Thông tin về việc Mỹ cam kết sẽ giúp Israel đối phó với hệ thống S-300 của Syria khi được Nga cấp xuất hiện sau khi Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tiết lộ khi đề cập đến kế hoạch nối lại các cuộc không kích tại lãnh thổ Syria của không quân nước này.Dù Thủ tướng Israel không tiết lộ chi tiết cam kết của Mỹ về việc cấp vũ khí nhưng theo nhận định của một số chuyên gia Trung Đông, những loại vũ khí được cấp sẽ đủ sức xuyên thủng hoăc vô hiệu chiếc ô phòng thủ của S-300.Trong đó tên lửa hành trình tấn công ngoài tầm phòng không điểm AGM-158 JASSM sẽ được tính đến. Với tầm bắn 370km, đường bay rất thấp để tránh radar và có lớp vỏ tàng hình, nó sẽ dễ dàng lọt qua các hệ thống phòng không của Syria.Tuy nhiên, điểm khó của Mỹ là nếu cấp những vũ khí tấn công có tầm bắn vượt quá 300km như JASSM cho Israel sẽ vi phạm quy định và như vậy, Nga có quyền cấp tên lửa cho đối tác Syria có tầm bắn tương tự hoặc xa hơn.Mỹ là người hiểu rõ điều này và họ chắc chắn không dám mạo hiểm bởi họ thừa biết, ngay từ giai đoạn đầu của chiến dịch quân sự chống khủng bố tại Syria, Nga đã mang đến đây nhiều vũ khí tối tân, trong đó có cả tên lửa Iskander-K.Và sẽ là mối họa cho cả Mỹ và Israel nếu Nga tuyên bố chuyển giao vũ khí này cho Syria vận hành bởi sự nguy hiểm của vũ khí này. Khả năng này là hoàn toàn có thể nếu Mỹ mạo hiểm với kế hoạch của mình bởi không giống như phiên bản đạn đạo Iskander-M, phiên bản K chỉ được trang bị tên lửa hành trình.Cụ thể, hệ thống tên lửa hành trình đất đối đất Iskander-K - Phiên bản nội địa của Nga mang tên lửa 9M728 tầm bắn 500km hoặc R-500 tầm bắn 2.500km. Tổ hợp vũ khí này cùng sử dụng loại xe mang phóng tự hành việt dã dựa trên khung gầm cơ sở MZKT-7930 giống như phiên bản tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M.Nga đã sử dụng tên lửa Iskander-K cho đợt tấn công phiến quân tại Syria hồi đầu năm 2018 không phải là điều gây bất ngờ lớn vì họ đang sử dụng chiến trường Syria để thử nghiệm, đánh giá tính năng các loại vũ khí mới.Đồng thời vùng đất Trung Đông nóng bỏng này cũng là địa điểm không thể tốt hơn giúp Nga quảng bá tính năng vũ khí trang bị của mình ra thế giới nhằm tìm kiếm các đơn hàng xuất khẩu tiếp theo.Do vậy, không loại trừ khả năng trong thời gian sắp tới sẽ có thêm nhiều vũ khí, khí tài thế hệ mới của Nga lần đầu tiên sẽ được triển khai "thử lửa" tại chiến trường Syria, đây là điều mà giới quan sát quân sự quốc tế cần đặc biệt lưu tâm.Sẽ là mối họa cho cả Mỹ và Israel nếu Nga tuyên bố chuyển giao vũ khí này cho Syria vận hành. Tình huống này Mỹ sẽ phải tính đến nếu muốn cấp vũ khí tầm xa cho Israel. Và như vậy, Iskander-K hoặc bất kỳ vũ khí tầm xa nào khác của Nga có thể chuyển cho Syria sẽ là vật cản khiến Mỹ và Israel phải tính toán ỹ nếu muốn vượt qua. Ảnh trong bài: Tên lửa AGM-158 JASSM.
