Không quân Hoàng gia Na Uy (RNoAF) đã vận hành phi đội 6 máy bay vận tải hạng trung C-130H Hercules nhập khẩu từ Mỹ trong giai đoạn từ năm 1969 tới năm 2008.Sau khi loại biên, 5 chiếc C-130H đã được đưa tới căn cứ Davis-Monthan. Chúng được Đơn vị tái sử dụng và bảo trì hàng không vũ trụ (AMARG) số 309 đóng ở Tucson, Arizona của không quân Mỹ chịu trách nhiệm quản lý.Trong khi đó, máy bay C-130H thứ 6 được Na Uy đưa vào viện bảo tàng để trưng bày. Do cấu tạo khung thân vận tải cơ C-130H có độ bền rất lớn nên máy bay hoàn toàn đủ khả năng tái hoạt động sau khi trải qua quá trình đại tu.Sau hơn 8 năm lưu trữ trên đất Mỹ, Bộ Quốc phòng Na Uy đã quyết định bán thanh lý toàn bộ 5 chiếc C-130H Hercules của mình cho công ty Coulson Aviation của Mỹ.Theo thỏa thuận, 5 máy bay sẽ được bán với tổng số tiền chỉ là 4,5 triệu USD và sẽ được bàn giao vào cuối năm 2019 hoặc đầu năm 2020, như vậy đơn giá mỗi chiếc C-130H Hercules này chỉ là 0,9 triệu USD.Công ty Coulson Aviation sẽ sửa đổi các máy bay vận tải này trở thành phương tiện chữa cháy trên không và sẽ hiện đại hóa chúng với buồng lái kính tiên tiến cũng như các thiết bị khác tối ưu hóa cho nhiệm vụ mới.Đây có thể coi là một cái kết đầy may mắn cho những chiếc C-130H Hercules trên, bởi tại căn cứ Davis-Monthan còn nhiều máy bay khác của Mỹ cũng đang được lưu trữ nhưng chưa tìm được người mua lại.Lockheed Martin C-130 Hercules là loại máy bay vận tải chiến thuật hạng trung hoạt động trong không quân Mỹ và lực lượng vũ trang nhiều quốc gia khác trên thế giới.C-130 thực hiện chuyến bay đầu tiên ngày 23/8/1954, chính thức đưa vào trang bị ngày 9/12/1957, tính đến thời điểm hiện tại đã có hơn 2.600 chiếc được xuất xưởng và dây chuyền sản xuất vẫn đang tiếp tục vận hành.Vận tải cơ C-130H Hercules được điều khiển bởi kíp lái 3 người; máy bay có chiều dài 29,8 m; sải cánh 40,4 m; chiều cao 11,8 m; trọng lượng rỗng 34,2 tấn; trọng lượng cất cánh tối đa 79,3 tấn; tải trọng lớn nhất 18,9 tấn hoặc 92 lính dù.C-130H Hercules được trang bị 4 động cơ cánh quạt Rolls-Royce AE 2100D3 công suất 4.591 mã lực mỗi chiếc, cho tốc độ tối đa 721 km/h, tầm hoạt động 5.250 km, trần bay 10,6 km.Phần thân C-130 có khả năng tùy biến khá linh hoạt khiến nó đáp ứng được nhiều vai trò, bao gồm máy bay yểm trợ hỏa lực hạng nặng, tìm kiếm cứu hộ, nghiên cứu thời tiết, tiếp dầu trên không và máy bay cứu hỏa.Phương án mua lại những máy bay vận tải C-130H Hercules đang trong tình trạng lưu trữ được xem là một giải pháp tốt đối với những quốc gia muốn nâng cấp lực lượng không quân của mình.Nếu được bán thanh lý với giá rẻ, C-130 đã qua sử dụng hoàn toàn có thể đánh bật các loại máy bay vận tải chiến thuật hạng nhẹ hiện nay như C295M của châu Âu.
