Đợt tuần hành tự do hàng hải của Hải quân Mỹ diễn ra ngay sau khi Ngoại trưởng Mike Pompeo thăm Nhật Bản hôm 6/10, nhằm tập hợp sự ủng hộ từ các đồng minh thân cận nhất của Washington ở châu Á, kêu gọi sự hợp tác sâu hơn nữa, nhằm chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc.Một phát ngôn viên quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đã chỉ trích hành động của Mỹ là gây hấn.Trong tháng 7, hai tàu sân bay USS Nimitz và USS Ronald Reagan đã tiến hành tập trận cùng lúc ở Biển Đông, trong động thái gây áp lực với Trung Quốc.Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền phi lý chiếm tới 80% diện tích Biển Đông, dựa trên cái gọi là "đường chín đoạn" mơ hồ có từ những năm 1940 - điều đã bị cộng đồng quốc tế lên tiếng bác bỏ.Trung Quốc đã dành nhiều năm để xây dựng các căn cứ quân sự trên thực thể bồi lấp phi pháp ở Biển Đông, nơi có trữ lượng dầu khí dồi dào, đồng thời còn là tuyến thương mại biển quan trọng.Chiến hạm USS John S. McCain được hạ thủy từ 26-9-1992, đưa vào sử dụng từ 2-7-1994, lượng giãn nước tác chiến tối đa của khu trục hạm này là 8.700 tấn, với tốc độ trung bình 20 hải lý/giờ, tàu có thể hoạt động trong bán kính 8.150 km.Khu trục hạm USS John S.McCain sử dụng 4 động cơ công suất lớn cho phép tàu đạt vận tốc 56km/h.Tàu được trang bị các hệ thống ống phóng tên lửa MK-41 với 64 ống phóng tên lửa đứng cho phép có thể phóng các loại tên lửa như: trong đó đáng kể nhất là tên lửa hành trình đối đất tầm xa BGM-109 Tomahawk.Tomahawk có tầm bắn lên tới hàng nghìn cây số, bay vào sâu trong lãnh thổ đối phương để hủy diệt đối phương, ngoài ra tàu còn trang bị tên lửa phòng không RIM-66, RIM 156 và tên lửa chống ngầm RUM-139.Tên lửa chống ngầm RUM-139 có tầm bắn khoảng 22km sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính, cũng được phóng từ hệ thống Mk41.Điểm đặc biệt nhất của tên lửa này là thay vì mang đầu đạn chứa thuốc nổ thì mang ngư lôi tự dẫn Mk46 hoặc Mk54. Khi RUM-139 bắn đến một vị trí nhất định thì tên lửa tự “giải phóng” cho quả ngư lôi tự tìm đến mục tiêu. Đây đều là những vũ khí nguy hiểm nhất hiện nay trong biên chế của Hải quân Mỹ.8 ống phóng tên lửa nằm ngang trên tàu dùng để phóng tên lửa diệt hạm RGM-84 Harpoon, đây là những sát thủ của tàu chiến mặt nước.Để đối phó với tàu ngầm và tàu mặt nước chiến hạm này sử dụng hệ thống ống phóng ngư lôi cho phép phóng ra những siêu ngư lôi hạng nặng Mark 46, hiện nay loại ngư lôi này vẫn được đánh giá là một trong những ngư lôi gieo rắc sự kinh hoàng cho những tàu chiến nhất thế giới.Trên chiến hạm USS John S. McCain còn được trang bị pháo hạm cỡ nòng 127mm cho phép tầm tác chiến lên tới 37km. Tàu cũng bố trí hệ thống đánh chặn tầm gần là pháo bắn nhanh cỡ nòng 20mm.Ngoài ra, phía boong tàu còn thiết kế thêm khoang chứa máy bay trực thăng và sân đáp phục vụ cho đội trực thăng chống ngầm SH-60.
Đợt tuần hành tự do hàng hải của Hải quân Mỹ diễn ra ngay sau khi Ngoại trưởng Mike Pompeo thăm Nhật Bản hôm 6/10, nhằm tập hợp sự ủng hộ từ các đồng minh thân cận nhất của Washington ở châu Á, kêu gọi sự hợp tác sâu hơn nữa, nhằm chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc.
Một phát ngôn viên quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đã chỉ trích hành động của Mỹ là gây hấn.
Trong tháng 7, hai tàu sân bay USS Nimitz và USS Ronald Reagan đã tiến hành tập trận cùng lúc ở Biển Đông, trong động thái gây áp lực với Trung Quốc.
Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền phi lý chiếm tới 80% diện tích Biển Đông, dựa trên cái gọi là "đường chín đoạn" mơ hồ có từ những năm 1940 - điều đã bị cộng đồng quốc tế lên tiếng bác bỏ.
Trung Quốc đã dành nhiều năm để xây dựng các căn cứ quân sự trên thực thể bồi lấp phi pháp ở Biển Đông, nơi có trữ lượng dầu khí dồi dào, đồng thời còn là tuyến thương mại biển quan trọng.
Chiến hạm USS John S. McCain được hạ thủy từ 26-9-1992, đưa vào sử dụng từ 2-7-1994, lượng giãn nước tác chiến tối đa của khu trục hạm này là 8.700 tấn, với tốc độ trung bình 20 hải lý/giờ, tàu có thể hoạt động trong bán kính 8.150 km.
Khu trục hạm USS John S.McCain sử dụng 4 động cơ công suất lớn cho phép tàu đạt vận tốc 56km/h.
Tàu được trang bị các hệ thống ống phóng tên lửa MK-41 với 64 ống phóng tên lửa đứng cho phép có thể phóng các loại tên lửa như: trong đó đáng kể nhất là tên lửa hành trình đối đất tầm xa BGM-109 Tomahawk.
Tomahawk có tầm bắn lên tới hàng nghìn cây số, bay vào sâu trong lãnh thổ đối phương để hủy diệt đối phương, ngoài ra tàu còn trang bị tên lửa phòng không RIM-66, RIM 156 và tên lửa chống ngầm RUM-139.
Tên lửa chống ngầm RUM-139 có tầm bắn khoảng 22km sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính, cũng được phóng từ hệ thống Mk41.
Điểm đặc biệt nhất của tên lửa này là thay vì mang đầu đạn chứa thuốc nổ thì mang ngư lôi tự dẫn Mk46 hoặc Mk54. Khi RUM-139 bắn đến một vị trí nhất định thì tên lửa tự “giải phóng” cho quả ngư lôi tự tìm đến mục tiêu. Đây đều là những vũ khí nguy hiểm nhất hiện nay trong biên chế của Hải quân Mỹ.
8 ống phóng tên lửa nằm ngang trên tàu dùng để phóng tên lửa diệt hạm RGM-84 Harpoon, đây là những sát thủ của tàu chiến mặt nước.
Để đối phó với tàu ngầm và tàu mặt nước chiến hạm này sử dụng hệ thống ống phóng ngư lôi cho phép phóng ra những siêu ngư lôi hạng nặng Mark 46, hiện nay loại ngư lôi này vẫn được đánh giá là một trong những ngư lôi gieo rắc sự kinh hoàng cho những tàu chiến nhất thế giới.
Trên chiến hạm USS John S. McCain còn được trang bị pháo hạm cỡ nòng 127mm cho phép tầm tác chiến lên tới 37km. Tàu cũng bố trí hệ thống đánh chặn tầm gần là pháo bắn nhanh cỡ nòng 20mm.
Ngoài ra, phía boong tàu còn thiết kế thêm khoang chứa máy bay trực thăng và sân đáp phục vụ cho đội trực thăng chống ngầm SH-60.