Thông tin về việc Mỹ cam kết sẽ giúp Israel đối phó với hệ thống S-300 của Syria khi được Nga cấp xuất hiện sau khi Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tiết lộ khi đề cập đến kế hoạch nối lại các cuộc không kích tại lãnh thổ Syria của không quân nước này.
Dù Thủ tướng Israel không tiết lộ chi tiết cam kết của Mỹ về việc cấp vũ khí nhưng theo nhận định của một số chuyên gia Trung Đông, những loại vũ khí được cấp sẽ đủ sức xuyên thủng hoăc vô hiệu chiếc ô phòng thủ của S-300.
Trong đó tên lửa hành trình tấn công ngoài tầm phòng không điểm AGM-158 JASSM sẽ được tính đến. Với tầm bắn 370km, đường bay rất thấp để tránh radar và có lớp vỏ tàng hình, nó sẽ dễ dàng lọt qua các hệ thống phòng không của Syria.
Tuy nhiên, điểm khó của Mỹ là nếu cấp những vũ khí tấn công có tầm bắn vượt quá 300km như JASSM cho Israel sẽ vi phạm quy định và như vậy, Nga có quyền cấp tên lửa cho đối tác Syria có tầm bắn tương tự hoặc xa hơn.
Mỹ là người hiểu rõ điều này và họ chắc chắn không dám mạo hiểm bởi họ thừa biết, ngay từ giai đoạn đầu của chiến dịch quân sự chống khủng bố tại Syria, Nga đã mang đến đây nhiều vũ khí tối tân, trong đó có cả tên lửa Iskander-K.
Và sẽ là mối họa cho cả Mỹ và Israel nếu Nga tuyên bố chuyển giao vũ khí này cho Syria vận hành bởi sự nguy hiểm của vũ khí này. Khả năng này là hoàn toàn có thể nếu Mỹ mạo hiểm với kế hoạch của mình bởi không giống như phiên bản đạn đạo Iskander-M, phiên bản K chỉ được trang bị tên lửa hành trình.
Cụ thể, hệ thống tên lửa hành trình đất đối đất Iskander-K - Phiên bản nội địa của Nga mang tên lửa 9M728 tầm bắn 500km hoặc R-500 tầm bắn 2.500km. Tổ hợp vũ khí này cùng sử dụng loại xe mang phóng tự hành việt dã dựa trên khung gầm cơ sở MZKT-7930 giống như phiên bản tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M.
Nga đã sử dụng tên lửa Iskander-K cho đợt tấn công phiến quân tại Syria hồi đầu năm 2018 không phải là điều gây bất ngờ lớn vì họ đang sử dụng chiến trường Syria để thử nghiệm, đánh giá tính năng các loại vũ khí mới.
Đồng thời vùng đất Trung Đông nóng bỏng này cũng là địa điểm không thể tốt hơn giúp Nga quảng bá tính năng vũ khí trang bị của mình ra thế giới nhằm tìm kiếm các đơn hàng xuất khẩu tiếp theo.
Do vậy, không loại trừ khả năng trong thời gian sắp tới sẽ có thêm nhiều vũ khí, khí tài thế hệ mới của Nga lần đầu tiên sẽ được triển khai "thử lửa" tại chiến trường Syria, đây là điều mà giới quan sát quân sự quốc tế cần đặc biệt lưu tâm.
Sẽ là mối họa cho cả Mỹ và Israel nếu Nga tuyên bố chuyển giao vũ khí này cho Syria vận hành. Tình huống này Mỹ sẽ phải tính đến nếu muốn cấp vũ khí tầm xa cho Israel. Và như vậy, Iskander-K hoặc bất kỳ vũ khí tầm xa nào khác của Nga có thể chuyển cho Syria sẽ là vật cản khiến Mỹ và Israel phải tính toán ỹ nếu muốn vượt qua. Ảnh trong bài: Tên lửa AGM-158 JASSM.