Không quân Mỹ yêu cầu, sau khi hoàn thành gói nâng cấp mới, cường kích cơ A-10 sẽ nhận được đôi cánh mới, hệ thống chỉ thị mục tiêu, mấu treo, hệ thống điện tử mới... đều được thay mới hoặc nâng cấp.Mục đích của gói nâng cấp nhằm giúp dòng máy bay già cỗi mang được những loại vũ khí thế hệ mới, có thể tấn công chính xác hơn. Đặc biệt có thể tấn công và phá hủy được trận địa phòng không Nga với những hệ thống S-300/400, Tor, Pantsir-S1...Vũ khí chính trang bị cho cường kích A-10 trong đợt nâng cấp lần này là bom đường kính nhỏ GBU-39."Với ưu điểm về kích thước nhỏ và là vũ khí thông minh, một khi GBU-39 được kết hợp với A-10, tận dụng khả năng bay cực thấp của cường kích này, việc vô hiệu những hệ thống phòng không đối phương không phải là chuyện quá khó", USAF tuyên bố.Không chỉ dừng lại ở những tuyên bố suông của USAF, bởi tính đến nay vũ khí này đã được Không quân Israel sử dụng và phá hủy ít nhất 2 hệ thống phòng không tối tân Pantsir-S1 do Nga sản xuất thuộc trang bị của quân đội chính phủ Syria.GBU-39 được chế tạo với khả năng đâm xuyên và công phá mạnh hơn các biến thể vũ khí cùng loại như JDAM. Các công nghệ được sử dụng để chế tạo bom GBU-39 gồm có: Xuyên mục tiêu cứng, thiết kế đâm xuyên và nổ cực mạnh.Ngoài ra, bom còn được phát triển với hệ thống điều khiển tối ưu có thể khai hỏa theo kiểu phóng và quên. Để tăng cường độ chính xác, GBU-39 được có thể sử dụng hệ thống định vị GPS và INS, tức kết hợp hệ thống định vị toàn cầu với hệ thống dẫn đường quán tính. Cùng với đó là đầu rò cải tiến.Với những tính năng đỉnh cao của bom thông minh kết hợp với A-10 nâng cấp mới, việc USAF tin dòng cường kích có thời gian hoạt động hàng chục năm vẫn có thể làm nên chuyện với những hệ thống phòng không tối tân như S-400 hoàn toàn có cơ sở.
Không quân Mỹ yêu cầu, sau khi hoàn thành gói nâng cấp mới, cường kích cơ A-10 sẽ nhận được đôi cánh mới, hệ thống chỉ thị mục tiêu, mấu treo, hệ thống điện tử mới... đều được thay mới hoặc nâng cấp.
Mục đích của gói nâng cấp nhằm giúp dòng máy bay già cỗi mang được những loại vũ khí thế hệ mới, có thể tấn công chính xác hơn. Đặc biệt có thể tấn công và phá hủy được trận địa phòng không Nga với những hệ thống S-300/400, Tor, Pantsir-S1...
Vũ khí chính trang bị cho cường kích A-10 trong đợt nâng cấp lần này là bom đường kính nhỏ GBU-39.
"Với ưu điểm về kích thước nhỏ và là vũ khí thông minh, một khi GBU-39 được kết hợp với A-10, tận dụng khả năng bay cực thấp của cường kích này, việc vô hiệu những hệ thống phòng không đối phương không phải là chuyện quá khó", USAF tuyên bố.
Không chỉ dừng lại ở những tuyên bố suông của USAF, bởi tính đến nay vũ khí này đã được Không quân Israel sử dụng và phá hủy ít nhất 2 hệ thống phòng không tối tân Pantsir-S1 do Nga sản xuất thuộc trang bị của quân đội chính phủ Syria.
GBU-39 được chế tạo với khả năng đâm xuyên và công phá mạnh hơn các biến thể vũ khí cùng loại như JDAM. Các công nghệ được sử dụng để chế tạo bom GBU-39 gồm có: Xuyên mục tiêu cứng, thiết kế đâm xuyên và nổ cực mạnh.
Ngoài ra, bom còn được phát triển với hệ thống điều khiển tối ưu có thể khai hỏa theo kiểu phóng và quên. Để tăng cường độ chính xác, GBU-39 được có thể sử dụng hệ thống định vị GPS và INS, tức kết hợp hệ thống định vị toàn cầu với hệ thống dẫn đường quán tính. Cùng với đó là đầu rò cải tiến.
Với những tính năng đỉnh cao của bom thông minh kết hợp với A-10 nâng cấp mới, việc USAF tin dòng cường kích có thời gian hoạt động hàng chục năm vẫn có thể làm nên chuyện với những hệ thống phòng không tối tân như S-400 hoàn toàn có cơ sở.