Tạp chí Jane’s dẫn lời Đô đốc Harry Harris – người đứng đầu Bộ tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ cho biết, Quân đội Mỹ lúc này đang cần tới vũ khí phòng thủ bờ biển hơn bao giờ hết nhằm đối phó với các mối đe dọa trên biển tại Thái Bình Dương hay nói rõ hơn chính là sự bành trướng của Hải quân Trung Quốc vốn đã vượt qua tầm kiểm soát của Washington. Nguồn ảnh: Popular Mechanics.Nhận định trên được Đô đốc Harris đưa ra trong một bài phát biểu vào hôm 15/11, theo đó Quân đội Mỹ cần được trang bị các hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển tiên tiến trong tương lai gần thay vì chỉ dựa vào các dòng tên lửa chống hạm trên tàu chiến hiện tại. Ngoài ra lực lượng Lính thủy Đánh bộ Mỹ cũng cần được trang bị loại vũ khí tương tự. Nguồn ảnh: Navy Recogition.Nếu đề xuất này của Đô đốc Harris được thực hiện thì các hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển của Mỹ chắc chắn sẽ được triển khai xung quanh Biển Đông và Biển Hoa Đông tạo vành đai phòng thủ đánh chặn các biên đội tàu chiến Trung Quốc trong trường hợp xung đột nổ ra. Nguồn ảnh: Scout.com.Trước đó vào tháng trước Quân đội Mỹ cũng đã phóng thử nghiệm một số biến thể đạn rocket thế hệ mới dành cho hệ thống pháo phản lực phóng loạt M142 (HIMARS) với mục tiêu chính biến HIMARS thành một hệ thống tên lửa phòng thủ bở biển. Với thiết kế hiện tại của HIMARS điều này không thực sự quá khó điều quan trọng là Quân đội Mỹ sẽ cải tiến nó như thế nào. Nguồn ảnh: Wikiwand.Đây là lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ Quân đội Mỹ bắt đầu để tâm tới việc phát triển các hệ thống tên lửa bờ biển trong khi họ luôn là kẻ thống trị trên biển và cả trên không. Tuy nhiên sẽ thay đổi trong tương lai gần khi vị thế trên biển của Mỹ không còn nữa nhất là tại Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: Wikiwand.Khác với Mỹ, Trung Quốc là quốc gia sở hữu các hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển nhiều nhất thế giới. Chúng không chỉ nhiều về số lượng mà cả chủng loại. Thậm chí Trung Quốc cũng là nước duy nhất trên thế giới sở hữu các tên lửa đạn đạo chống hạm có khả năng đánh chìm tàu sân bay. Nguồn ảnh: VostokstationBản thân Nhật Bản một quốc gia đồng minh của Mỹ tại Châu Á, dù sở hữu lực lượng hải quân mạnh nhất nhì trong khu vực cũng tự trang bị cho mình các hệ thống phòng thủ bờ biển tiên tiến chứ không dựa vào hoàn toàn khả năng tác chiến chống hạm của các biên đội tàu. Nguồn ảnh: You Tube.Các hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển hiện đại nhất của Nhật Bản hiện nay là Type 88 và Type 12, trong đó Type 88 được đưa vào trang bị từ đầu những năm 1990 và hoạt động cho tới tận ngày nay. Type 88 có tầm bắn hiệu quả lên đến 180km và được trang bị một đầu đạn nổ cực mạnh nặng 225kg. Nguồn ảnh: blog.goo.ne.
Tạp chí Jane’s dẫn lời Đô đốc Harry Harris – người đứng đầu Bộ tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ cho biết, Quân đội Mỹ lúc này đang cần tới vũ khí phòng thủ bờ biển hơn bao giờ hết nhằm đối phó với các mối đe dọa trên biển tại Thái Bình Dương hay nói rõ hơn chính là sự bành trướng của Hải quân Trung Quốc vốn đã vượt qua tầm kiểm soát của Washington. Nguồn ảnh: Popular Mechanics.
Nhận định trên được Đô đốc Harris đưa ra trong một bài phát biểu vào hôm 15/11, theo đó Quân đội Mỹ cần được trang bị các hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển tiên tiến trong tương lai gần thay vì chỉ dựa vào các dòng tên lửa chống hạm trên tàu chiến hiện tại. Ngoài ra lực lượng Lính thủy Đánh bộ Mỹ cũng cần được trang bị loại vũ khí tương tự. Nguồn ảnh: Navy Recogition.
Nếu đề xuất này của Đô đốc Harris được thực hiện thì các hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển của Mỹ chắc chắn sẽ được triển khai xung quanh Biển Đông và Biển Hoa Đông tạo vành đai phòng thủ đánh chặn các biên đội tàu chiến Trung Quốc trong trường hợp xung đột nổ ra. Nguồn ảnh: Scout.com.
Trước đó vào tháng trước Quân đội Mỹ cũng đã phóng thử nghiệm một số biến thể đạn rocket thế hệ mới dành cho hệ thống pháo phản lực phóng loạt M142 (HIMARS) với mục tiêu chính biến HIMARS thành một hệ thống tên lửa phòng thủ bở biển. Với thiết kế hiện tại của HIMARS điều này không thực sự quá khó điều quan trọng là Quân đội Mỹ sẽ cải tiến nó như thế nào. Nguồn ảnh: Wikiwand.
Đây là lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ Quân đội Mỹ bắt đầu để tâm tới việc phát triển các hệ thống tên lửa bờ biển trong khi họ luôn là kẻ thống trị trên biển và cả trên không. Tuy nhiên sẽ thay đổi trong tương lai gần khi vị thế trên biển của Mỹ không còn nữa nhất là tại Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: Wikiwand.
Khác với Mỹ, Trung Quốc là quốc gia sở hữu các hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển nhiều nhất thế giới. Chúng không chỉ nhiều về số lượng mà cả chủng loại. Thậm chí Trung Quốc cũng là nước duy nhất trên thế giới sở hữu các tên lửa đạn đạo chống hạm có khả năng đánh chìm tàu sân bay. Nguồn ảnh: Vostokstation
Bản thân Nhật Bản một quốc gia đồng minh của Mỹ tại Châu Á, dù sở hữu lực lượng hải quân mạnh nhất nhì trong khu vực cũng tự trang bị cho mình các hệ thống phòng thủ bờ biển tiên tiến chứ không dựa vào hoàn toàn khả năng tác chiến chống hạm của các biên đội tàu. Nguồn ảnh: You Tube.
Các hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển hiện đại nhất của Nhật Bản hiện nay là Type 88 và Type 12, trong đó Type 88 được đưa vào trang bị từ đầu những năm 1990 và hoạt động cho tới tận ngày nay. Type 88 có tầm bắn hiệu quả lên đến 180km và được trang bị một đầu đạn nổ cực mạnh nặng 225kg. Nguồn ảnh: blog.goo.ne.