Theo thông tin được TASS xác nhận tại triển lãm hàng không Dubai 2017, phía Mikoyan đã cho biết quá trình thử nghiệm máy bay MiG-35 của hãng sẽ kết thúc trong năm 2017 này, còn quá trình sản xuất sẽ được khởi động vào đầu năm sau. Nguồn ảnh: Tass.Điều này đồng nghĩa với việc sau hơn 20 năm MiG-35 đã tìm được cho mình một tương lai rõ ràng ít nhất là tại Nga, còn phía Mikoyan cũng thở phào nhẹ nhõm khi quá trình thử nghiệm MiG-35 kết thúc cũng như bắt đầu khởi động các đơn hàng đầu tiên cho dòng chiến đấu cơ này. Nguồn ảnh: Wiki.Cũng theo phía TASS đưa tin, Không quân Nga sẽ là khách hàng đầu tiên mua phi cơ MiG-35 của Mikoyan với số lượng khoảng 24 chiếc trong thời gian từ nay tới năm 2020. Nguồn ảnh: National.Máy bay tiêm kích MiG-35 do Tập đoàn Mikoyan nghiên cứu phát triển trên cơ sở khung thân tiêm kích MiG-29M/M2 tích hợp những công nghệ của máy bay thế hệ 5 tạo nên mẫu tiêm kích thế hệ 4++ (hay 4,5). Loại máy bay này đã được phía Mikoyan giới thiệu từ năm 2007. Nguồn ảnh: Indian.MiG-35 có khả năng đạt tốc độ tối đa ở trần bay cao 2.400km/h, trần bay thấp là 1.450km/h, tầm bay cực đại (với 3 thùng dầu phụ) lên tới 3.100km, bán kính chiến đấu (mang vũ khí) đạt tới 1.000km - vượt trội F-16 của Mỹ. Đặc biệt, vận tốc leo cao của MiG-35 lên tới 330m/s, vượt xa Su-30 (230m/s) và F-16 (254m/s). Nguồn ảnh: Popular.Tiêm kích đa năng MiG-35 còn được trang bị hệ thống radar quét mảng pha điện tử chủ động (AESA) Zhuk-AE.Radar này có tầm hoạt động lên tới 120km có thể theo dõi 30 mục tiêu cùng một lúc và thực hiện tấn công đồng thời 6 mục tiêu trong số đó bằng các tên lửa không đối không. Nguồn ảnh: Quora.Khả năng mang vác vũ khí của MiG-35 cũng không thua kém nhiều Su-30/35 với tải trọng 7 tấn vũ khí cùng 9 điểm treo (cánh và thân) cho phép mang tối đa 4 tên lửa không đối không tầm trung R-27 hoặc 8 tên lửa không đối không tầm ngắn R-73 hoặc 8 tên lửa không đối không dẫn đường radar chủ động R-77 hoặc kết hợp 4 quả R-27 với hai quả R-73 hoặc kết hợp với R-77 tương tự. Nguồn ảnh: Military.Nếu so với Su-30 thì thiết kế MiG-35 hơi kém ở khả năng tác chiến đa nhiệm với nhiệm vụ đối đất và đối hải. Tuy nhiên, nếu so về khả năng không chiến thì MiG-35 được các chuyên gia Nga - Ấn Độ tin rằng vượt trội Su-30 và ngang ngửa cả F-22 của Mỹ. Nguồn ảnh: Weapons.Hiện tại, mới chỉ có Không quân Nga và Không quân Ai Cập đã "chồng tiền" cho Mikoyan để đặt mua các chiến đấu cơ MiG-35 trong tương lai. Nguồn ảnh: Sputnik.Mặc dù là khách hàng tiềm năng của Nga nhưng Ấn Độ và Trung Quốc dường như lại đứng ngoài cuộc chơi lớn mang tên MiG-35 này. Nguồn ảnh: Aino.Mặc dù vậy, phía Nga vẫn đang tích cực tiếp cận với Ấn Độ để xúc tiến việc ký kết hợp đồng mua bán MiG-35 giữa hai nước trong tương lai khi mà dây chuyền sản xuất hàng loạt của MiG-35 sắp được khởi động. Nguồn ảnh: Aino.
