Bài đánh giá xuất hiện và thu hút được rất nhiều sự chú ý ở Ba Lan, nhất là sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan đã từ chối đưa ra bình luận khi được các phóng viên hỏi về tình trạng của lực lượng không quân hiện nay. Nguồn ảnh: Pinterest.Trong bài đăng của mình, Onet đã mô tả sự suy tàn của Không quân Ba Lan khi chỉ ra một loạt các yếu kém của lực lượng này. Nguồn ảnh: Pinterest.Dư luận trong và ngoài Ba Lan đã bắt đầu đặt ra câu hỏi về sức chiến đấu của không quân nước này từ năm 2018 - sau khi một phi công MiG-29 của Ba Lan thiệt mạng chỉ vì ghế phóng thoát hiểm của anh ta bị lỗi không thể hoạt động. Nguồn ảnh: Pinterest.Ngoài ra, Onet cũng chỉ ra rằng một loạt các sự cố "thậm chí còn nghiêm trọng hơn" đã xảy ra trên các máy bay MiG-29 của Liên Xô cũ trước đây viện trợ cho Ba Lan hay F-16 hiện đại sau này được Mỹ cung cấp. Nguồn ảnh: Pinterest.Cụ thể, với những chiến đấu cơ MiG-29, vấn đề xảy ra thường xuyên do bộ phận dù phanh. Tuy không quá nguy hiểm nhưng trong một vài trường hợp khẩn cấp, MiG-29 có thể lao vọt ra khỏi đường băng ở tốc độ lên tới 500 km/h. Nguồn ảnh: Pinterest.Nếu như MiG-29 là một loại máy bay đã cũ của Ba Lan thì vấn đề xảy ra với F-16 cũng tương tự. Loại máy bay đời mới này được Ba Lan mua từ Mỹ nhưng tới nay đã "nằm kho" một loạt. Nguồn ảnh: Pinterest.Nguyên nhân là do thiếu phụ tùng bảo dưỡng. Khả năng bảo trì của Không quân Ba Lan kém đến nỗi các linh kiện chưa đủ giờ hoạt động đã hỏng và phải thay thế. Tuy nhiên do thay thế quá sớm, lượng linh kiện sẵn có là không đủ nên Ba Lan đã quyết định lấy linh kiện từ chiếc nọ đắp cho chiếc kia. Nguồn ảnh: Pinterest.Điều này khiến cho quá nửa số máy bay F-16 của Ba Lan hiện tại không thể cất cánh được. Hồi tháng 1 vừa rồi, có nguồn tin cho biết khoảng 40% số F-16 của Ba Lan đang trong trạng thái "sẵn sàng chiến đấu". Nguồn ảnh: Pinterest.Tuy nhiên tới đầu tháng 2, con số này giảm xuống chỉ còn 37%. Nghĩa là trong số 48 máy bay của Ba Lan, hiện tại có khoảng 30 chiếc không thể hoạt động, số còn lại cũng "chơi vơi" có thể bị cấm bay bất cứ lúc nào. Nguồn ảnh: Pinterest.Dấu hỏi lớn đặt ra ở đây là liệu việc đặt mua một loạt các tiêm kích F-35 trị giá nhiều tỷ USD có "phục hưng" được sức mạnh của không quân nước này hay chỉ đơn giản là sẽ khiến cho sự lãng phí này càng ngày càng tăng lên. Nguồn ảnh: Pinterest.Hiện tại, trong biên chế của KHông quân Ba Lan chỉ có khoảng 29 chiếc MiG-29 trong đó còn 6 chiếc có khả năng bay, F-16 với 48 chiếc trong đó 63% phải nằm đất và nhiều loại tiêm kích, máy bay khác của Ba Lan hiện không thể bay được do thiếu phụ tùng, quá tuổi hoạt động. Nguồn ảnh: Pinterest. Cận cảnh F-16 Mỹ ngụy trang thành... Su-57 của Nga để phi công Mỹ bay huấn luyện.
