Trước buổi bình minh của các máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu bao gồm "Tempest" của Anh, máy bay chiến đấu bí mật của Mỹ trong chương trình NGAD, và các máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo được đề xuất của Nga và Trung Quốc; hầu hết trong số chúng sẽ có khả năng bay với tốc độ siêu âm mà không cần bật tăng lực.Trong khi Mỹ cùng với Nga đã thiết lập tốc độ và tiêu chuẩn cho sự phát triển của các máy bay chiến đấu thế hệ mới, thì nhiều loại trong số đó vẫn là máy bay chiến đấu của tương lai, mặc dù đã ra đời cách đây nhiều thập kỷ; nhưng tốc độ cuối cùng vẫn là một trong những yếu tố quan trọng, để phân biệt máy bay chiến đấu với một máy bay cánh quạt chạy bằng động cơ pít-tông.Và do đó, câu hỏi được đặt ra là quốc gia nào đứng đầu trong việc chế tạo máy bay chiến đấu có khả năng không chỉ có khả năng tàng hình, tính năng chiến đấu cao, mà tốc độ còn nhanh nhất?Máy bay do thám Blackbird SR-71 của Mỹ chắc chắn là máy bay nhanh nhất thế giới và vẫn giữ kỷ lục về tốc độ tối đa đối với máy bay động cơ phản lực; tuy nhiên SR-71 vẫn không phải là máy bay chiến đấu.Khi Mỹ đưa SR-71 vào sử dụng, Liên Xô đã bắt đầu nghiên cứu một loại máy bay chiến đấu, có thể được sử dụng như một máy bay đánh chặn được SR-71. Tuy nhiên, họ cần phải phù hợp với tốc độ của SR-71 để chống lại nó, và kết quả là MiG-25 Foxbat đã xuất hiện vào năm 1964.Theo nhà báo David Axe, viết trên National Interest, một tạp chí về các vấn đề quốc tế có trụ sở tại Washington: “Năm 1964, chiếc máy bay chiến đấu phản lực MiG-25 Foxbat của Liên Xô đã bay lần đầu tiên. Được thiết kế đặc biệt để đánh chặn máy bay do thám SR-71 của Không quân Mỹ, MiG-25 có thể đạt tốc độ Mach 2,8; gần gấp ba lần tốc độ âm thanh”.Còn theo thông tin từ tờ Business Insider, MiG-25 có thể duy trì tốc độ bay 2,8 Mach; và khi đạt tốc độ tối đa, nó có thể đạt tốc độ 3,2 Mach. Một tốc độ đáng nể, khi vật liệu chế tạo nó chủ yếu là bằng thép.MiG-25 Foxbat được thiết kế bởi Phòng thiết kế Mikoyan-Gurevich của Liên Xô, với nhiệm vụ trinh sát và đánh chặn. Đây là một trong những máy bay chiến đấu có tốc độ nhanh nhất, chính thức đi vào hoạt động năm 1970.Máy bay chiến đấu MiG-25 là một trong số ít máy bay chiến đấu được chế tạo chủ yếu bằng thép không gỉ và là máy bay cuối cùng được thiết kế bởi Người sáng lập MiG, đó là Tổng công trình sư lừng danh Mikhail Gurevich, trước khi ông nghỉ hưu. Tuy nhiên MiG-25 đã bị loại biên khi Liên Xô tan rã, và truyền nhân của nó về sau là MiG-31 hiện nay.Khi cuộc cạnh tranh Xô – Mỹ đang diễn ra gay gắt, hai bên đều muốn chứng tỏ sự vượt trội về khoa học quân sự, với việc Lầu Năm Góc nhận ra nhu cầu phát triển một máy bay chiến đấu có thể chứng tỏ ưu thế của nó so với tiêm kích MiG, đó là chiến đấu cơ hạng nặng F-15.Vào những năm 1980, tập đoàn hàng không vũ trụ khổng lồ McDonnell Douglas (nay là một công ty thuộc Boeing) của Mỹ, bắt đầu nghiên cứu các thiết kế cho một máy bay chiến đấu tiến công mặt đất, đó là F-15E Strike Eagle; một phiên bản của F-15 Eagle chiếm ưu thế trên không.F-15E Strike Eagle là loại máy bay chiến đấu tấn công đa năng trong mọi điều kiện thời tiết, F-15E Strike Eagle bay thử lần đầu tiên vào năm 1986 và đã chính thức được biên chế vào Không quân Mỹ vào năm 1989.F-15E Strike Eagle được phát triển để tiến công mặt đất tầm xa, tốc độ cao, mà không phụ thuộc vào máy bay hộ tống hoặc tác chiến điện tử (EW), có thể bay với tốc độ tối đa 3.017 km/giờ; F-15E đã nâng cao đáng kể khả năng tiến công mặt đất của Không quân Mỹ.Máy bay chiến đấu hạng nặng F-15 vẫn được đánh giá cao, mặc dù có sự hiện diện của F-35 và F-22 Raptors, hai loại máy bay chiến đấu tàng hình, được đánh giá tiên tiến nhất trên thế giới; hiện F-15 vẫn là loại chiến đấu cơ chủ lực của Không quân Mỹ.