Theo tin tức mới nhất từ Syria, nhằm phá hoạt thỏa thuận ngừng bắn giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga, phiến quân Syria đã không chấp hành lệnh của cả Nga lẫn Thổ Nhĩ Kỳ; họ cũng không ngần ngại, khi quay súng chống lại cả Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia từng "chống lưng" cho họ từ khi còn "trứng nước".Như vậy, cuộc chiến ở Syria hiện nay, không chỉ có người Syria đánh người Syria, mà còn là chiến trường của các cường quốc khu vực.Theo thỏa thuận ngừng bắn ký ngày 5/3, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đã thành lập đoàn tuần tra chung dọc cao tốc M4 để thúc đẩy lệnh ngừng bắn. Trong một thông báo mới nhất cho biết, vào ngày 15/3, phiến quân Syria đã ngăn cản đoàn xe tuần tra chung của Thổ Nhĩ Kỳ và Nga.Vào ngày 24/3, một thiết bị nổ tự chế đã phát nổ, khi đoàn xe tuần tra của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đi qua vùng Sufahan, khiến 2 chiếc xe bị hư hỏng và 2 binh sĩ bị thương. Mặc dù phiến quân nói rằng cuộc tấn công là một tai nạn, nhưng Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã buộc phải rút lui hàng chục km để bảo đảm an toàn. Với vụ việc trên, đã đặt Thổ Nhĩ Kỳ vào tính huống "tiến, thoái lưỡng nan".Chúng ta đều biết rằng Thổ Nhĩ Kỳ coi phiến quân Syria là đồng minh, và họ đã ủng hộ lực lượng phiến quân để lật đổ chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Tuy nhiên lần này, phiến quân bất ngờ tấn công vào người đã nuôi dưỡng và che chở, cho thấy mối quan hệ giữa hai bên đã tan vỡ.Theo các nguồn tin, hiện tại có sự chia rẽ nghiêm trọng trong lực lượng phiến quân vì những thất bại liên tiếp của lực lượng này trên các chiến trường vừa qua và bất mãn với chính thỏa thuận ngừng bắn, được ký giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga mới đây; hiện nay lực lượng phiến quân chỉ còn tỉnh Idlib là nơi trú ngụ chính.Thổ Nhĩ Kỳ đã chấp nhận tình hình hiện tại, nhưng phiến quân không hài lòng với thỏa thuận ngừng bắn; phiến quân cho rằng, Thổ Nhĩ Kỳ đã phản bội lại lợi ích của họ; với việc chống lại lệnh ngừng bắn, lực lượng phiến quân hy vọng sẽ mở rộng được khu vực chiếm đóng.Phải khẳng định rằng, thỏa thuận ngừng bắn là cơ hội đưa đến hòa bình cho Syria; nhưng điều đáng thất vọng là lực lượng phiến quân không chấp nhận, và đẩy thỏa thuận ngừng bắn đến bên bờ vực đổ vỡ.Lực lượng phiến quân không chỉ tổ chức các cuộc tiến công, mà còn sử dụng cả phụ nữ và trẻ em tham gia ngăn cản các cuộc tuần tra chung của Thổ Nhĩ Kỳ và Nga, như đốt lốp xe, lập nhiều vật cản đường…sau đó dùng điện thoại ghi lại hình ảnh và đưa lên mạng xã hội, buộc cuộc tuần tra chung giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ phải dừng lại.Về phía Nga đã đưa ra những tín hiệu cứng rắn, nếu phiến quân có những hành động quân sự chống lại Nga, Nga sẽ đáp trả phiến quân bằng sức mạnh của bom đạn; lực lượng phiến quân hiện đã mất sự ủng hộ của Thổ Nhĩ Kỳ, nếu họ có những hành động quân sự làm tổn hại đến lực lượng của Nga, đó có thể là dấu chấm hết đối với phiến quân.Sau khi xe tuần tra của Thổ Nhĩ Kỳ bị tấn công, Thổ Nhĩ Kỳ đã không đưa ra tuyên bố hay phản ứng với các hành