Việc Nga không thể thiết lập ưu thế trên không ở Ukraine đã khiến các nhà quan sát quân sự bị sốc. Tuy nhiên, cuộc tấn công vào Avdiivka gần đây của Nga cho thấy, việc thiết lập tạm thời ưu thế trên không có giới hạn và cục bộ để cung cấp sự hỗ trợ trên không cho lực lượng chiến đấu mặt đất trong những ngày cuối cùng của cuộc tấn công.Đây là trường hợp đầu tiên Nga đạt được ưu thế trên không và với việc kho vũ khí phòng không cho Ukraine sẽ có khả năng “cạn đáy” vào tháng 3/2024; thì tranh thủ cơ hội, không quân Nga có thể tái tạo thành công ở chiến trường Avdiivka.Một báo cáo của Viện Nghiên cứu Chiến tranh Mỹ (ISW) cho rằng, “sự chậm trễ trong việc hỗ trợ an ninh của phương Tây cho Ukraine có thể dẫn đến những hạn chế và khó khăn hơn nữa đối với hệ thống phòng không của Kiev”.Điều này trái ngược với thành tích của Không quân Nga trong cuộc chiến kể từ năm 2022. Giai đoạn đầu cuộc chiến, Không quân Nga hoạt động kém hiệu quả ở Ukraine và bị thiệt hại đáng kể một số máy bay chiến đấu. “Bình đẳng trên không chứ không phải ưu thế trên không” là tình trạng giữa Ukraine và Nga. Theo trang Eurasian Times của Ấn Độ, Không quân Nga chịu tổn thất đáng kể ở chiến trường Ukraine, khi phi đội trực thăng tấn công Kamov Ka-52 Hokum B đã mất 40% sức mạnh so với trước chiến tranh; còn lượng tồn kho của trực thăng Mi-35 Hind và Mi-28N Havoc B cũng đã cạn kiệt. Lượng trực thăng tác chiến điện tử Mi-8MTPR-1 HIP tồn kho của Nga cũng ít hơn ít nhất 20% so với thời điểm bắt đầu chiến tranh. Những tổn thất đó, cùng với những tổn thất khác, như tiêm kích bom Su-34 và cường kích tấn công mặt đất Su-25, sẽ được phản ánh trong ấn bản năm 2024 sắp tới của The Military Balance.Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tuyên bố, các lực lượng Nga đã thiết lập "toàn quyền kiểm soát" đối với Avdiivka ở tỉnh Donetsk, khi quân Nga kéo cờ chiến thắng tại trung tâm thành phố vào ngày 17/2 và quân Ukraine tuyên bố rút khỏi Avdiivka. Những nghiên cứu của ISW về chiến dịch tấn công của Nga ở Avdiivka đã rút ra một điều quan trọng, đó là Nga đã tăng dần việc sử dụng bom lượn trên khắp mặt trận kể từ năm 2023. Ngày 17/2, theo người phát ngôn lữ đoàn Ukraine hoạt động gần Avdiivka cho biết, Không quân Nga đã thả 60 quả bom lượn trong một ngày.Thậm chí trong những ngày gần đây, Không quân Nga được cho là đã thả tới 500 quả bom lượn vào Avdiivka. Những quả bom lượn của Nga được cải tiến từ bom thường, lắp thêm cánh bay và hệ thống điều khiển, có tầm bay lên tới 70 km.Không quân Nga tăng cường sử dụng bom lượn có điều khiển để giúp máy bay chiến thuật của họ tiến hành các cuộc tấn công từ cách xa mục tiêu, nằm ngoài tầm đe dọa của các hệ thống phòng không dã chiến của Ukraine, nhằm hạn chế máy bay ném bom bị bắn hạ.Tư lệnh nhóm Tavriisk Ukraina, Chuẩn tướng Oleksandr Tarnavskyi cho biết, Không quân Nga đã tiến hành 73 cuộc không kích trên hướng Tavriisk vào ngày 14/2. Đây là một con số kỷ lục, khi quân Nga tăng cường chuyển hướng chiến thuật ở Avdiivka.Các chuyên gia quân sự đã ghi nhận việc Không quân Nga sử dụng bom lượn có điều khiển để phá hủy các công sự kiên cố của quân Ukraine ở Avdiivka. Một số blogger quân sự Nga khẳng định, Không quân Nga đã chiếm ưu thế trên không trong khu vực.Một chỉ huy của biệt đội Storm-Z của Nga cho biết, các lực lượng Nga trước đó đã gặp khó khăn khi tiến hành các cuộc tấn công vào các mục tiêu kiên cố ở Avdiivka, nếu chỉ dùng hỏa lực pháo binh. Nhưng tình hình đã thay đổi khi không quân vào cuộc. Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov ngày 17/2 tuyên bố, một trong những bài học chính rút ra từ việc phòng thủ Avdiivka là lực lượng Ukraine cần hệ thống phòng không tầm xa để ngăn chặn Không quân Nga sử dụng bom lượn.Lực lượng phòng không Ukraine cần những vũ khí phòng không tầm xa như Patriot để bắn hạ máy bay tấn công Su-34 và Su-35 của Nga, thả bom lượn từ sâu trong lãnh thổ Nga, để ngăn chặn các cuộc tấn công bằng không quân.Các quan chức Ukraine nhấn mạnh rằng, Ukraine đang phải đối mặt với tình trạng "thiếu hụt nghiêm trọng" tên lửa phòng không, và tờ New York Times ngày 9/2 đưa tin, các quan chức Mỹ đánh giá kho tên lửa phòng không Ukraine sẽ cạn kiệt vào tháng 3/2024, nếu không được bổ sung thêm từ phương Tây.Với việc kho dự trữ tên lửa phòng không của Ukraine đang cạn kiệt, có nghĩa là Ukraine có một số lựa chọn khó khăn phía trước. Trước các cuộc tấn công bằng tên lửa và UAV tự sát tầm xa của Nga nhằm vào các mục tiêu sâu trong lãnh thổ, Ukraine cần phải quyết định khu vực nào sẽ được phòng không bao phủ.Báo cáo của ISW viết: “Khả năng phòng không của Ukraine bị gián đoạn trên diện rộng sẽ cho phép Không quân Nga tiến hành các hoạt động tiến công đường không quy mô lớn hơn thường lệ và ném bom các thành phố của Ukraine như ở Avdiivka”.Phòng không Ukraine tuyên bố đã bắn hạ 3 máy bay chiến đấu của Nga, gồm 2 chiếc Su-34 và 1 chiếc Su-35 trên không phận tỉnh Donetsk vào ngày 17/2. Điều này cho thấy các hệ thống phòng không khan hiếm của Ukraine không thể bao phủ toàn bộ đất nước (Nguồn ảnh: CNN, Reuters, Topwar).
Việc Nga không thể thiết lập ưu thế trên không ở Ukraine đã khiến các nhà quan sát quân sự bị sốc. Tuy nhiên, cuộc tấn công vào Avdiivka gần đây của Nga cho thấy, việc thiết lập tạm thời ưu thế trên không có giới hạn và cục bộ để cung cấp sự hỗ trợ trên không cho lực lượng chiến đấu mặt đất trong những ngày cuối cùng của cuộc tấn công.
Đây là trường hợp đầu tiên Nga đạt được ưu thế trên không và với việc kho vũ khí phòng không cho Ukraine sẽ có khả năng “cạn đáy” vào tháng 3/2024; thì tranh thủ cơ hội, không quân Nga có thể tái tạo thành công ở chiến trường Avdiivka.
Một báo cáo của Viện Nghiên cứu Chiến tranh Mỹ (ISW) cho rằng, “sự chậm trễ trong việc hỗ trợ an ninh của phương Tây cho Ukraine có thể dẫn đến những hạn chế và khó khăn hơn nữa đối với hệ thống phòng không của Kiev”.
Điều này trái ngược với thành tích của Không quân Nga trong cuộc chiến kể từ năm 2022. Giai đoạn đầu cuộc chiến, Không quân Nga hoạt động kém hiệu quả ở Ukraine và bị thiệt hại đáng kể một số máy bay chiến đấu. “Bình đẳng trên không chứ không phải ưu thế trên không” là tình trạng giữa Ukraine và Nga.
Theo trang Eurasian Times của Ấn Độ, Không quân Nga chịu tổn thất đáng kể ở chiến trường Ukraine, khi phi đội trực thăng tấn công Kamov Ka-52 Hokum B đã mất 40% sức mạnh so với trước chiến tranh; còn lượng tồn kho của trực thăng Mi-35 Hind và Mi-28N Havoc B cũng đã cạn kiệt.
Lượng trực thăng tác chiến điện tử Mi-8MTPR-1 HIP tồn kho của Nga cũng ít hơn ít nhất 20% so với thời điểm bắt đầu chiến tranh. Những tổn thất đó, cùng với những tổn thất khác, như tiêm kích bom Su-34 và cường kích tấn công mặt đất Su-25, sẽ được phản ánh trong ấn bản năm 2024 sắp tới của The Military Balance.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tuyên bố, các lực lượng Nga đã thiết lập "toàn quyền kiểm soát" đối với Avdiivka ở tỉnh Donetsk, khi quân Nga kéo cờ chiến thắng tại trung tâm thành phố vào ngày 17/2 và quân Ukraine tuyên bố rút khỏi Avdiivka.
