thế hơn cả về mặt quân số lẫn trang thiết bị. Nguồn ảnh: Sina.Nguồn ảnh: Sina.
Những khẩu lựu pháo 152 mm được sản xuất từ thời Liên Xô này có trọng lượng lên tới 5,7 tấn và có cỡ nòng chính xác là 152,6 mm. Nguồn ảnh: Sina.
Được thiết kế từ năm 1947 và chính thức đưa vào sản xuất hàng loạt từ năm 1950 bởi Liên Xô, khẩu lựu pháo D20 (hay còn gọi là M1955) đã chứng tỏ được những ưu điểm ưu việt của mình trong suốt hơn nửa thế kỷ qua. Nó cũng đã góp mặt trong rất nhiều cuộc xung đột quân sự trong khoảng thời gian đó. Nguồn ảnh: Sina.
Với tầm bắn lên tới 27 km khi sử dụng đạn tăng tầm và 17 km khi sử dụng đạn thường, khẩu pháo này rõ ràng đã tạo lợi thế không nhỏ cho Quân đội Iraq trong cuộc chiến chống IS. Nguồn ảnh: Sina.
Có khả năng bắn liên tục từ 5-6 viên mỗi phút, cỡ nòng lớn, sức công phá lớn, kèm theo tầm bắn xa và độ chính xác trung bình khá, rõ ràng một đại đội pháo lựu 152mm có khả năng "san phẳng" bất cứ vị trí nào nghi ngờ có đối phương. Nguồn ảnh: Sina.
Một khẩu đội pháo lựu D20 152mm tiêu chuẩn bao gồm tới 8 người, ngày nay, các binh lính Iraq thậm chí có thể sử dụng các ứng dụng trên điện thoại di động hoặc máy tính bảng để tính toán khoảng cách tới mục tiêu và góc độ bắn một cách chính xác nhất. Nguồn ảnh: Sina.
Chiến thuật pháo phổ biến nhất từ thế chiến thứ hai đến nay là bắn tấp cập từ nhiều địa điểm, điều đó có nghĩa là nhiều khẩu đội pháo, từ nhiều vị trí khác nhau sẽ bắn tập trung vào chỉ một vị trí của đối phương. Nguồn ảnh: Sina.
Do khoảng cách từ các khẩu đội đến mục tiêu là khác nhau nên đạn sẽ bay tới nhanh, chậm khác nhau, điều đó khiến mục tiêu bị dính đạn liên tục chứ không phải theo từng loạt rời rạc nếu các khẩu đội tập trung lại tại một vị trí. Nguồn ảnh: Sina.
Đây là một chiến thuật thực sự hữu dụng khi nó khiến kẻ thù không có thời gian để di chuyển qua vùng pháo kích, thậm chí còn mang tác dụng tâm lý khá lớn khi tiếng nổ dồn dập liên tục cả ngày lẫn đêm sẽ "tra tấn" các binh lính trong khu vực hứng đạn pháo. Nguồn ảnh: Sina.
Những cuộc pháo kích của quân đội Iraq về phía phiến quân IS kéo dài liên tục từ ngày đến đêm. Nguồn ảnh: Sina.
Tuy nhiên, mặc dù có lợi thế hỏa lực vượt trội như vậy nhưng Quân đội Iraq vẫn khá vất vả khi phải đối phó với một đối thủ yếu thế hơn cả về mặt quân số lẫn trang thiết bị. Nguồn ảnh: Sina.
Nguồn ảnh: Sina.