Theo các thông tin mới nhất, chính quyền Biden mới đây đã quyết định viện trợ quân sự cho Ukraine 125 triệu USD, điều này đã được Ukraine hoan nghênh, nhưng Ukraine cần nhiều hơn thế.Trong một cuộc phỏng vấn với Defense News, Chủ tịch Trung tâm Cải cách Quốc phòng Ukraine Oleksandr Danylyuk cho biết: Ukraine không phải là quốc gia duy nhất nằm trong danh sách các quốc gia được chính phủ Mỹ viện trợ. Tuy nhiên, Ukraine đã cung cấp nhiều thông tin, góp phần đảm bảo an ninh của Mỹ.Lầu Năm Góc vào ngày 1/3 đã công bố một gói viện trợ quân sự cho Ukraine, bao gồm cung cấp hai tàu tuần tra, radar trinh sát pháo binh và một số máy thông tin chiến thuật; đồng thời cam kết tiếp tục cung cấp cho Ukraine khả năng phân tích và hình ảnh vệ tinh, cũng như hỗ trợ thiết bị quân y và hậu cần.Danilyuk cho rằng, quân đội Ukraine xứng đáng được hỗ trợ quân sự thêm từ Mỹ, bởi vì nước này đã quyết định loại bỏ gần 200 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa và gần 2.000 đầu đạn hạt nhân khỏi đất nước, vào năm 1994.Một điểm khác là bằng cách chiến đấu với Nga ở Donbass và các nơi khác, Ukraine đang tiêu tốn tiềm lực của quốc gia được coi là đối thủ của Mỹ, đồng thời góp phần để bảo vệ các đồng minh của Mỹ như Ba Lan và các nước Baltic, cũng như chính nước Mỹ.Từ quan điểm đạo đức và thực tế, Danilyuk cho rằng, Ukraine xứng đáng nhận được sự ủng hộ lớn hơn, và Ukraine xứng đáng hơn Ai Cập hay Jordan, hai quốc gia đó đã nhận được rất nhiều viện trợ quân sự từ Mỹ.Ian Brzezinski, chuyên gia châu Âu tại Hội đồng Đại Tây Dương cho rằng, việc mở rộng các cuộc tập trận giữa Mỹ và Ukraine là cần thiết và khả thi; đồng thời sẽ là chỗ dựa vững chắc cho Kiev.Quy mô cuộc tập trận có thể từ một tiểu đoàn đến một lữ đoàn bộ binh hoặc bộ binh cơ giới Mỹ, có thể được gửi đến Ukraine, giúp cho Kiev các khóa huấn luyện cường độ cao hơn và sẽ làm khó khăn thêm các kế hoạch của Nga đối với Ukraine.Về vũ khí và trang bị, ông Danilyuk cho biết, tên lửa phòng không Patriot và tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ, là những gì Ukraine muốn.Chuyên gia Brzezinski nói rằng, tên lửa phòng không Patriot về mặt lý thuyết là có thể thực hiện được, bởi vì nếu Nga can thiệp hoàn toàn vào Ukraine, tên lửa Patriot sẽ đóng một vai trò chính.Lý do là Quân đội Nga thường sử dụng tên lửa để tấn công các trung tâm chỉ huy, các hệ thống phòng không, các nơi tập trung binh lực cũng như các đầu mối đảm bảo hậu cần của đối phương. Đây là lý do tại sao Ukraine cần vũ khí phòng không và chống tên lửa mạnh hơn.Nhưng cần phải chỉ ra rằng, cấp độ và loại vũ khí phòng không mà Mỹ có thể cung cấp, sẽ phụ thuộc vào việc, liệu Ukraine có đủ khả năng tài chính để mua và năng lực để sử dụng những vũ khí này một cách chính xác và hiệu quả hay không?.