Không quân Hoàng gia Na Uy (RNoAF) đã vận hành phi đội 6 máy bay vận tải hạng trung C-130H Hercules nhập khẩu từ Mỹ trong giai đoạn từ năm 1969 tới năm 2008.
Sau khi loại biên, 5 chiếc C-130H đã được đưa tới căn cứ Davis-Monthan. Chúng được Đơn vị tái sử dụng và bảo trì hàng không vũ trụ (AMARG) số 309 đóng ở Tucson, Arizona của không quân Mỹ chịu trách nhiệm quản lý.
Trong khi đó, máy bay C-130H thứ 6 được Na Uy đưa vào viện bảo tàng để trưng bày. Do cấu tạo khung thân vận tải cơ C-130H có độ bền rất lớn nên máy bay hoàn toàn đủ khả năng tái hoạt động sau khi trải qua quá trình đại tu.
Sau hơn 8 năm lưu trữ trên đất Mỹ, Bộ Quốc phòng Na Uy đã quyết định bán thanh lý toàn bộ 5 chiếc C-130H Hercules của mình cho công ty Coulson Aviation của Mỹ.
Theo thỏa thuận, 5 máy bay sẽ được bán với tổng số tiền chỉ là 4,5 triệu USD và sẽ được bàn giao vào cuối năm 2019 hoặc đầu năm 2020, như vậy đơn giá mỗi chiếc C-130H Hercules này chỉ là 0,9 triệu USD.
Công ty Coulson Aviation sẽ sửa đổi các máy bay vận tải này trở thành phương tiện chữa cháy trên không và sẽ hiện đại hóa chúng với buồng lái kính tiên tiến cũng như các thiết bị khác tối ưu hóa cho nhiệm vụ mới.
Đây có thể coi là một cái kết đầy may mắn cho những chiếc C-130H Hercules trên, bởi tại căn cứ Davis-Monthan còn nhiều máy bay khác của Mỹ cũng đang được lưu trữ nhưng chưa tìm được người mua lại.
Lockheed Martin C-130 Hercules là loại máy bay vận tải chiến thuật hạng trung hoạt động trong không quân Mỹ và lực lượng vũ trang nhiều quốc gia khác trên thế giới.
C-130 thực hiện chuyến bay đầu tiên ngày 23/8/1954, chính thức đưa vào trang bị ngày 9/12/1957, tính đến thời điểm hiện tại đã có hơn 2.600 chiếc được xuất xưởng và dây chuyền sản xuất vẫn đang tiếp tục vận hành.
Vận tải cơ C-130H Hercules được điều khiển bởi kíp lái 3 người; máy bay có chiều dài 29,8 m; sải cánh 40,4 m; chiều cao 11,8 m; trọng lượng rỗng 34,2 tấn; trọng lượng cất cánh tối đa 79,3 tấn; tải trọng lớn nhất 18,9 tấn hoặc 92 lính dù.
C-130H Hercules được trang bị 4 động cơ cánh quạt Rolls-Royce AE 2100D3 công suất 4.591 mã lực mỗi chiếc, cho tốc độ tối đa 721 km/h, tầm hoạt động 5.250 km, trần bay 10,6 km.
Phần thân C-130 có khả năng tùy biến khá linh hoạt khiến nó đáp ứng được nhiều vai trò, bao gồm máy bay yểm trợ hỏa lực hạng nặng, tìm kiếm cứu hộ, nghiên cứu thời tiết, tiếp dầu trên không và máy bay cứu hỏa.
Phương án mua lại những máy bay vận tải C-130H Hercules đang trong tình trạng lưu trữ được xem là một giải pháp tốt đối với những quốc gia muốn nâng cấp lực lượng không quân của mình.
Nếu được bán thanh lý với giá rẻ, C-130 đã qua sử dụng hoàn toàn có thể đánh bật các loại máy bay vận tải chiến thuật hạng nhẹ hiện nay như C295M của châu Âu.