Tại triển lãm hàng không Chu Hải 2016 tại Trung Quốc, Tổng công ty Fazotron-NIIR (công ty con của Tập đoàn vô tuyến điện tử KRET) đã bất ngờ giới thiệu mẫu radar mạng pha điện tử chủ động (AESA) Zhuk-AMEh dành cho dòng tiêm kích đa năng MiG-35 và các phiên bản nâng cấp của MiG-29. Nguồn ảnh: N NovichkovTheo quan chức giấu tên của công nghiệp quốc phòng Nga, radar Zhuk-AMEh có thể theo dõi 30 mục tiêu và dẫn đường cho vũ khí hạ 6 mục tiêu trên không và 4 mục tiêu dưới mặt đất cùng lúc. Đây là thế hệ radar mới nhất dành cho dòng tiêm kích MiG-29/35. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin"Radar có khả năng kháng nhiễu mạnh, làm việc được trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt và các khu vực hỗn tạp. Zhuk-AMEh có thể phát hiện mục tiêu không đối không và không đối đất cùng lúc, xác định và theo dõi một và một nhóm mục tiêu, tấn công nhiều đối tượng bằng vũ khí chính xác cao, có thể chuyển dữ liệu tới máy bay khác và tiến hành tác chiến điện tử", nguồn tin cho biết. Nguồn ảnh: AusairpowerNhững tính năng của Zhuk-AMEh đã được cải thiện khoảng 50% so với các thế hệ trước đó của dòng radar Zhuk. "Hiện nay, một máy bay chiến đấu MiG-29 với Zhuk có thể phát hiện mục tiêu trên không ở cự ly 180km", nguồn tin cho biết, "trong khi Zhuk-AMEh có phạm vi phát hiện đến 260km". Nguồn ảnh: AusairpowerĐáng chú ý, loại radar mới này được chế tạo theo công nghệ LTCC (đế gốm dùng để gắn mọi linh kiện của IC, nhiệt độ thấp), radar chỉ có trọng lượng khoảng 100kg, kích thước nhỏ gọn, rất dễ để gắn lên tiêm kích MiG-29, MiG-35 và các loại tiêm kích khác. Nguồn ảnh: AusairpowerĐặc biệt, mẫu radar Zhuk-AMEh đã được cho phép xuất khẩu. Điều đó cho thấy, ngoài việc giới thiệu sự ưu việt của tiêm kích MiG-35 với radar mới, có thể Nga hướng tới việc chào hàng Zhuk-AMEh cho Trung Quốc (trang bị trên các tiêm kích nội địa của nước này như J-10) và đối tác tiềm năng tương lai. Nguồn ảnh: AusairpowerViệc giới thiệu mẫu radar mới cho thấy Nga đang nỗ lực hơn nữa trong việc tiếp thị sản phẩm tiêm kích chiếm ưu thế trên không MiG-35 tới các quốc gia tiềm năng. Dù có nhiều tính năng ngang ngửa dòng Su-30/35, thế nhưng đến nay MiG-35 vẫn lận đận trên con đường tìm kiếm các hợp đồng. Ngay cả Bộ Quốc phòng Nga cũng không mấy mặn mà với việc mua MiG-35. Nguồn ảnh: AusairpowerMiG-35 là tiêm kích đa năng, chiếm ưu thế trên không được xếp vào thế hệ chiến đấu cơ 4++ (có tính năng máy bay thế hệ 5) do Tổng công ty MiG phát triển và giới thiệu từ năm 2007.Máy bay MiG-35 sở hữu đầy đủ tính năng mạnh mẽ tương đương Su-35 với radar mạng pha chủ động, động cơ phản lực có kiểm soát véc tơ lực đẩy toàn phần RD-33MK. Nguồn ảnh: WikiMiG-35 đạt tốc độ tối đa đến 2.400km/h ở trần bay cao, 1.450km/h ở độ cao thấp, bán kính tác chiến đến 1.000km, trần bay 17,5km, tốc độ leo cao 330m/s (vượt trội Su-35, Rafale, Typhoon). Nguồn ảnh: WikiTuy nhiên, tải trọng vũ khí thì kém hơn so với Su-35 và các máy bay thế hệ 4 của phương Tây khi MiG-35 chỉ mang được 7 tấn. Nguồn ảnh: Ausairpower