động của phiến quân; rất có thể, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn muốn liên lạc với phiến quân và biết được mục đích và suy nghĩ thực sự của họ sau hành động tiến công vào đoàn xe của Thổ Nhĩ Kỳ vừa qua.Cũng phải nói rằng, lực lượng phiến quân cũng đã hy sinh rất nhiều để có được vị thế như ngày hôm nay; và họ cũng không muốn mất tất cả chỉ vì một thỏa thuận của 2 quốc gia khác. Phía Nga cũng đưa ra cảnh báo cho phiến quân sau vụ tấn công, nhưng chưa có hành động cụ thể nào để răn đe.Nếu phiến quân phá vỡ thỏa thuận ngừng bắn và khăng khăng phát động chiến tranh, đây cũng là điều mà chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad Syria muốn thấy; bởi vì chấp hành thỏa thuận ngừng bắn trước đó, Idlib đã bị phiến quân chiếm lại, khiến Syria chưa thể thống nhất về tay Quân đội chính phủ Syria.Việc bình định lãnh thổ Syria có thể nằm hoàn toàn trong khả năng của Nga, nhưng Nga đã nhượng bộ Thổ Nhĩ Kỳ vì những lợi ích khác, ví dụ như dự án khí đốt tự nhiên Nga - Thổ hiện đang được xây dựng, cũng như các hợp đồng bán vũ khí cho Thổ Nhĩ Kỳ với trị giá hàng chục tỷ USD.Việc tính toán giữa lợi ích khi giải phóng tỉnh Idlib, ít hơn nhiều so với lợi ích kinh tế mà Thổ Nhĩ Kỳ mang lại; nhất là khi Nga đang bị phương Tây cấm vận như hiện nay, nên Nga dễ dàng có thỏa hiệp. Có thể thấy ở đây, quyền tự quyết của một quốc gia phải nằm trong tay chính họ và không bị chi phối bởi các quốc gia khác; bất kỳ quốc gia nào cũng hành động vì lợi ích quốc gia, dân tộc và điều đó không có ngoại lệ. Video Cuộc chiến Syria vẫn chưa có hồi kết - Nguồn: Truyền hình Nhân dân
Theo tin tức mới nhất từ Syria, nhằm phá hoạt thỏa thuận ngừng bắn giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga, phiến quân Syria đã không chấp hành lệnh của cả Nga lẫn Thổ Nhĩ Kỳ; họ cũng không ngần ngại, khi quay súng chống lại cả Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia từng "chống lưng" cho họ từ khi còn "trứng nước".
Như vậy, cuộc chiến ở Syria hiện nay, không chỉ có người Syria đánh người Syria, mà còn là chiến trường của các cường quốc khu vực.
Theo thỏa thuận ngừng bắn ký ngày 5/3, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đã thành lập đoàn tuần tra chung dọc cao tốc M4 để thúc đẩy lệnh ngừng bắn. Trong một thông báo mới nhất cho biết, vào ngày 15/3, phiến quân Syria đã ngăn cản đoàn xe tuần tra chung của Thổ Nhĩ Kỳ và Nga.
Vào ngày 24/3, một thiết bị nổ tự chế đã phát nổ, khi đoàn xe tuần tra của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đi qua vùng Sufahan, khiến 2 chiếc xe bị hư hỏng và 2 binh sĩ bị thương. Mặc dù phiến quân nói rằng cuộc tấn công là một tai nạn, nhưng Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã buộc phải rút lui hàng chục km để bảo đảm an toàn. Với vụ việc trên, đã đặt Thổ Nhĩ Kỳ vào tính huống "tiến, thoái lưỡng nan".
Chúng ta đều biết rằng Thổ Nhĩ Kỳ coi phiến quân Syria là đồng minh, và họ đã ủng hộ lực lượng phiến quân để lật đổ chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Tuy nhiên lần này, phiến quân bất ngờ tấn công vào người đã nuôi dưỡng và che chở, cho thấy mối quan hệ giữa hai bên đã tan vỡ.
