Khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ vào tháng 2 năm ngoái, lực lượng Không quân Nga đã đóng vai trò quan trọng; sau đó Không quân Nga đã rơi vào bế tắc và thậm chí là khủng hoảng, khi họ thiếu vũ khí dẫn đường chính xác phóng từ xa, dẫn đến hàng loạt chiến đấu cơ bị phòng không tầm thấp của Ukraine bắn hạ bằng tên lửa phòng không mang vác (MANPAD). Tạp chí Reporter của Nga nhận định, trong thời gian qua, lực lượng không quân chiến đấu của Nga đã tăng cường độ các cuộc không kích bằng cách sử dụng bom có gắn mô-đun cánh lượn điều khiển và hiệu chỉnh (UMPC) tại chiến trường Ukraine. Chính loại bom lượn cải tiến, cùng với UAV tự sát Lancet, là mối đe dọa lớn nhất đối với vũ khí và các vị trí kiên cố của Quân đội Ukraine. Loại bom lượn có điều khiển của Nga, thực chất là loại bom thường, nhưng có gắn thêm mô-đun điều khiển, tương tự như bom thông minh JDAM-ER của Mỹ; tuy nhiên cũng phải thừa nhận, riêng về vũ khí này, Nga đi sau Mỹ gần 30 năm. Loại bom lượn có điều khiển của Nga hiện nay chủ yếu trang bị cho máy bay tiêm kích bom Su-34, với nhiệm vụ chủ yếu là đánh phá các điểm triển khai binh lực tạm thời, nơi tập trung quân và trận địa pháo binh của Ukraine, mà không phải bay vào khu vực sát thương của các loại tên lửa phòng không tầm thấp. Các loại bom có điều khiển của Nga thường là loại 500 kg (thừa hưởng từ Liên Xô), ngoài ra còn có bom 1.000 kg và thậm chí là 1.500 kg; tuy nhiên thời gian bay của đến mục tiêu chỉ trong vài phút, khiến phòng không Ukraine không có cơ hội đánh chặn. Chiến thuật sử dụng bom với UMPC của Không quân Nga đang dần được hoàn thiện. Kho bom FAB-500 trong kho vũ khí của Nga rất lớn, điều này cho phép Không quân Nga sử dụng rộng rãi "bom thông minh" nhiều hơn và thường xuyên hơn trên chiến trường Ukraine.Việc tiến hành các cuộc tấn công tập trung với việc tiêu diệt đồng thời hàng chục mục tiêu, sẽ có thể phá vỡ kế hoạch của Ukraine trước khi họ bắt đầu thực hiện. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi đáng kể cho việc thực hiện các nhiệm vụ của các đơn vị mặt đất cả về phòng thủ và tấn công. Việc Nga tổ chức trinh sát trên không nhanh và chính xác, kết hợp với khả năng tấn công ngay lập tức các mục tiêu được phát hiện, khiến việc lập kế hoạch chiến lược và tái triển khai quân của Ukraine trở nên khó khăn hơn nhiều so với trước. Hồi tháng 8, một quân nhân Ukraine tiết lộ với phóng viên của tờ Forbes của Mỹ đã thừa nhận, loại “bom thông minh” của Nga, đã thực sự "gây ra nỗi sợ hãi lớn nhất" trong cuộc đối đầu giữa 2 phía trong vài tháng qua.Một người lính Ukraine tên là Olexandr Solon'ko nói với Forbes: "Các quả bom dẫn đường của Nga là một trong những nỗi sợ hãi lớn nhất; họ sử dụng chúng một cách rộng rãi. Tôi không bình luận về độ chính xác của vũ khí này, nhưng chúng rất uy lực". Bom thông minh của Nga là câu trả lời cho việc Mỹ cung cấp bom JDAM-ER cho Ukraine. Nếu bom JDAM-ER sử dụng hệ thống dẫn đường GPS thì các thiết bị UMPK Nga lắp lên bom thông minh sử dụng hệ thống định vị GLONASS của chính Nga. Những mô-đun UMPK giúp Nga biến các quả bom không dẫn đường thành bom thông minh. Theo Forbes, cơ chế dẫn đường của UMPK không chính xác một cách