Không quân Israel hiện đang có phi đội gần 30 chiến đấu cơ tàng hình F-35I, tuy vậy họ vẫn hạn chế sử dụng loại chiến đấu cơ này, do chi phí khai thác sử dụng lớn. Ước tính mỗi giờ bay của F-35I lên tới 42.000 USD.Không quân Israel thường ưu tiên sử dụng F-16I khi không kích vào Syria do chi phí khai thác rẻ. Hơn nữa hệ thống phòng không S-300 mạnh nhất của Syria vẫn chưa được Nga trao nút khai hỏa, nên chiến đấu cơ Israel có thể yên tâm thực hiện các cuộc tấn công.Dù Nga đã chính thức chuyển hệ thống S-300 cho Syria vào năm 2018 sau khi nhiều trì hoãn, tuy vậy Moscow vẫn chưa bàn giao quyền sử dụng cho Damascus.Việc không bàn giao quyền khai hỏa cho Damascus là do giữa Nga và Israel có những thỏa thuận ngầm về Syria, theo đó Tel Aviv phải báo cáo mục tiêu tấn công cho Moscow, đồng thời không được tấn công phá hủy hệ thống S-300 Nga mới chuyển giao.Đổi lại Nga cũng sẽ "nhắm mắt bỏ qua" việc Israel liên tục tấn công đồng minh Syria, cũng như ngăn cản quyền sử dụng S-300 của Damascus.Giời đây khi thỏa thuận giữa Nga và Israel về Syria đã hết, rất có thể Moscow sẽ trao quyền khai hỏa S-300 cho Damascus.Điều này sẽ chính thức đặt không quân Israel vào vòng nguy hiểm nếu tiếp tục tấn công vào Syria.Nếu Tel Aviv tiếp tục các cuộng không kích như thường lệ vào Syria, chắc chắn họ sẽ phải tính tới giải pháp dùng chiến đấu cơ tàng hình F-35I thay vì F-15I và F-16I.Với công nghệ tàng hình vượt trội, và nếu Nga không dùng radar cảnh giới của S-400 để hỗ trợ, thì gần như chắc chắn F-35 Israel sẽ dễ dàng qua mặt hệ thống S-300 của Syria.Hiện Israel đang sở hữu phi đội chiến đấu cơ cực mạnh trong đó nổi trội nhất vẫn là dòng tiêm kích tàng hình F-35I,Israel là quốc gia ngoài Mỹ có số lượng chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 F-35 nhiều nhất với số lượng khoảng 30 chiếc.Israel cũng là quốc gia đầu tiên cho F-35 thực chiến, những chiếc F-35I (phiên bản F-35A dành cho Israel) đã thực chiến lần đầu tiên tại Syria vào năm 2018 và mới nhất là cuộc không kích vào dải Gaza tháng 5-2021 vừa qua.Được biết, Israel đặt mua 25 tiêm kích F-35 của Mỹ từ tháng 9/2008 với mức giá 200 triệu USD/chiếc. Tới tháng 10/2014, Israel đồng ý tăng gấp đôi đơn hàng F-35 lên 50 chiếc với mức giá giảm chỉ còn một nửa.Họ đang tiếp tục lên kế hoạch để mua thêm 75 chiếc khác để nâng tổng số F-35I lên 125 chiếc.Khác với các quốc gia đặt mua F-35 khác, Israel yêu cầu được tích hợp nhiều công nghệ nội địa vào siêu tiêm kích này.Tel Aviv khẳng định họ liên tục ở trong tình trạng xung đột quân sự, đòi hỏi phi đội F-35 dành cho họ phải có nhiều điểm vượt trội về công nghệ và khả năng hậu cần.Với sự chấp thuận của Lockheed Martin, Israel trở thành quốc gia duy nhất ngoài Mỹ được quyền can thiệp và chỉnh sửa các hệ thống trên tiêm kích F-35, họ đã đặt biệt hiệu cho những chiếc máy bay của mình là F-35I "Adir" nghĩa là "Người vĩ đại".Một trong những công nghệ then chốt trên F-35I là hệ thống chỉ huy, kiểm soát, liên lạc, máy tính và tình báo (C4I) do Israel tự phát triển, có khả năng lấy dữ liệu từ các cảm biến trên máy bay, nhưng không tương tác với hệ thống máy tính của F-35I.Hệ thống C4I sẽ chuyển thông tin cho các khí tài khác, đặc biệt là tiêm kích F-15I và F-16I, thông qua đường truyền dữ liệu (datalink) để giúp phát hiện, nhận dạng và tấn công mục tiêu của đối phương.F-35I mang tới những tính năng cần thiết, đáp ứng hàng loạt thử thách phức tạp và liên tục thay đổi mà Israel phải đối mặt, nhất là khi không quân Israel đang tác chiến ở hàng loạt mặt trận tại Trung Đông", Tư lệnh không quân Israel Amikam Norkin tuyên bố.