Theo Báo cáo Sức mạnh Quân sự Trung Quốc năm 2020 của Lầu Năm Góc tiết lộ, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) là lực lượng thường trực lớn nhất thế giới với khoảng 915.000 binh sĩ tại ngũ, gần gấp đôi so với 486.000 quân của Mỹ.Báo cáo của Lầu Năm góc còn cho biết: Hải quân PLA cũng là lực lượng hải quân lớn nhất thế giới với lực lượng chiến đấu tổng thể khoảng 350 tàu chiến đấu mặt nước và tàu ngầm, bao gồm hơn 130 tàu chủ lực tác chiến mặt nước.Mục tiêu của lãnh đạo Trung Quốc là đưa PLA là trở thành một quân đội “đẳng cấp thế giới” vào cuối năm 2049; mục tiêu được Chủ tịch Tập Cận Bình, đồng thời là Chủ tịch Quân ủy Trung ương, công bố lần đầu tiên vào năm 2017.Từ dãy Himalaya đến Đông Hải, Trung Quốc đang “vận động cơ bắp quân sự” của họ, trong các tranh chấp lãnh thổ với hầu hết các nước láng giềng. Hiện Bắc Kinh có ngân sách quân sự khổng lồ lên tới 209,16 tỷ USD; lớn thứ hai thế giới và chỉ xếp sau Mỹ.Tuy nhiên, ngay cả khi đang “thắng lợi” về mặt quân số, PLA dường như đang thua thiệt về khía cạnh con người; trong đó yếu tố quan trọng nhất là tinh thần chiến đấu của quân đội, nhân tố quyết định “sự thành bại trên chiến trường”, đã bị xuống dốc một cách trầm trọng.Mặc dù yêu cầu quân đội hiện đại hóa của Trung Quốc cần những người lính có năng lực, có học thức để có thể khai thác, sử dụng những vũ khí trang bị hiện đại. Nhưng thực tế rõ ràng là ngày càng nhiều thanh niên thành thị, có trình độ học vấn cao, không muốn phục vụ trong quân đội lâu dài.Để giải quyết lỗ hổng này, PLA gần đây đã chuyển sang những học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông, nhưng không đủ tiêu chuẩn để được tuyển vào đại học để nhập ngũ.Quân đội Trung Quốc cũng tổ chức một đợt nhập ngũ bổ sung vào năm ngoái cho những sinh viên tốt nghiệp đại học, nhưng không tìm được việc làm. Tương tự như các quốc gia đang đối mặt với tình trạng thiếu nam giới, Trung Quốc cũng đã tuyển mộ nhiều nữ quân nhân hơn trong thập kỷ qua.Trong nhiều năm qua, có nhiều bằng chứng về việc tinh thần chiến đấu của lính Trung Quốc là không cao. Ví dụ như tại Nam Sudan năm 2016, một báo cáo dày 84 trang của "Trung tâm vì thường dân trong xung đột" cho biết, lính Trung Quốc đã bỏ chạy, thậm chí vừa chạy vừa cởi bỏ quần áo khi đối đầu với phiến quân.Hay như vào tháng 1/2018, một tàu ngầm Trung Quốc đang di chuyển dưới nước tại khu vực tiếp giáp quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư (hiện do Nhật Bản kiểm soát), đã bị Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản phát hiện.Tàu ngầm trên của Trung Quốc nhanh chóng nổi lên và giương cờ Trung Quốc. Truyền thông quốc tế cho rằng, thủy thủ đoàn lo sợ tàu của họ có thể bị tấn công phủ đầu.Ngoài ra, chính sách một con của Bắc Kinh được cho là một yếu tố quan trọng, nổi bật ảnh hưởng đến tinh thần chiến đấu của người lính. Một số lượng lớn binh sĩ PLA hiện nay đều thuộc các gia đình một con, họ là chỗ dựa duy nhất cho cha mẹ, thậm chí là ông bà khi về già.Trong năm 2012, số quân nhân đến từ các gia đình một con là 70%. Mặc dù đã nới lỏng chính sách, nhưng tỷ lệ vẫn không thay đổi nhiều; đây cũng không chỉ là vấn đề xã hội quan tâm của riêng của PLA mà còn của cả xã hội Trung Quốc.Bên cạnh đó, các giá trị văn hóa của Trung Quốc, khiến tìm nguồn quân nhân nhập ngũ trở thành vấn đề nan giải; khi hầu hết người Trung Quốc đều theo quan điểm