Với việc Mỹ đưa tới Hàn Quốc và Nhật Bản các máy bay ném bom chiến lược B-1B Lancer và thực hiện các phi vụ bay vào "sát nách" không phận Triều Tiên, câu hỏi lớn nhất hiện nay đó là liệu Không quân Triều Tiên có thể "vít cổ" các máy bay này của Mỹ hay không nếu chúng cố tình xâm phạm vào không phận Triều Tiên? Nguồn ảnh: Youtube.Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Quân đội Triều Tiên hiện đang có trong tay khoảng 56 chiếc tiêm kích MiG-23ML với trần bay 18.500 mét, bằng với trần bay tối đa của những máy bay ném bom chiến lược B-1B Lancer của Mỹ nên việc thực hiện đánh chặn B-1B Lancer là hoàn toàn khả thi. Nguồn ảnh: Airliner.Những chiếc MiG-23ML được xếp vào loại chiến đấu cơ đánh chặn trên không được sản xuất từ năm 1970 bởi Liên Xô hiện đang là những máy bay nòng cốt của lực lượng Không quân Triều Tiên. Nguồn ảnh: KCNA.Hình ảnh bộ đội tiêm kích MiG-23ML và MiG-29A của Không quân Triều Tiên trong một cuộc tập trận gần đây, nhìn hình ảnh này không ai có thể nghĩ rằng Không quân Triều Tiên lạc hậu. Nguồn ảnh: KCNA.Bên cạnh đó, Triều Tiên còn sở hữu 35 chiến đấu cơ MiG-29A. Những chiến đấu cơ MiG-29A có khả năng "mang vác" tới 4 tấn vũ khí và trần bay vào khoảng 18.000 mét cũng đủ để Không quân nước này tiếp cận và thực hiện đánh chặn các máy bay B-1B Lancer của Mỹ. Nguồn ảnh: Oryx.Trong trường hợp Mỹ cố tình vi phạm không phận của Triều Tiên, lực lượng lượng không quân nước này với những máy bay MiG-29A và MiG-23ML hoàn toàn có đủ khả năng ngăn chặn các máy bay ném bom chiến lược B-1B Lancer. Nguồn ảnh: KCNA.Mặc dù vậy, với các chiến đấu cơ F-15E có tầm bay cao tới 20.000 mét thì Không quân Triều Tiên dường như không có bất cứ máy bay nào có thể với tới độ cao này. Cần phải nói rõ thêm, các chiến đấu cơ F-15E của Không quân Mỹ hoàn toàn có khả năng mang theo bom nguyên tử. Nguồn ảnh: Pinterest.Ngoài khoảng 90 chiến đấu cơ MiG-29A và MiG-23ML, sức mạnh của Không quân Triều Tiên được đánh giá là yếu khi mà Bình Nhưỡng đang sở hữu quá nhiều chiến đấu cơ quá lạc hậu như những chiếc tiêm kích MiG-21. Nguồn ảnh: Pinterest.Trong tay Triều Tiên hiện tại đang là các chiến đấu cơ MiG-21 bao gồm nhiều phiên bản, có thể kể đến như MiG-21F-13, MiG-21PFM, MiG-21MF và MiG-21bis. Những máy bay MiG-21 dù có trần bay lên tới 17.500 mét nhưng được đánh giá là đã quá lỗi thời, không còn phù hợp với những cuộc không chiến trong bối cảnh hiện tại. Nguồn ảnh: Oryx.Một điểm bất lợi nữa của MiG-21 Triều Tiên khi không chiến hay tham gia đánh chặn máy bay Mỹ là nó có kho tên lửa không đối không quá nghèo nàn, họ có ít sự lựa chọn cho việc tấn công tầm xa với các tên lửa K-13, R-60, R-73 vốn có tầm bắn hiệu quả chỉ từ 10km đổ lại . Nguồn ảnh: Sina.Trong trường hợp bất đắc dĩ Không quân Triều Tiên cũng có thể triển khai cả cường kích Su-25 tham gia không chiến, mặc dù nó được thiết kế để tấn công mặt đất những vẫn có thể mang theo các tên lửa không đối không K-13, R-60, R-73. Nguồn ảnh: KCNA.Trần bay của Su-25 cũng khá hạn chế tối đa có thể đạt chỉ tầm 7.000m với bán kính tác chiến hiệu quả hơn 1.000km. Tốc độ bay của nó cũng bị giới hạn chỉ khoảng 975 km/h. Hoàn toàn không phù hợp cho không chiến. Nguồn ảnh: KCNA.Theo nhiều nguồn tin, tính tới năm 2015 phía Triều Tiên đang có trong tay khoảng 940 chiến đấu cơ các loại. Trong số đó, chỉ có khoảng 90 phi cơ loại MiG-29A và MiG-23ML được coi là có thể tác chiến tốt với các chiến đấu cơ Mỹ và Hàn Quốc, còn hơn 800 chiến đấu cơ còn lại phần lớn đã quá lỗi thời, không đủ yêu cầu trong tác chiến hiện đại. Nguồn ảnh: Mimilitary.