Ông Norkin cho biết, Israel đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới đưa tiêm kích tàng hình F-35 vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu, trước cả Mỹ và các đồng minh châu Âu.Nguồn tin chiến trường cho biết những chiếc F-35I đã thể hiện xuất sắc khi thực chiến, thậm chí có tin còn cho biết F-35I đã từng bay vào không phận Iran mà không bị hệ thống radar đối phương phát hiện.Thông thường các chiến đấu cơ trang bị một động cơ thường có tải trọng vũ khí thấp hơn so với hai động cơ, tuy vậy F-35I lại là trường hợp ngoại lệ, nó có thể mang tối đa tới 10,5 tấn vũ khí khi ở chế độ "quái thú".Có được điều này là do F-35I được trang bị động cơ F-135 với lực đẩy tối đa 191 kN, đây cũng là loại động cơ mạnh nhất dành cho máy bay chiến đấu.Mức 10,5 tấn vũ khí khiến ngay cả các dòng chiến đấu cơ hạng nặng như Su-27/30/35 thậm chí cả Su-57 cũng phải e dè khi chúng chỉ có thể mang từ 7-8 tấn.Chế độ "quái thú" hay Beast Mode là khi những tiêm kích F-35I không ưu tiên khả năng tàng hình, mà ưu tiên tải trọng vũ khí.Bình thường ở chế độ tàng hình, F-35I sẽ giấu vũ khí trong thân, nhưng ở chế độ "quái thú" vũ khí sẽ được treo cả dưới 2 cánh và trong thân. Và lúc này trọng tải vũ khí tối đa chỉ đạt 2,6 tấn.Vũ khí chủ lực của siêu tiêm kích này là các tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn AIM-120 AMRAAM với tầm bắn tối đa 180 km. Ngoài ra còn có pháo 25mm, tên lửa không đối đất, đối hải và bom thông minh....Lầu Năm Góc cho biết họ sẽ áp dụng những phương thức tác chiến mới nhất để bắn hạ đối phương ngay ở khoảng cách ngoài tầm nhìn.
Không quân Israel hiện đang có phi đội gần 30 chiến đấu cơ tàng hình F-35I, tuy vậy họ vẫn hạn chế sử dụng loại chiến đấu cơ này, do chi phí khai thác sử dụng lớn. Ước tính mỗi giờ bay của F-35I lên tới 42.000 USD.
Không quân Israel thường ưu tiên sử dụng F-16I khi không kích vào Syria do chi phí khai thác rẻ. Hơn nữa hệ thống phòng không S-300 mạnh nhất của Syria vẫn chưa được Nga trao nút khai hỏa, nên chiến đấu cơ Israel có thể yên tâm thực hiện các cuộc tấn công.
Dù Nga đã chính thức chuyển hệ thống S-300 cho Syria vào năm 2018 sau khi nhiều trì hoãn, tuy vậy Moscow vẫn chưa bàn giao quyền sử dụng cho Damascus.
Việc không bàn giao quyền khai hỏa cho Damascus là do giữa Nga và Israel có những thỏa thuận ngầm về Syria, theo đó Tel Aviv phải báo cáo mục tiêu tấn công cho Moscow, đồng thời không được tấn công phá hủy hệ thống S-300 Nga mới chuyển giao.
Đổi lại Nga cũng sẽ "nhắm mắt bỏ qua" việc Israel liên tục tấn công đồng minh Syria, cũng như ngăn cản quyền sử dụng S-300 của Damascus.
Giời đây khi thỏa thuận giữa Nga và Israel về Syria đã hết, rất có thể Moscow sẽ trao quyền khai hỏa S-300 cho Damascus.
Điều này sẽ chính thức đặt không quân Israel vào vòng nguy hiểm nếu tiếp tục tấn công vào Syria.
Nếu Tel Aviv tiếp tục các cuộng không kích như thường lệ vào Syria, chắc chắn họ sẽ phải tính tới giải pháp dùng chiến đấu cơ tàng hình F-35I thay vì F-15I và F-16I.
Với công nghệ tàng hình vượt trội, và nếu Nga không dùng radar cảnh giới của S-400 để hỗ trợ, thì gần như chắc chắn F-35 Israel sẽ dễ dàng qua mặt hệ thống S-300 của Syria.