của Nho gia và có quan niệm sâu đậm rằng, con cái phải chăm sóc tốt cho người lớn tuổi và thờ phụng tổ tiên. Gánh nặng phụng dưỡng bố mẹ, đang đè lên vai đứa con độc nhất.Với nhận thức rằng, không có ai khác để chăm sóc cha mẹ sau này và vướng vào tội “bất hiếu”, khiến những thanh niên này trở nên sợ rủi ro hơn nhiều. Họ có xu hướng chọn những công việc an toàn, được trả lương cao hơn, có thời gian hưởng thụ cuộc sống hơn là muốn gia nhập lực lượng vũ trang.Truyền thông thế giới đặc biệt chú ý đến lỗ hổng trong quân đội Trung Quốc, nhất là nhân tố “chính trị tinh thần” của người lính; lỗ hổng này đã lộ ra vào tháng 6/2020, tháng xảy ra cuộc đụng độ chết người ở Thung lũng Galwan, diễn ra giữa PLA và Quân đội Ấn Độ.Tuy nhiên, Trung Quốc đã và đang thực hiện các bước để đối phó với tinh thần kém cỏi của quân đội nước này; họ đang tích cực đầu tư vào vũ khí như UAV, tên lửa liên lục địa (ICBM), vũ khí siêu thanh (SLBM), mà còn tập trung nhiều hơn vào trí tuệ nhân tạo (AI) và chiến tranh mạng, để đảm bảo tổn thất nhân mạng trong xung đột là ít nhất có thể.Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đã ban hành luật để bảo vệ địa vị, quyền và lợi ích của các binh lính tham gia lực lượng vũ trang. Sau cuộc đụng độ ở Thung lũng Galwan, PLA đã xây dựng các trung tâm giải trí, để nâng cao tinh thần cho các binh sĩ đóng quân ở các khu vực có độ cao, khí hậu khắc nghiệt và đặc biệt nguy hiểm, giáp giới với Ấn Độ. Nguồn ảnh: QQ. Quân đội Trung Quốc tích cực nâng cấp khí tài, để có thể phát huy được chiến tranh phi đối xứng - nhằm tăng tối đa thương vong cho đối phương, nhưng giảm tối thiểu thương vong nhân mạng cho quân mình. Nguồn: CCTV.
Theo Báo cáo Sức mạnh Quân sự Trung Quốc năm 2020 của Lầu Năm Góc tiết lộ, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) là lực lượng thường trực lớn nhất thế giới với khoảng 915.000 binh sĩ tại ngũ, gần gấp đôi so với 486.000 quân của Mỹ.
Báo cáo của Lầu Năm góc còn cho biết: Hải quân PLA cũng là lực lượng hải quân lớn nhất thế giới với lực lượng chiến đấu tổng thể khoảng 350 tàu chiến đấu mặt nước và tàu ngầm, bao gồm hơn 130 tàu chủ lực tác chiến mặt nước.
Mục tiêu của lãnh đạo Trung Quốc là đưa PLA là trở thành một quân đội “đẳng cấp thế giới” vào cuối năm 2049; mục tiêu được Chủ tịch Tập Cận Bình, đồng thời là Chủ tịch Quân ủy Trung ương, công bố lần đầu tiên vào năm 2017.
Từ dãy Himalaya đến Đông Hải, Trung Quốc đang “vận động cơ bắp quân sự” của họ, trong các tranh chấp lãnh thổ với hầu hết các nước láng giềng. Hiện Bắc Kinh có ngân sách quân sự khổng lồ lên tới 209,16 tỷ USD; lớn thứ hai thế giới và chỉ xếp sau Mỹ.
Tuy nhiên, ngay cả khi đang “thắng lợi” về mặt quân số, PLA dường như đang thua thiệt về khía cạnh con người; trong đó yếu tố quan trọng nhất là tinh thần chiến đấu của quân đội, nhân tố quyết định “sự thành bại trên chiến trường”, đã bị xuống dốc một cách trầm trọng.
Mặc dù yêu cầu quân đội hiện đại hóa của Trung Quốc cần những người lính có năng lực, có học thức để có thể khai thác, sử dụng những vũ khí trang bị hiện đại. Nhưng thực tế rõ ràng là ngày càng nhiều thanh niên thành thị, có trình độ học vấn cao, không muốn phục vụ trong quân đội lâu dài.
Để giải quyết lỗ hổng này, PLA gần đây đã chuyển sang những học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông, nhưng không đủ tiêu chuẩn để được tuyển vào đại học để nhập ngũ.
