Buk-M3 hay còn có tên gọi Viking là một tổ hợp tên lửa đất đối không tầm trung được thiết kế và phát triển bởi Almaz-Antey của Nga. Nguồn ảnh: Abiation.So với phiên bản Buk-M2 trước đây, Viking có hệ thống máy tính hoàn toàn mới kèm theo đó là hệ thống dữ liệu khổng đồ được truyền tốc độ cao và khả năng phân tích, tính toán tốt hơn nhiều. Nguồn ảnh: Militaryru.Đặc biệt, một tổ hợp Viking có khả năng tiêu diệt tới 36 mục tiêu cùng lúc. Nguồn ảnh: Abiation.Theo nhiều nguồn tin từ Nga, tổ hợp này đã được gia nhập biên chế quân đội Nga từ cuối năm 2015. Điều này cũng đúng với lời tuyên bố về việc Buk-M3 đã hoạt động trong biên chế quân đội Nga hồi đầu năm 2016 mà Bộ trưởng Quốc phòng nước này đưa ra. Nguồn ảnh: Abiation.Ở phiên bản cơ bản nhất, tổ hợp Viking sử dụng hệ thống kết hợp giữa trạm điều khiển 9S510ME kèm theo tối đa 6 radar 9S36ME, 6 xe kéo 9A317ME cùng với 12 xe phóng 9A316 và 9M317ME. Nguồn ảnh: Abiation.Tên lửa Viking được thiết kế để bắn hạ các mục tiêu bao gồm tên lửa hành trình, máy bay chiến lược các loại, đầu đạn tốc độ cao, mục tiêu tàng hình, máy bay trực thăng. Nguồn ảnh: Abiation.Thậm chí, Nga khẳng định Buk-M3 còn có khả năng dò ngược theo nguồn phát xạ radar để tấn công vào nguồn phát của đối phương ở dưới mặt đất. Đây là một tính năng cực kỳ độc đáo không phải loại tên lửa đất đối không nào cũng có. Nguồn ảnh: Abiation.Buk-M3 Viking có khả năng tấn công mục tiêu là chiến đấu cơ ở khoảng cách 60 km, mục tiêu trực thăng ở khoảng cách nhỏ hơn 60 km, máy bay tàng hình ở khoảng cách 40 km, tên lửa đạn đạo ở khoảng cách 25 km, tên lửa hành trình ở khoảng cách 20 km, truy nguồn phát xạ radar ở khoảng cách nhỏ hơn 15 km. Nguồn ảnh: ES.Toàn bộ hệ thống phóng của Buk-M3 có thể nhả đạn hết trong thời gian không quá 12 giây. Đặc biệt, thời gian chuyển trạng thái từ hành quân sang chiến đấu tiêu diệt mục tiêu chỉ mất không quá 10 phút. Nguồn ảnh: Janes. Mời độc giả xem Video: Nga thử nghiệm hệ thống tên lửa Buk-M3. Nguồn: QPVN.
Buk-M3 hay còn có tên gọi Viking là một tổ hợp tên lửa đất đối không tầm trung được thiết kế và phát triển bởi Almaz-Antey của Nga. Nguồn ảnh: Abiation.
So với phiên bản Buk-M2 trước đây, Viking có hệ thống máy tính hoàn toàn mới kèm theo đó là hệ thống dữ liệu khổng đồ được truyền tốc độ cao và khả năng phân tích, tính toán tốt hơn nhiều. Nguồn ảnh: Militaryru.
Đặc biệt, một tổ hợp Viking có khả năng tiêu diệt tới 36 mục tiêu cùng lúc. Nguồn ảnh: Abiation.
Theo nhiều nguồn tin từ Nga, tổ hợp này đã được gia nhập biên chế quân đội Nga từ cuối năm 2015. Điều này cũng đúng với lời tuyên bố về việc Buk-M3 đã hoạt động trong biên chế quân đội Nga hồi đầu năm 2016 mà Bộ trưởng Quốc phòng nước này đưa ra. Nguồn ảnh: Abiation.
Ở phiên bản cơ bản nhất, tổ hợp Viking sử dụng hệ thống kết hợp giữa trạm điều khiển 9S510ME kèm theo tối đa 6 radar 9S36ME, 6 xe kéo 9A317ME cùng với 12 xe phóng 9A316 và 9M317ME. Nguồn ảnh: Abiation.
Tên lửa Viking được thiết kế để bắn hạ các mục tiêu bao gồm tên lửa hành trình, máy bay chiến lược các loại, đầu đạn tốc độ cao, mục tiêu tàng hình, máy bay trực thăng. Nguồn ảnh: Abiation.
Thậm chí, Nga khẳng định Buk-M3 còn có khả năng dò ngược theo nguồn phát xạ radar để tấn công vào nguồn phát của đối phương ở dưới mặt đất. Đây là một tính năng cực kỳ độc đáo không phải loại tên lửa đất đối không nào cũng có. Nguồn ảnh: Abiation.
Buk-M3 Viking có khả năng tấn công mục tiêu là chiến đấu cơ ở khoảng cách 60 km, mục tiêu trực thăng ở khoảng cách nhỏ hơn 60 km, máy bay tàng hình ở khoảng cách 40 km, tên lửa đạn đạo ở khoảng cách 25 km, tên lửa hành trình ở khoảng cách 20 km, truy nguồn phát xạ radar ở khoảng cách nhỏ hơn 15 km. Nguồn ảnh: ES.
Toàn bộ hệ thống phóng của Buk-M3 có thể nhả đạn hết trong thời gian không quá 12 giây. Đặc biệt, thời gian chuyển trạng thái từ hành quân sang chiến đấu tiêu diệt mục tiêu chỉ mất không quá 10 phút. Nguồn ảnh: Janes.
Mời độc giả xem Video: Nga thử nghiệm hệ thống tên lửa Buk-M3. Nguồn: QPVN.