“Trong gần ba thập kỷ, tiêm kích F-15 Eagle được coi là vị vua không thể tranh cãi của bầu trời, cho đến khi chiếc tiêm kích tàng hình F-22 ra mắt và thay thế chiếc F-15, đảm nhiệm chiến đấu cơ chiếm ưu thế trên không mạnh nhất của Không quân Mỹ”, nhà phân tích quốc phòng Kyle Mizokami viết trên National InterestNgay cả ngày nay, một chiếc F-15 được hiện đại hóa vẫn được coi là một đối thủ đáng gờm, và nhà sản xuất Boeing vẫn tiếp tục phát triển phiên bản mới nhất là F-15EX; đảm bảo cho loại chiến đấu cơ này có thể hoạt động tốt trong suốt một thế kỷ; Kyle Mizokami viết trên National Interest.Gần đây Không quân Mỹ đã mua 8 máy bay chiến đấu F-15EX của Boeing, với số tiền gần 1,2 tỷ USD và trong tương lai gần là 200 chiếc. Như vậy F-15EX vẫn còn tương lai rất lớn.Như vậy những chiếc F-15E, cùng với những chiếc F-22 và F-35 của Mỹ là những chiến đấu đấu cơ có khả năng bay tốc độ siêu âm mà không cần bật tăng lực; cùng những chiếc MiG-25 và sau này là MiG-31 của Nga, vẫn là những chiến đấu cơ có tốc độ nhanh nhất, công nghệ tiên tiến nhất; chúng có thể là chiến đấu cơ thế hệ 4 hoặc 5, mặc dù có loại đã ra đời hơn nửa thế kỷ. Nguồn ảnh: Pinterest. Chiến đấu cơ MiG-25 - tiêm kích từng thống trị bầu trời một thời, tới nay vẫn là đối thủ đáng nể về mặt tốc độ với nhiều loại tiêm kích của thế kỷ 21. Nguồn: TheArchive.
Trước buổi bình minh của các máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu bao gồm "Tempest" của Anh, máy bay chiến đấu bí mật của Mỹ trong chương trình NGAD, và các máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo được đề xuất của Nga và Trung Quốc; hầu hết trong số chúng sẽ có khả năng bay với tốc độ siêu âm mà không cần bật tăng lực.
Trong khi Mỹ cùng với Nga đã thiết lập tốc độ và tiêu chuẩn cho sự phát triển của các máy bay chiến đấu thế hệ mới, thì nhiều loại trong số đó vẫn là máy bay chiến đấu của tương lai, mặc dù đã ra đời cách đây nhiều thập kỷ; nhưng tốc độ cuối cùng vẫn là một trong những yếu tố quan trọng, để phân biệt máy bay chiến đấu với một máy bay cánh quạt chạy bằng động cơ pít-tông.
Và do đó, câu hỏi được đặt ra là quốc gia nào đứng đầu trong việc chế tạo máy bay chiến đấu có khả năng không chỉ có khả năng tàng hình, tính năng chiến đấu cao, mà tốc độ còn nhanh nhất?
Máy bay do thám Blackbird SR-71 của Mỹ chắc chắn là máy bay nhanh nhất thế giới và vẫn giữ kỷ lục về tốc độ tối đa đối với máy bay động cơ phản lực; tuy nhiên SR-71 vẫn không phải là máy bay chiến đấu.
Khi Mỹ đưa SR-71 vào sử dụng, Liên Xô đã bắt đầu nghiên cứu một loại máy bay chiến đấu, có thể được sử dụng như một máy bay đánh chặn được SR-71. Tuy nhiên, họ cần phải phù hợp với tốc độ của SR-71 để chống lại nó, và kết quả là MiG-25 Foxbat đã xuất hiện vào năm 1964.
Theo nhà báo David Axe, viết trên National Interest, một tạp chí về các vấn đề quốc tế có trụ sở tại Washington: “Năm 1964, chiếc máy bay chiến đấu phản lực MiG-25 Foxbat của Liên Xô đã bay lần đầu tiên. Được thiết kế đặc biệt để đánh chặn máy bay do thám SR-71 của Không quân Mỹ, MiG-25 có thể đạt tốc độ Mach 2,8; gần gấp ba lần tốc độ âm thanh”.