Với việc Mỹ đưa tới Hàn Quốc và Nhật Bản các máy bay ném bom chiến lược B-1B Lancer và thực hiện các phi vụ bay vào "sát nách" không phận Triều Tiên, câu hỏi lớn nhất hiện nay đó là liệu Không quân Triều Tiên có thể "vít cổ" các máy bay này của Mỹ hay không nếu chúng cố tình xâm phạm vào không phận Triều Tiên? Nguồn ảnh: Youtube.
Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Quân đội Triều Tiên hiện đang có trong tay khoảng 56 chiếc tiêm kích MiG-23ML với trần bay 18.500 mét, bằng với trần bay tối đa của những máy bay ném bom chiến lược B-1B Lancer của Mỹ nên việc thực hiện đánh chặn B-1B Lancer là hoàn toàn khả thi. Nguồn ảnh: Airliner.
Những chiếc MiG-23ML được xếp vào loại chiến đấu cơ đánh chặn trên không được sản xuất từ năm 1970 bởi Liên Xô hiện đang là những máy bay nòng cốt của lực lượng Không quân Triều Tiên. Nguồn ảnh: KCNA.
Hình ảnh bộ đội tiêm kích MiG-23ML và MiG-29A của Không quân Triều Tiên trong một cuộc tập trận gần đây, nhìn hình ảnh này không ai có thể nghĩ rằng Không quân Triều Tiên lạc hậu. Nguồn ảnh: KCNA.
Bên cạnh đó, Triều Tiên còn sở hữu 35 chiến đấu cơ MiG-29A. Những chiến đấu cơ MiG-29A có khả năng "mang vác" tới 4 tấn vũ khí và trần bay vào khoảng 18.000 mét cũng đủ để Không quân nước này tiếp cận và thực hiện đánh chặn các máy bay B-1B Lancer của Mỹ. Nguồn ảnh: Oryx.
Trong trường hợp Mỹ cố tình vi phạm không phận của Triều Tiên, lực lượng lượng không quân nước này với những máy bay MiG-29A và MiG-23ML hoàn toàn có đủ khả năng ngăn chặn các máy bay ném bom chiến lược B-1B Lancer. Nguồn ảnh: KCNA.
Mặc dù vậy, với các chiến đấu cơ F-15E có tầm bay cao tới 20.000 mét thì Không quân Triều Tiên dường như không có bất cứ máy bay nào có thể với tới độ cao này. Cần phải nói rõ thêm, các chiến đấu cơ F-15E của Không quân Mỹ hoàn toàn có khả năng mang theo bom nguyên tử. Nguồn ảnh: Pinterest.
Ngoài khoảng 90 chiến đấu cơ MiG-29A và MiG-23ML, sức mạnh của Không quân Triều Tiên được đánh giá là yếu khi mà Bình Nhưỡng đang sở hữu quá nhiều chiến đấu cơ quá lạc hậu như những chiếc tiêm kích MiG-21. Nguồn ảnh: Pinterest.
Trong tay Triều Tiên hiện tại đang là các chiến đấu cơ MiG-21 bao gồm nhiều phiên bản, có thể kể đến như MiG-21F-13, MiG-21PFM, MiG-21MF và MiG-21bis. Những máy bay MiG-21 dù có trần bay lên tới 17.500 mét nhưng được đánh giá là đã quá lỗi thời, không còn phù hợp với những cuộc không chiến trong bối cảnh hiện tại. Nguồn ảnh: Oryx.
Một điểm bất lợi nữa của MiG-21 Triều Tiên khi không chiến hay tham gia đánh chặn máy bay Mỹ là nó có kho tên lửa không đối không quá nghèo nàn, họ có ít sự lựa chọn cho việc tấn công tầm xa với các tên lửa K-13, R-60, R-73 vốn có tầm bắn hiệu quả chỉ từ 10km đổ lại . Nguồn ảnh: Sina.
Trong trường hợp bất đắc dĩ Không quân Triều Tiên cũng có thể triển khai cả cường kích Su-25 tham gia không chiến, mặc dù nó được thiết kế để tấn công mặt đất những vẫn có thể mang theo các tên lửa không đối không K-13, R-60, R-73. Nguồn ảnh: KCNA.
Trần bay của Su-25 cũng khá hạn chế tối đa có thể đạt chỉ tầm 7.000m với bán kính tác chiến hiệu quả hơn 1.000km. Tốc độ bay của nó cũng bị giới hạn chỉ khoảng 975 km/h. Hoàn toàn không phù hợp cho không chiến. Nguồn ảnh: KCNA.
Theo nhiều nguồn tin, tính tới năm 2015 phía Triều Tiên đang có trong tay khoảng 940 chiến đấu cơ các loại. Trong số đó, chỉ có khoảng 90 phi cơ loại MiG-29A và MiG-23ML được coi là có thể tác chiến tốt với các chiến đấu cơ Mỹ và Hàn Quốc, còn hơn 800 chiến đấu cơ còn lại phần lớn đã quá lỗi thời, không đủ yêu cầu trong tác chiến hiện đại. Nguồn ảnh: Mimilitary.