Tại triển lãm hàng không Chu Hải 2016 tại Trung Quốc, Tổng công ty Fazotron-NIIR (công ty con của Tập đoàn vô tuyến điện tử KRET) đã bất ngờ giới thiệu mẫu radar mạng pha điện tử chủ động (AESA) Zhuk-AMEh dành cho dòng tiêm kích đa năng MiG-35 và các phiên bản nâng cấp của MiG-29. Nguồn ảnh: N Novichkov
Theo quan chức giấu tên của công nghiệp quốc phòng Nga, radar Zhuk-AMEh có thể theo dõi 30 mục tiêu và dẫn đường cho vũ khí hạ 6 mục tiêu trên không và 4 mục tiêu dưới mặt đất cùng lúc. Đây là thế hệ radar mới nhất dành cho dòng tiêm kích MiG-29/35. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin
"Radar có khả năng kháng nhiễu mạnh, làm việc được trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt và các khu vực hỗn tạp. Zhuk-AMEh có thể phát hiện mục tiêu không đối không và không đối đất cùng lúc, xác định và theo dõi một và một nhóm mục tiêu, tấn công nhiều đối tượng bằng vũ khí chính xác cao, có thể chuyển dữ liệu tới máy bay khác và tiến hành tác chiến điện tử", nguồn tin cho biết. Nguồn ảnh: Ausairpower
Những tính năng của Zhuk-AMEh đã được cải thiện khoảng 50% so với các thế hệ trước đó của dòng radar Zhuk. "Hiện nay, một máy bay chiến đấu MiG-29 với Zhuk có thể phát hiện mục tiêu trên không ở cự ly 180km", nguồn tin cho biết, "trong khi Zhuk-AMEh có phạm vi phát hiện đến 260km". Nguồn ảnh: Ausairpower
Đáng chú ý, loại radar mới này được chế tạo theo công nghệ LTCC (đế gốm dùng để gắn mọi linh kiện của IC, nhiệt độ thấp), radar chỉ có trọng lượng khoảng 100kg, kích thước nhỏ gọn, rất dễ để gắn lên tiêm kích MiG-29, MiG-35 và các loại tiêm kích khác. Nguồn ảnh: Ausairpower
Đặc biệt, mẫu radar Zhuk-AMEh đã được cho phép xuất khẩu. Điều đó cho thấy, ngoài việc giới thiệu sự ưu việt của tiêm kích MiG-35 với radar mới, có thể Nga hướng tới việc chào hàng Zhuk-AMEh cho Trung Quốc (trang bị trên các tiêm kích nội địa của nước này như J-10) và đối tác tiềm năng tương lai. Nguồn ảnh: Ausairpower
Việc giới thiệu mẫu radar mới cho thấy Nga đang nỗ lực hơn nữa trong việc tiếp thị sản phẩm tiêm kích chiếm ưu thế trên không MiG-35 tới các quốc gia tiềm năng. Dù có nhiều tính năng ngang ngửa dòng Su-30/35, thế nhưng đến nay MiG-35 vẫn lận đận trên con đường tìm kiếm các hợp đồng. Ngay cả Bộ Quốc phòng Nga cũng không mấy mặn mà với việc mua MiG-35. Nguồn ảnh: Ausairpower
MiG-35 là tiêm kích đa năng, chiếm ưu thế trên không được xếp vào thế hệ chiến đấu cơ 4++ (có tính năng máy bay thế hệ 5) do Tổng công ty MiG phát triển và giới thiệu từ năm 2007.
Máy bay MiG-35 sở hữu đầy đủ tính năng mạnh mẽ tương đương Su-35 với radar mạng pha chủ động, động cơ phản lực có kiểm soát véc tơ lực đẩy toàn phần RD-33MK. Nguồn ảnh: Wiki
MiG-35 đạt tốc độ tối đa đến 2.400km/h ở trần bay cao, 1.450km/h ở độ cao thấp, bán kính tác chiến đến 1.000km, trần bay 17,5km, tốc độ leo cao 330m/s (vượt trội Su-35, Rafale, Typhoon). Nguồn ảnh: Wiki
Tuy nhiên, tải trọng vũ khí thì kém hơn so với Su-35 và các máy bay thế hệ 4 của phương Tây khi MiG-35 chỉ mang được 7 tấn. Nguồn ảnh: Ausairpower