Còn theo thông tin từ tờ Business Insider, MiG-25 có thể duy trì tốc độ bay 2,8 Mach; và khi đạt tốc độ tối đa, nó có thể đạt tốc độ 3,2 Mach. Một tốc độ đáng nể, khi vật liệu chế tạo nó chủ yếu là bằng thép.
MiG-25 Foxbat được thiết kế bởi Phòng thiết kế Mikoyan-Gurevich của Liên Xô, với nhiệm vụ trinh sát và đánh chặn. Đây là một trong những máy bay chiến đấu có tốc độ nhanh nhất, chính thức đi vào hoạt động năm 1970.
Máy bay chiến đấu MiG-25 là một trong số ít máy bay chiến đấu được chế tạo chủ yếu bằng thép không gỉ và là máy bay cuối cùng được thiết kế bởi Người sáng lập MiG, đó là Tổng công trình sư lừng danh Mikhail Gurevich, trước khi ông nghỉ hưu. Tuy nhiên MiG-25 đã bị loại biên khi Liên Xô tan rã, và truyền nhân của nó về sau là MiG-31 hiện nay.
Khi cuộc cạnh tranh Xô – Mỹ đang diễn ra gay gắt, hai bên đều muốn chứng tỏ sự vượt trội về khoa học quân sự, với việc Lầu Năm Góc nhận ra nhu cầu phát triển một máy bay chiến đấu có thể chứng tỏ ưu thế của nó so với tiêm kích MiG, đó là chiến đấu cơ hạng nặng F-15.
Vào những năm 1980, tập đoàn hàng không vũ trụ khổng lồ McDonnell Douglas (nay là một công ty thuộc Boeing) của Mỹ, bắt đầu nghiên cứu các thiết kế cho một máy bay chiến đấu tiến công mặt đất, đó là F-15E Strike Eagle; một phiên bản của F-15 Eagle chiếm ưu thế trên không.
F-15E Strike Eagle là loại máy bay chiến đấu tấn công đa năng trong mọi điều kiện thời tiết, F-15E Strike Eagle bay thử lần đầu tiên vào năm 1986 và đã chính thức được biên chế vào Không quân Mỹ vào năm 1989.
F-15E Strike Eagle được phát triển để tiến công mặt đất tầm xa, tốc độ cao, mà không phụ thuộc vào máy bay hộ tống hoặc tác chiến điện tử (EW), có thể bay với tốc độ tối đa 3.017 km/giờ; F-15E đã nâng cao đáng kể khả năng tiến công mặt đất của Không quân Mỹ.
Máy bay chiến đấu hạng nặng F-15 vẫn được đánh giá cao, mặc dù có sự hiện diện của F-35 và F-22 Raptors, hai loại máy bay chiến đấu tàng hình, được đánh giá tiên tiến nhất trên thế giới; hiện F-15 vẫn là loại chiến đấu cơ chủ lực của Không quân Mỹ.
“Trong gần ba thập kỷ, tiêm kích F-15 Eagle được coi là vị vua không thể tranh cãi của bầu trời, cho đến khi chiếc tiêm kích tàng hình F-22 ra mắt và thay thế chiếc F-15, đảm nhiệm chiến đấu cơ chiếm ưu thế trên không mạnh nhất của Không quân Mỹ”, nhà phân tích quốc phòng Kyle Mizokami viết trên National Interest
Ngay cả ngày nay, một chiếc F-15 được hiện đại hóa vẫn được coi là một đối thủ đáng gờm, và nhà sản xuất Boeing vẫn tiếp tục phát triển phiên bản mới nhất là F-15EX; đảm bảo cho loại chiến đấu cơ này có thể hoạt động tốt trong suốt một thế kỷ; Kyle Mizokami viết trên National Interest.
Gần đây Không quân Mỹ đã mua 8 máy bay chiến đấu F-15EX của Boeing, với số tiền gần 1,2 tỷ USD và trong tương lai gần là 200 chiếc. Như vậy F-15EX vẫn còn tương lai rất lớn.
Như vậy những chiếc F-15E, cùng với những chiếc F-22 và F-35 của Mỹ là những chiến đấu đấu cơ có khả năng bay tốc độ siêu âm mà không cần bật tăng lực; cùng những chiếc MiG-25 và sau này là MiG-31 của Nga, vẫn là những chiến đấu cơ có tốc độ nhanh nhất, công nghệ tiên tiến nhất; chúng có thể là chiến đấu cơ thế hệ 4 hoặc 5, mặc dù có loại đã ra đời hơn nửa thế kỷ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Chiến đấu cơ MiG-25 - tiêm kích từng thống trị bầu trời một thời, tới nay vẫn là đối thủ đáng nể về mặt tốc độ với nhiều loại tiêm kích của thế kỷ 21. Nguồn: TheArchive.