Ông Danilyuk cho rằng, đây là một khó khăn khác mà Ukraine phải đối mặt. Hiện tại, sức mạnh của Không quân Ukraine, vẫn chủ yếu dựa vào số máy bay chiến đấu lạc hậu có từ thời Liên Xô. Ukraine cần thay thế chúng, bằng máy bay chiến đấu hiện đại hơn.Khi được hỏi liệu Ukraine có quan tâm đến máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm như F-35 hay không, ông Danilyuk nói rằng, máy bay chiến đấu tàng hình cũng đã nằm trong danh sách vũ khí mà Ukraine hy vọng sẽ có.Theo chuyên gia Brzezinski, việc nâng cấp sức mạnh không quân của Ukraine là rất hợp lý, nhưng Ukraine “không nên trở thành đối thủ của Nga trên không”. Vì trên thực tế, sức mạnh của Không quân Nga chỉ kém Mỹ, Nga thừa sức "đè bẹp" Kiev, kể cả khi Ukraine được trang bị những chiến đấu cơ và tên lửa phòng không hiện đại nhất.Xét về góc độ chi phí và yêu cầu bảo đảm hoạt động của các máy bay chiến đấu tiên tiến, Ukraine hiện chưa nên đề cập đến việc mua máy bay chiến đấu tiên tiến như tiêm kích F-35. Xét về các loại mối đe dọa mà Ukraine đang phải đối mặt, Brzezinski cho rằng, việc Ukraine mua F-35 là không khả thi.Cũng theo Brzezinski, thay vì nghĩ đến những vũ khí quá hiện đại và cao siêu, Brzezinski gợi ý rằng, Ukraine nên tìm kiếm các loại vũ khí khác, như máy bay không người lái TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ, vốn đã thể hiện sức mạnh to lớn trong các cuộc xung đột trên chiến trường Libya, Syria và Armenia, Azerbaijan. Nguồn ảnh: Flickr. Chiến dịch quân sự của Ukraine tại miền Đông thất bại hồi đầu năm 2020. Nguồn: Starz.
Theo các thông tin mới nhất, chính quyền Biden mới đây đã quyết định viện trợ quân sự cho Ukraine 125 triệu USD, điều này đã được Ukraine hoan nghênh, nhưng Ukraine cần nhiều hơn thế.
Trong một cuộc phỏng vấn với Defense News, Chủ tịch Trung tâm Cải cách Quốc phòng Ukraine Oleksandr Danylyuk cho biết: Ukraine không phải là quốc gia duy nhất nằm trong danh sách các quốc gia được chính phủ Mỹ viện trợ. Tuy nhiên, Ukraine đã cung cấp nhiều thông tin, góp phần đảm bảo an ninh của Mỹ.
Lầu Năm Góc vào ngày 1/3 đã công bố một gói viện trợ quân sự cho Ukraine, bao gồm cung cấp hai tàu tuần tra, radar trinh sát pháo binh và một số máy thông tin chiến thuật; đồng thời cam kết tiếp tục cung cấp cho Ukraine khả năng phân tích và hình ảnh vệ tinh, cũng như hỗ trợ thiết bị quân y và hậu cần.
Danilyuk cho rằng, quân đội Ukraine xứng đáng được hỗ trợ quân sự thêm từ Mỹ, bởi vì nước này đã quyết định loại bỏ gần 200 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa và gần 2.000 đầu đạn hạt nhân khỏi đất nước, vào năm 1994.
Một điểm khác là bằng cách chiến đấu với Nga ở Donbass và các nơi khác, Ukraine đang tiêu tốn tiềm lực của quốc gia được coi là đối thủ của Mỹ, đồng thời góp phần để bảo vệ các đồng minh của Mỹ như Ba Lan và các nước Baltic, cũng như chính nước Mỹ.
Từ quan điểm đạo đức và thực tế, Danilyuk cho rằng, Ukraine xứng đáng nhận được sự ủng hộ lớn hơn, và Ukraine xứng đáng hơn Ai Cập hay Jordan, hai quốc gia đó đã nhận được rất nhiều viện trợ quân sự từ Mỹ.