tuyệt đối, tuy nhiên điều này là không quá cần thiết, khi các quả bom Nga mang theo 907kg thuốc nổ bên trong?Một ưu điểm quan trọng là “bom lượn thông minh” của Nga có giá rất rẻ. Theo truyền thông Nga, một thiết bị UMPK có giá khoảng 24.000 USD, cộng với bom hàng không, thì giá thành chưa đến 100.000 USD, rẻ hơn rất nhiều các vũ khí tấn công chính xác khác như tên lửa hành trình hay bom điều khiển bằng laser.Hiện Nga còn rất nhiều bom cũ từ thời Liên Xô trong kho vẫn còn sử dụng được, nên việc tích hợp mô-đun UMPK lên các vũ khí này không quá tốn kém. Bom lượn có điều khiển chính xác, giúp cho các máy bay ném bom Nga có thể tấn công mục tiêu ở ngoài tầm phòng không của Ukraine.Bộ Quốc phòng Ukraine ngày 25/9 cho biết, máy bay Su-34 của Nga trên hướng Krasnolimansk đã thả bom lượn có điều khiển trúng vào các trạm điều khiển UAV của Ukraine. Bộ Quốc phòng Ukraine còn cho biết thêm, các sở chỉ huy, đài quan sát và các phương tiện chiến đấu bọc thép của họ cũng bị không kích. Chỉ huy chuyến bay tiêm kích bom Su-34 của Nga với mật hiệu Solist cho biết, các phi công Su-34 đã sử dụng bom nổ phá FAB-500 nặng 500 kg. Solist nhấn mạnh rằng, số lượng bom lượn của Không quân Nga sử dụng đã tăng lên đáng kể, điều này gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho đối phương.Hiện nay, máy bay Su-34 đang tích cực thực hiện các cuộc tấn công bằng bom lượn FAB-500 M62 theo hướng Kupyansk, giúp cho quân Nga “đánh chắc, tiến chắc”. Cuối tuần qua, những chiếc Su-34 của Nga đã tích cực ném bom các điểm tập kết quân Ukraine ở khu vực Kherson.Chỉ huy chuyến bay tiêm kích bom Su-34 của Nga với mật hiệu Solist. Nguồn Topcor
Khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ vào tháng 2 năm ngoái, lực lượng Không quân Nga đã đóng vai trò quan trọng; sau đó Không quân Nga đã rơi vào bế tắc và thậm chí là khủng hoảng, khi họ thiếu vũ khí dẫn đường chính xác phóng từ xa, dẫn đến hàng loạt chiến đấu cơ bị phòng không tầm thấp của Ukraine bắn hạ bằng tên lửa phòng không mang vác (MANPAD).
Tạp chí Reporter của Nga nhận định, trong thời gian qua, lực lượng không quân chiến đấu của Nga đã tăng cường độ các cuộc không kích bằng cách sử dụng bom có gắn mô-đun cánh lượn điều khiển và hiệu chỉnh (UMPC) tại chiến trường Ukraine. Chính loại bom lượn cải tiến, cùng với UAV tự sát Lancet, là mối đe dọa lớn nhất đối với vũ khí và các vị trí kiên cố của Quân đội Ukraine.
Loại bom lượn có điều khiển của Nga, thực chất là loại bom thường, nhưng có gắn thêm mô-đun điều khiển, tương tự như bom thông minh JDAM-ER của Mỹ; tuy nhiên cũng phải thừa nhận, riêng về vũ khí này, Nga đi sau Mỹ gần 30 năm.
Loại bom lượn có điều khiển của Nga hiện nay chủ yếu trang bị cho máy bay tiêm kích bom Su-34, với nhiệm vụ chủ yếu là đánh phá các điểm triển khai binh lực tạm thời, nơi tập trung quân và trận địa pháo binh của Ukraine, mà không phải bay vào khu vực sát thương của các loại tên lửa phòng không tầm thấp.
Các loại bom có điều khiển của Nga thường là loại 500 kg (thừa hưởng từ Liên Xô), ngoài ra còn có bom 1.000 kg và thậm chí là 1.500 kg; tuy nhiên thời gian bay của đến mục tiêu chỉ trong vài phút, khiến phòng không Ukraine không có cơ hội đánh chặn.