Hiện Israel đang sở hữu phi đội chiến đấu cơ cực mạnh trong đó nổi trội nhất vẫn là dòng tiêm kích tàng hình F-35I,
Israel là quốc gia ngoài Mỹ có số lượng chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 F-35 nhiều nhất với số lượng khoảng 30 chiếc.
Israel cũng là quốc gia đầu tiên cho F-35 thực chiến, những chiếc F-35I (phiên bản F-35A dành cho Israel) đã thực chiến lần đầu tiên tại Syria vào năm 2018 và mới nhất là cuộc không kích vào dải Gaza tháng 5-2021 vừa qua.
Được biết, Israel đặt mua 25 tiêm kích F-35 của Mỹ từ tháng 9/2008 với mức giá 200 triệu USD/chiếc. Tới tháng 10/2014, Israel đồng ý tăng gấp đôi đơn hàng F-35 lên 50 chiếc với mức giá giảm chỉ còn một nửa.
Họ đang tiếp tục lên kế hoạch để mua thêm 75 chiếc khác để nâng tổng số F-35I lên 125 chiếc.
Khác với các quốc gia đặt mua F-35 khác, Israel yêu cầu được tích hợp nhiều công nghệ nội địa vào siêu tiêm kích này.
Tel Aviv khẳng định họ liên tục ở trong tình trạng xung đột quân sự, đòi hỏi phi đội F-35 dành cho họ phải có nhiều điểm vượt trội về công nghệ và khả năng hậu cần.
Với sự chấp thuận của Lockheed Martin, Israel trở thành quốc gia duy nhất ngoài Mỹ được quyền can thiệp và chỉnh sửa các hệ thống trên tiêm kích F-35, họ đã đặt biệt hiệu cho những chiếc máy bay của mình là F-35I "Adir" nghĩa là "Người vĩ đại".
Một trong những công nghệ then chốt trên F-35I là hệ thống chỉ huy, kiểm soát, liên lạc, máy tính và tình báo (C4I) do Israel tự phát triển, có khả năng lấy dữ liệu từ các cảm biến trên máy bay, nhưng không tương tác với hệ thống máy tính của F-35I.
Hệ thống C4I sẽ chuyển thông tin cho các khí tài khác, đặc biệt là tiêm kích F-15I và F-16I, thông qua đường truyền dữ liệu (datalink) để giúp phát hiện, nhận dạng và tấn công mục tiêu của đối phương.
F-35I mang tới những tính năng cần thiết, đáp ứng hàng loạt thử thách phức tạp và liên tục thay đổi mà Israel phải đối mặt, nhất là khi không quân Israel đang tác chiến ở hàng loạt mặt trận tại Trung Đông", Tư lệnh không quân Israel Amikam Norkin tuyên bố.
Ông Norkin cho biết, Israel đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới đưa tiêm kích tàng hình F-35 vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu, trước cả Mỹ và các đồng minh châu Âu.
Nguồn tin chiến trường cho biết những chiếc F-35I đã thể hiện xuất sắc khi thực chiến, thậm chí có tin còn cho biết F-35I đã từng bay vào không phận Iran mà không bị hệ thống radar đối phương phát hiện.
Thông thường các chiến đấu cơ trang bị một động cơ thường có tải trọng vũ khí thấp hơn so với hai động cơ, tuy vậy F-35I lại là trường hợp ngoại lệ, nó có thể mang tối đa tới 10,5 tấn vũ khí khi ở chế độ "quái thú".
Có được điều này là do F-35I được trang bị động cơ F-135 với lực đẩy tối đa 191 kN, đây cũng là loại động cơ mạnh nhất dành cho máy bay chiến đấu.
Mức 10,5 tấn vũ khí khiến ngay cả các dòng chiến đấu cơ hạng nặng như Su-27/30/35 thậm chí cả Su-57 cũng phải e dè khi chúng chỉ có thể mang từ 7-8 tấn.
Chế độ "quái thú" hay Beast Mode là khi những tiêm kích F-35I không ưu tiên khả năng tàng hình, mà ưu tiên tải trọng vũ khí.
Bình thường ở chế độ tàng hình, F-35I sẽ giấu vũ khí trong thân, nhưng ở chế độ "quái thú" vũ khí sẽ được treo cả dưới 2 cánh và trong thân. Và lúc này trọng tải vũ khí tối đa chỉ đạt 2,6 tấn.
Vũ khí chủ lực của siêu tiêm kích này là các tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn AIM-120 AMRAAM với tầm bắn tối đa 180 km. Ngoài ra còn có pháo 25mm, tên lửa không đối đất, đối hải và bom thông minh....
Lầu Năm Góc cho biết họ sẽ áp dụng những phương thức tác chiến mới nhất để bắn hạ đối phương ngay ở khoảng cách ngoài tầm nhìn.