Những nghiên cứu của ISW về chiến dịch tấn công của Nga ở Avdiivka đã rút ra một điều quan trọng, đó là Nga đã tăng dần việc sử dụng bom lượn trên khắp mặt trận kể từ năm 2023. Ngày 17/2, theo người phát ngôn lữ đoàn Ukraine hoạt động gần Avdiivka cho biết, Không quân Nga đã thả 60 quả bom lượn trong một ngày.
Thậm chí trong những ngày gần đây, Không quân Nga được cho là đã thả tới 500 quả bom lượn vào Avdiivka. Những quả bom lượn của Nga được cải tiến từ bom thường, lắp thêm cánh bay và hệ thống điều khiển, có tầm bay lên tới 70 km.
Không quân Nga tăng cường sử dụng bom lượn có điều khiển để giúp máy bay chiến thuật của họ tiến hành các cuộc tấn công từ cách xa mục tiêu, nằm ngoài tầm đe dọa của các hệ thống phòng không dã chiến của Ukraine, nhằm hạn chế máy bay ném bom bị bắn hạ.
Tư lệnh nhóm Tavriisk Ukraina, Chuẩn tướng Oleksandr Tarnavskyi cho biết, Không quân Nga đã tiến hành 73 cuộc không kích trên hướng Tavriisk vào ngày 14/2. Đây là một con số kỷ lục, khi quân Nga tăng cường chuyển hướng chiến thuật ở Avdiivka.
Các chuyên gia quân sự đã ghi nhận việc Không quân Nga sử dụng bom lượn có điều khiển để phá hủy các công sự kiên cố của quân Ukraine ở Avdiivka. Một số blogger quân sự Nga khẳng định, Không quân Nga đã chiếm ưu thế trên không trong khu vực.
Một chỉ huy của biệt đội Storm-Z của Nga cho biết, các lực lượng Nga trước đó đã gặp khó khăn khi tiến hành các cuộc tấn công vào các mục tiêu kiên cố ở Avdiivka, nếu chỉ dùng hỏa lực pháo binh. Nhưng tình hình đã thay đổi khi không quân vào cuộc.
Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov ngày 17/2 tuyên bố, một trong những bài học chính rút ra từ việc phòng thủ Avdiivka là lực lượng Ukraine cần hệ thống phòng không tầm xa để ngăn chặn Không quân Nga sử dụng bom lượn.
Lực lượng phòng không Ukraine cần những vũ khí phòng không tầm xa như Patriot để bắn hạ máy bay tấn công Su-34 và Su-35 của Nga, thả bom lượn từ sâu trong lãnh thổ Nga, để ngăn chặn các cuộc tấn công bằng không quân.
Các quan chức Ukraine nhấn mạnh rằng, Ukraine đang phải đối mặt với tình trạng "thiếu hụt nghiêm trọng" tên lửa phòng không, và tờ New York Times ngày 9/2 đưa tin, các quan chức Mỹ đánh giá kho tên lửa phòng không Ukraine sẽ cạn kiệt vào tháng 3/2024, nếu không được bổ sung thêm từ phương Tây.
Với việc kho dự trữ tên lửa phòng không của Ukraine đang cạn kiệt, có nghĩa là Ukraine có một số lựa chọn khó khăn phía trước. Trước các cuộc tấn công bằng tên lửa và UAV tự sát tầm xa của Nga nhằm vào các mục tiêu sâu trong lãnh thổ, Ukraine cần phải quyết định khu vực nào sẽ được phòng không bao phủ.
Báo cáo của ISW viết: “Khả năng phòng không của Ukraine bị gián đoạn trên diện rộng sẽ cho phép Không quân Nga tiến hành các hoạt động tiến công đường không quy mô lớn hơn thường lệ và ném bom các thành phố của Ukraine như ở Avdiivka”.
Phòng không Ukraine tuyên bố đã bắn hạ 3 máy bay chiến đấu của Nga, gồm 2 chiếc Su-34 và 1 chiếc Su-35 trên không phận tỉnh Donetsk vào ngày 17/2. Điều này cho thấy các hệ thống phòng không khan hiếm của Ukraine không thể bao phủ toàn bộ đất nước (Nguồn ảnh: CNN, Reuters, Topwar).