Theo thông tin được TASS xác nhận tại triển lãm hàng không Dubai 2017, phía Mikoyan đã cho biết quá trình thử nghiệm máy bay MiG-35 của hãng sẽ kết thúc trong năm 2017 này, còn quá trình sản xuất sẽ được khởi động vào đầu năm sau. Nguồn ảnh: Tass.
Điều này đồng nghĩa với việc sau hơn 20 năm MiG-35 đã tìm được cho mình một tương lai rõ ràng ít nhất là tại Nga, còn phía Mikoyan cũng thở phào nhẹ nhõm khi quá trình thử nghiệm MiG-35 kết thúc cũng như bắt đầu khởi động các đơn hàng đầu tiên cho dòng chiến đấu cơ này. Nguồn ảnh: Wiki.
Cũng theo phía TASS đưa tin, Không quân Nga sẽ là khách hàng đầu tiên mua phi cơ MiG-35 của Mikoyan với số lượng khoảng 24 chiếc trong thời gian từ nay tới năm 2020. Nguồn ảnh: National.
Máy bay tiêm kích MiG-35 do Tập đoàn Mikoyan nghiên cứu phát triển trên cơ sở khung thân tiêm kích MiG-29M/M2 tích hợp những công nghệ của máy bay thế hệ 5 tạo nên mẫu tiêm kích thế hệ 4++ (hay 4,5). Loại máy bay này đã được phía Mikoyan giới thiệu từ năm 2007. Nguồn ảnh: Indian.
MiG-35 có khả năng đạt tốc độ tối đa ở trần bay cao 2.400km/h, trần bay thấp là 1.450km/h, tầm bay cực đại (với 3 thùng dầu phụ) lên tới 3.100km, bán kính chiến đấu (mang vũ khí) đạt tới 1.000km - vượt trội F-16 của Mỹ. Đặc biệt, vận tốc leo cao của MiG-35 lên tới 330m/s, vượt xa Su-30 (230m/s) và F-16 (254m/s). Nguồn ảnh: Popular.
Tiêm kích đa năng MiG-35 còn được trang bị hệ thống radar quét mảng pha điện tử chủ động (AESA) Zhuk-AE.Radar này có tầm hoạt động lên tới 120km có thể theo dõi 30 mục tiêu cùng một lúc và thực hiện tấn công đồng thời 6 mục tiêu trong số đó bằng các tên lửa không đối không. Nguồn ảnh: Quora.
Khả năng mang vác vũ khí của MiG-35 cũng không thua kém nhiều Su-30/35 với tải trọng 7 tấn vũ khí cùng 9 điểm treo (cánh và thân) cho phép mang tối đa 4 tên lửa không đối không tầm trung R-27 hoặc 8 tên lửa không đối không tầm ngắn R-73 hoặc 8 tên lửa không đối không dẫn đường radar chủ động R-77 hoặc kết hợp 4 quả R-27 với hai quả R-73 hoặc kết hợp với R-77 tương tự. Nguồn ảnh: Military.
Nếu so với Su-30 thì thiết kế MiG-35 hơi kém ở khả năng tác chiến đa nhiệm với nhiệm vụ đối đất và đối hải. Tuy nhiên, nếu so về khả năng không chiến thì MiG-35 được các chuyên gia Nga - Ấn Độ tin rằng vượt trội Su-30 và ngang ngửa cả F-22 của Mỹ. Nguồn ảnh: Weapons.
Hiện tại, mới chỉ có Không quân Nga và Không quân Ai Cập đã "chồng tiền" cho Mikoyan để đặt mua các chiến đấu cơ MiG-35 trong tương lai. Nguồn ảnh: Sputnik.
Mặc dù là khách hàng tiềm năng của Nga nhưng Ấn Độ và Trung Quốc dường như lại đứng ngoài cuộc chơi lớn mang tên MiG-35 này. Nguồn ảnh: Aino.
Mặc dù vậy, phía Nga vẫn đang tích cực tiếp cận với Ấn Độ để xúc tiến việc ký kết hợp đồng mua bán MiG-35 giữa hai nước trong tương lai khi mà dây chuyền sản xuất hàng loạt của MiG-35 sắp được khởi động. Nguồn ảnh: Aino.