Quân đội Trung Quốc cũng tổ chức một đợt nhập ngũ bổ sung vào năm ngoái cho những sinh viên tốt nghiệp đại học, nhưng không tìm được việc làm. Tương tự như các quốc gia đang đối mặt với tình trạng thiếu nam giới, Trung Quốc cũng đã tuyển mộ nhiều nữ quân nhân hơn trong thập kỷ qua.
Trong nhiều năm qua, có nhiều bằng chứng về việc tinh thần chiến đấu của lính Trung Quốc là không cao. Ví dụ như tại Nam Sudan năm 2016, một báo cáo dày 84 trang của "Trung tâm vì thường dân trong xung đột" cho biết, lính Trung Quốc đã bỏ chạy, thậm chí vừa chạy vừa cởi bỏ quần áo khi đối đầu với phiến quân.
Hay như vào tháng 1/2018, một tàu ngầm Trung Quốc đang di chuyển dưới nước tại khu vực tiếp giáp quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư (hiện do Nhật Bản kiểm soát), đã bị Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản phát hiện.
Tàu ngầm trên của Trung Quốc nhanh chóng nổi lên và giương cờ Trung Quốc. Truyền thông quốc tế cho rằng, thủy thủ đoàn lo sợ tàu của họ có thể bị tấn công phủ đầu.
Ngoài ra, chính sách một con của Bắc Kinh được cho là một yếu tố quan trọng, nổi bật ảnh hưởng đến tinh thần chiến đấu của người lính. Một số lượng lớn binh sĩ PLA hiện nay đều thuộc các gia đình một con, họ là chỗ dựa duy nhất cho cha mẹ, thậm chí là ông bà khi về già.
Trong năm 2012, số quân nhân đến từ các gia đình một con là 70%. Mặc dù đã nới lỏng chính sách, nhưng tỷ lệ vẫn không thay đổi nhiều; đây cũng không chỉ là vấn đề xã hội quan tâm của riêng của PLA mà còn của cả xã hội Trung Quốc.
Bên cạnh đó, các giá trị văn hóa của Trung Quốc, khiến tìm nguồn quân nhân nhập ngũ trở thành vấn đề nan giải; khi hầu hết người Trung Quốc đều theo quan điểm của Nho gia và có quan niệm sâu đậm rằng, con cái phải chăm sóc tốt cho người lớn tuổi và thờ phụng tổ tiên. Gánh nặng phụng dưỡng bố mẹ, đang đè lên vai đứa con độc nhất.
Với nhận thức rằng, không có ai khác để chăm sóc cha mẹ sau này và vướng vào tội “bất hiếu”, khiến những thanh niên này trở nên sợ rủi ro hơn nhiều. Họ có xu hướng chọn những công việc an toàn, được trả lương cao hơn, có thời gian hưởng thụ cuộc sống hơn là muốn gia nhập lực lượng vũ trang.
Truyền thông thế giới đặc biệt chú ý đến lỗ hổng trong quân đội Trung Quốc, nhất là nhân tố “chính trị tinh thần” của người lính; lỗ hổng này đã lộ ra vào tháng 6/2020, tháng xảy ra cuộc đụng độ chết người ở Thung lũng Galwan, diễn ra giữa PLA và Quân đội Ấn Độ.
Tuy nhiên, Trung Quốc đã và đang thực hiện các bước để đối phó với tinh thần kém cỏi của quân đội nước này; họ đang tích cực đầu tư vào vũ khí như UAV, tên lửa liên lục địa (ICBM), vũ khí siêu thanh (SLBM), mà còn tập trung nhiều hơn vào trí tuệ nhân tạo (AI) và chiến tranh mạng, để đảm bảo tổn thất nhân mạng trong xung đột là ít nhất có thể.
Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đã ban hành luật để bảo vệ địa vị, quyền và lợi ích của các binh lính tham gia lực lượng vũ trang. Sau cuộc đụng độ ở Thung lũng Galwan, PLA đã xây dựng các trung tâm giải trí, để nâng cao tinh thần cho các binh sĩ đóng quân ở các khu vực có độ cao, khí hậu khắc nghiệt và đặc biệt nguy hiểm, giáp giới với Ấn Độ. Nguồn ảnh: QQ.
Quân đội Trung Quốc tích cực nâng cấp khí tài, để có thể phát huy được chiến tranh phi đối xứng - nhằm tăng tối đa thương vong cho đối phương, nhưng giảm tối thiểu thương vong nhân mạng cho quân mình. Nguồn: CCTV.