Ian Brzezinski, chuyên gia châu Âu tại Hội đồng Đại Tây Dương cho rằng, việc mở rộng các cuộc tập trận giữa Mỹ và Ukraine là cần thiết và khả thi; đồng thời sẽ là chỗ dựa vững chắc cho Kiev.
Quy mô cuộc tập trận có thể từ một tiểu đoàn đến một lữ đoàn bộ binh hoặc bộ binh cơ giới Mỹ, có thể được gửi đến Ukraine, giúp cho Kiev các khóa huấn luyện cường độ cao hơn và sẽ làm khó khăn thêm các kế hoạch của Nga đối với Ukraine.
Về vũ khí và trang bị, ông Danilyuk cho biết, tên lửa phòng không Patriot và tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ, là những gì Ukraine muốn.
Chuyên gia Brzezinski nói rằng, tên lửa phòng không Patriot về mặt lý thuyết là có thể thực hiện được, bởi vì nếu Nga can thiệp hoàn toàn vào Ukraine, tên lửa Patriot sẽ đóng một vai trò chính.
Lý do là Quân đội Nga thường sử dụng tên lửa để tấn công các trung tâm chỉ huy, các hệ thống phòng không, các nơi tập trung binh lực cũng như các đầu mối đảm bảo hậu cần của đối phương. Đây là lý do tại sao Ukraine cần vũ khí phòng không và chống tên lửa mạnh hơn.
Nhưng cần phải chỉ ra rằng, cấp độ và loại vũ khí phòng không mà Mỹ có thể cung cấp, sẽ phụ thuộc vào việc, liệu Ukraine có đủ khả năng tài chính để mua và năng lực để sử dụng những vũ khí này một cách chính xác và hiệu quả hay không?.
Ông Danilyuk cho rằng, đây là một khó khăn khác mà Ukraine phải đối mặt. Hiện tại, sức mạnh của Không quân Ukraine, vẫn chủ yếu dựa vào số máy bay chiến đấu lạc hậu có từ thời Liên Xô. Ukraine cần thay thế chúng, bằng máy bay chiến đấu hiện đại hơn.
Khi được hỏi liệu Ukraine có quan tâm đến máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm như F-35 hay không, ông Danilyuk nói rằng, máy bay chiến đấu tàng hình cũng đã nằm trong danh sách vũ khí mà Ukraine hy vọng sẽ có.
Theo chuyên gia Brzezinski, việc nâng cấp sức mạnh không quân của Ukraine là rất hợp lý, nhưng Ukraine “không nên trở thành đối thủ của Nga trên không”. Vì trên thực tế, sức mạnh của Không quân Nga chỉ kém Mỹ, Nga thừa sức "đè bẹp" Kiev, kể cả khi Ukraine được trang bị những chiến đấu cơ và tên lửa phòng không hiện đại nhất.
Xét về góc độ chi phí và yêu cầu bảo đảm hoạt động của các máy bay chiến đấu tiên tiến, Ukraine hiện chưa nên đề cập đến việc mua máy bay chiến đấu tiên tiến như tiêm kích F-35. Xét về các loại mối đe dọa mà Ukraine đang phải đối mặt, Brzezinski cho rằng, việc Ukraine mua F-35 là không khả thi.
Cũng theo Brzezinski, thay vì nghĩ đến những vũ khí quá hiện đại và cao siêu, Brzezinski gợi ý rằng, Ukraine nên tìm kiếm các loại vũ khí khác, như máy bay không người lái TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ, vốn đã thể hiện sức mạnh to lớn trong các cuộc xung đột trên chiến trường Libya, Syria và Armenia, Azerbaijan. Nguồn ảnh: Flickr.
Chiến dịch quân sự của Ukraine tại miền Đông thất bại hồi đầu năm 2020. Nguồn: Starz.