Chiến thuật sử dụng bom với UMPC của Không quân Nga đang dần được hoàn thiện. Kho bom FAB-500 trong kho vũ khí của Nga rất lớn, điều này cho phép Không quân Nga sử dụng rộng rãi "bom thông minh" nhiều hơn và thường xuyên hơn trên chiến trường Ukraine.
Việc tiến hành các cuộc tấn công tập trung với việc tiêu diệt đồng thời hàng chục mục tiêu, sẽ có thể phá vỡ kế hoạch của Ukraine trước khi họ bắt đầu thực hiện. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi đáng kể cho việc thực hiện các nhiệm vụ của các đơn vị mặt đất cả về phòng thủ và tấn công.
Việc Nga tổ chức trinh sát trên không nhanh và chính xác, kết hợp với khả năng tấn công ngay lập tức các mục tiêu được phát hiện, khiến việc lập kế hoạch chiến lược và tái triển khai quân của Ukraine trở nên khó khăn hơn nhiều so với trước.
Hồi tháng 8, một quân nhân Ukraine tiết lộ với phóng viên của tờ Forbes của Mỹ đã thừa nhận, loại “bom thông minh” của Nga, đã thực sự "gây ra nỗi sợ hãi lớn nhất" trong cuộc đối đầu giữa 2 phía trong vài tháng qua.
Một người lính Ukraine tên là Olexandr Solon'ko nói với Forbes: "Các quả bom dẫn đường của Nga là một trong những nỗi sợ hãi lớn nhất; họ sử dụng chúng một cách rộng rãi. Tôi không bình luận về độ chính xác của vũ khí này, nhưng chúng rất uy lực".
Bom thông minh của Nga là câu trả lời cho việc Mỹ cung cấp bom JDAM-ER cho Ukraine. Nếu bom JDAM-ER sử dụng hệ thống dẫn đường GPS thì các thiết bị UMPK Nga lắp lên bom thông minh sử dụng hệ thống định vị GLONASS của chính Nga.
Những mô-đun UMPK giúp Nga biến các quả bom không dẫn đường thành bom thông minh. Theo Forbes, cơ chế dẫn đường của UMPK không chính xác một cách tuyệt đối, tuy nhiên điều này là không quá cần thiết, khi các quả bom Nga mang theo 907kg thuốc nổ bên trong?
Một ưu điểm quan trọng là “bom lượn thông minh” của Nga có giá rất rẻ. Theo truyền thông Nga, một thiết bị UMPK có giá khoảng 24.000 USD, cộng với bom hàng không, thì giá thành chưa đến 100.000 USD, rẻ hơn rất nhiều các vũ khí tấn công chính xác khác như tên lửa hành trình hay bom điều khiển bằng laser.
Hiện Nga còn rất nhiều bom cũ từ thời Liên Xô trong kho vẫn còn sử dụng được, nên việc tích hợp mô-đun UMPK lên các vũ khí này không quá tốn kém. Bom lượn có điều khiển chính xác, giúp cho các máy bay ném bom Nga có thể tấn công mục tiêu ở ngoài tầm phòng không của Ukraine.
Bộ Quốc phòng Ukraine ngày 25/9 cho biết, máy bay Su-34 của Nga trên hướng Krasnolimansk đã thả bom lượn có điều khiển trúng vào các trạm điều khiển UAV của Ukraine. Bộ Quốc phòng Ukraine còn cho biết thêm, các sở chỉ huy, đài quan sát và các phương tiện chiến đấu bọc thép của họ cũng bị không kích.
Chỉ huy chuyến bay tiêm kích bom Su-34 của Nga với mật hiệu Solist cho biết, các phi công Su-34 đã sử dụng bom nổ phá FAB-500 nặng 500 kg. Solist nhấn mạnh rằng, số lượng bom lượn của Không quân Nga sử dụng đã tăng lên đáng kể, điều này gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho đối phương.
Hiện nay, máy bay Su-34 đang tích cực thực hiện các cuộc tấn công bằng bom lượn FAB-500 M62 theo hướng Kupyansk, giúp cho quân Nga “đánh chắc, tiến chắc”. Cuối tuần qua, những chiếc Su-34 của Nga đã tích cực ném bom các điểm tập kết quân Ukraine ở khu vực Kherson.
Chỉ huy chuyến bay tiêm kích bom Su-34 của Nga với mật hiệu Solist. Nguồn Topcor