Bài đánh giá xuất hiện và thu hút được rất nhiều sự chú ý ở Ba Lan, nhất là sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan đã từ chối đưa ra bình luận khi được các phóng viên hỏi về tình trạng của lực lượng không quân hiện nay. Nguồn ảnh: Pinterest.
Trong bài đăng của mình, Onet đã mô tả sự suy tàn của Không quân Ba Lan khi chỉ ra một loạt các yếu kém của lực lượng này. Nguồn ảnh: Pinterest.
Dư luận trong và ngoài Ba Lan đã bắt đầu đặt ra câu hỏi về sức chiến đấu của không quân nước này từ năm 2018 - sau khi một phi công MiG-29 của Ba Lan thiệt mạng chỉ vì ghế phóng thoát hiểm của anh ta bị lỗi không thể hoạt động. Nguồn ảnh: Pinterest.
Ngoài ra, Onet cũng chỉ ra rằng một loạt các sự cố "thậm chí còn nghiêm trọng hơn" đã xảy ra trên các máy bay MiG-29 của Liên Xô cũ trước đây viện trợ cho Ba Lan hay F-16 hiện đại sau này được Mỹ cung cấp. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cụ thể, với những chiến đấu cơ MiG-29, vấn đề xảy ra thường xuyên do bộ phận dù phanh. Tuy không quá nguy hiểm nhưng trong một vài trường hợp khẩn cấp, MiG-29 có thể lao vọt ra khỏi đường băng ở tốc độ lên tới 500 km/h. Nguồn ảnh: Pinterest.
Nếu như MiG-29 là một loại máy bay đã cũ của Ba Lan thì vấn đề xảy ra với F-16 cũng tương tự. Loại máy bay đời mới này được Ba Lan mua từ Mỹ nhưng tới nay đã "nằm kho" một loạt. Nguồn ảnh: Pinterest.
Nguyên nhân là do thiếu phụ tùng bảo dưỡng. Khả năng bảo trì của Không quân Ba Lan kém đến nỗi các linh kiện chưa đủ giờ hoạt động đã hỏng và phải thay thế. Tuy nhiên do thay thế quá sớm, lượng linh kiện sẵn có là không đủ nên Ba Lan đã quyết định lấy linh kiện từ chiếc nọ đắp cho chiếc kia. Nguồn ảnh: Pinterest.
Điều này khiến cho quá nửa số máy bay F-16 của Ba Lan hiện tại không thể cất cánh được. Hồi tháng 1 vừa rồi, có nguồn tin cho biết khoảng 40% số F-16 của Ba Lan đang trong trạng thái "sẵn sàng chiến đấu". Nguồn ảnh: Pinterest.
Tuy nhiên tới đầu tháng 2, con số này giảm xuống chỉ còn 37%. Nghĩa là trong số 48 máy bay của Ba Lan, hiện tại có khoảng 30 chiếc không thể hoạt động, số còn lại cũng "chơi vơi" có thể bị cấm bay bất cứ lúc nào. Nguồn ảnh: Pinterest.
Dấu hỏi lớn đặt ra ở đây là liệu việc đặt mua một loạt các tiêm kích F-35 trị giá nhiều tỷ USD có "phục hưng" được sức mạnh của không quân nước này hay chỉ đơn giản là sẽ khiến cho sự lãng phí này càng ngày càng tăng lên. Nguồn ảnh: Pinterest.
Hiện tại, trong biên chế của KHông quân Ba Lan chỉ có khoảng 29 chiếc MiG-29 trong đó còn 6 chiếc có khả năng bay, F-16 với 48 chiếc trong đó 63% phải nằm đất và nhiều loại tiêm kích, máy bay khác của Ba Lan hiện không thể bay được do thiếu phụ tùng, quá tuổi hoạt động. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cận cảnh F-16 Mỹ ngụy trang thành... Su-57 của Nga để phi công Mỹ bay huấn luyện.