Theo các nguồn tin, hiện tại có sự chia rẽ nghiêm trọng trong lực lượng phiến quân vì những thất bại liên tiếp của lực lượng này trên các chiến trường vừa qua và bất mãn với chính thỏa thuận ngừng bắn, được ký giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga mới đây; hiện nay lực lượng phiến quân chỉ còn tỉnh Idlib là nơi trú ngụ chính.
Thổ Nhĩ Kỳ đã chấp nhận tình hình hiện tại, nhưng phiến quân không hài lòng với thỏa thuận ngừng bắn; phiến quân cho rằng, Thổ Nhĩ Kỳ đã phản bội lại lợi ích của họ; với việc chống lại lệnh ngừng bắn, lực lượng phiến quân hy vọng sẽ mở rộng được khu vực chiếm đóng.
Phải khẳng định rằng, thỏa thuận ngừng bắn là cơ hội đưa đến hòa bình cho Syria; nhưng điều đáng thất vọng là lực lượng phiến quân không chấp nhận, và đẩy thỏa thuận ngừng bắn đến bên bờ vực đổ vỡ.
Lực lượng phiến quân không chỉ tổ chức các cuộc tiến công, mà còn sử dụng cả phụ nữ và trẻ em tham gia ngăn cản các cuộc tuần tra chung của Thổ Nhĩ Kỳ và Nga, như đốt lốp xe, lập nhiều vật cản đường…sau đó dùng điện thoại ghi lại hình ảnh và đưa lên mạng xã hội, buộc cuộc tuần tra chung giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ phải dừng lại.
Về phía Nga đã đưa ra những tín hiệu cứng rắn, nếu phiến quân có những hành động quân sự chống lại Nga, Nga sẽ đáp trả phiến quân bằng sức mạnh của bom đạn; lực lượng phiến quân hiện đã mất sự ủng hộ của Thổ Nhĩ Kỳ, nếu họ có những hành động quân sự làm tổn hại đến lực lượng của Nga, đó có thể là dấu chấm hết đối với phiến quân.
Sau khi xe tuần tra của Thổ Nhĩ Kỳ bị tấn công, Thổ Nhĩ Kỳ đã không đưa ra tuyên bố hay phản ứng với các hành động của phiến quân; rất có thể, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn muốn liên lạc với phiến quân và biết được mục đích và suy nghĩ thực sự của họ sau hành động tiến công vào đoàn xe của Thổ Nhĩ Kỳ vừa qua.
Cũng phải nói rằng, lực lượng phiến quân cũng đã hy sinh rất nhiều để có được vị thế như ngày hôm nay; và họ cũng không muốn mất tất cả chỉ vì một thỏa thuận của 2 quốc gia khác. Phía Nga cũng đưa ra cảnh báo cho phiến quân sau vụ tấn công, nhưng chưa có hành động cụ thể nào để răn đe.
Nếu phiến quân phá vỡ thỏa thuận ngừng bắn và khăng khăng phát động chiến tranh, đây cũng là điều mà chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad Syria muốn thấy; bởi vì chấp hành thỏa thuận ngừng bắn trước đó, Idlib đã bị phiến quân chiếm lại, khiến Syria chưa thể thống nhất về tay Quân đội chính phủ Syria.
Việc bình định lãnh thổ Syria có thể nằm hoàn toàn trong khả năng của Nga, nhưng Nga đã nhượng bộ Thổ Nhĩ Kỳ vì những lợi ích khác, ví dụ như dự án khí đốt tự nhiên Nga - Thổ hiện đang được xây dựng, cũng như các hợp đồng bán vũ khí cho Thổ Nhĩ Kỳ với trị giá hàng chục tỷ USD.
Việc tính toán giữa lợi ích khi giải phóng tỉnh Idlib, ít hơn nhiều so với lợi ích kinh tế mà Thổ Nhĩ Kỳ mang lại; nhất là khi Nga đang bị phương Tây cấm vận như hiện nay, nên Nga dễ dàng có thỏa hiệp. Có thể thấy ở đây, quyền tự quyết của một quốc gia phải nằm trong tay chính họ và không bị chi phối bởi các quốc gia khác; bất kỳ quốc gia nào cũng hành động vì lợi ích quốc gia, dân tộc và điều đó không có ngoại lệ.