Nếu sử dụng khái niệm "tàu chiến" một cách chính xác, nghĩa là không bao gồm tàu sân bay cũng như tàu đổ bộ tấn công và đặc biệt là không bao gồm những chiếc "khu trục hạm mang trực thăng" của Nhật thì tuần dương hạm hạt nhân lớp Kirov của Hải quân Nga mới chính là tàu chiến lớn nhất hiện nay. Nguồn ảnh: Wiki.Được xây dựng từ năm 1974 và gấp rút được ra đời vào đầu thập niên 80, sự ra đời của Kirov được coi là màn đáp trả cho việc Mỹ tái biên chế thiết giáp hạm Iowa khổng lồ của mình hồi đầu thập niên 80. Mặc dù vậy, rõ ràng thiết giáp hạm lớp Iowa của Mỹ hoàn toàn không có cửa so với những tuần dương hạm sử dụng năng lượng nguyên tử của Liên Xô này. Nguồn ảnh: Flickr.Tổng cộng trong thời gian từ năm 1974 tới năm 1998, Liên Xô và Nga sau này đã đóng được 4 tuần dương hạm lớp Kirov. Thực tế theo tuỳ từng quốc gia mà Kirov sẽ được xếp vào lớp tuần dương hạm hộ vệ tên lửa, tuần dương hạm hạng nặng hay tàu sử dụng động cơ hạt nhân. Nguồn ảnh: Flickr.Điểm nguy hiểm nhất của tuần dương hạm lớp Kirov do Liên Xô trước đây thiết kế đó chính là hệ thống vũ khí cực khủng của nó. Dương như mọi loại vũ khí đối hải và đối không hiện đại nhất mà Liên Xô từng phát minh ra đều được đặt trên con tàu này. Nguồn ảnh: Iok.Có thể kể sơ qua hệ thống vũ khí trên lớp Kirov bao gồm màu vàng là 2 tổ hợp tên lửa hành trình chống hạm loại P-700 Granit, màu hồng là hai bệ pháo/tên lửa phòng thủ tầm gần lợi Kashtan. Nguồn ảnh: Wiki.Ở phía sau tàu hoả lực bao gồm màu hồng là 4 pháo cao tốc 30mm AK-630, màu đỏ là 2 ụ tên lửa đối không tầm gần loại 9K33 Osa (đã được hạ xuống giấu trong khoang), màu xanh lá cây là 20 ống phóng tên lửa hành trình chống hạm P-700, màu xanh dương là 12 ống phóng tên lửa phòng không S-300 và màu vàng là tổ hợp SS-N-14 vừa có khả năng chống tàu ngầm, vừa có khả năng chống tàu nổi. Nguồn ảnh: Wiki.Động cơ được tuần dương hạm hạt nhân Kirov sử dụng là loại động cơ CONAS do Liên Xô tự thiết kế. Đây là một tổ hợp cực kỳ độc đáo kết hợp giữa các lõi phản ứng hạt nhân và động cơ hơi nước, cung cấp tổng cộng 140.000 sức ngựa thông qua hai trục dẫn động cho phép tàu di chuyển được với tộc độ tối đa 32 hải lý tương đương 59 km/h. Nguồn ảnh: Sovietnavy.Tuy nhiên khác với các loại tàu sử dụng động cơ hạt nhân khác, động cơ phức hợp hạt nhân - hơi nước của tuần dương hạm lớp Kirov cho phép nó hoạt động được với tầm khoảng 1900 km trước khi... hết nước. Tuy nhiên tàu có thể chuyển sang chạy chỉ với động cơ hạt nhân để có được tầm hoạt động vô giới hạn nhưng bù lại, tốc độ khi đó chỉ còn tối đa 20 hải lý tương đương 37 km/h. Nguồn ảnh: Was.Biên chế thuỷ thủ đoàn trên tàu đầy đủ bao gồm 710 người, con tàu khổng lồ này có độ giãn nước lên tới 28.000 tấn, dài 252 mét, rộng 28,5 mét và mớm nước tối đa 9,1 mét. Tàu được bọc thép toàn thân 76mm và có khả năng mang theo tối đa tới 3 trực thăng. Nguồn ảnh: Pinterest.Liên Xô từng dự định đóng tổng cộng 5 tuần dương hạm hạt nhân loại này. Tuy nhiên do Liên Xô tan rã, Nga không còn đủ kinh phí đóng mới cũng như duy trì nên chỉ hoàn thành được 4 chiếc. Hiện cả 4 chiếc tuần dương hạm lớp Kirov trong Hải quân Nga đều vẫn đang tiếp tục hoạt động, trong đó có một chiếc đã trải qua nửa vòng đời và đang được tái nạp lõi phản ứng hạt nhân. Nguồn ảnh: Toparmy. Mời độc giả xem Video: Choáng váng với dàn hoả lực kinh hãi mà tuần dương hạm hạt nhân Kirov của Liên Xô - Nga có thể mang theo.
Nếu sử dụng khái niệm "tàu chiến" một cách chính xác, nghĩa là không bao gồm tàu sân bay cũng như tàu đổ bộ tấn công và đặc biệt là không bao gồm những chiếc "khu trục hạm mang trực thăng" của Nhật thì tuần dương hạm hạt nhân lớp Kirov của Hải quân Nga mới chính là tàu chiến lớn nhất hiện nay. Nguồn ảnh: Wiki.
Được xây dựng từ năm 1974 và gấp rút được ra đời vào đầu thập niên 80, sự ra đời của Kirov được coi là màn đáp trả cho việc Mỹ tái biên chế thiết giáp hạm Iowa khổng lồ của mình hồi đầu thập niên 80. Mặc dù vậy, rõ ràng thiết giáp hạm lớp Iowa của Mỹ hoàn toàn không có cửa so với những tuần dương hạm sử dụng năng lượng nguyên tử của Liên Xô này. Nguồn ảnh: Flickr.
Tổng cộng trong thời gian từ năm 1974 tới năm 1998, Liên Xô và Nga sau này đã đóng được 4 tuần dương hạm lớp Kirov. Thực tế theo tuỳ từng quốc gia mà Kirov sẽ được xếp vào lớp tuần dương hạm hộ vệ tên lửa, tuần dương hạm hạng nặng hay tàu sử dụng động cơ hạt nhân. Nguồn ảnh: Flickr.
Điểm nguy hiểm nhất của tuần dương hạm lớp Kirov do Liên Xô trước đây thiết kế đó chính là hệ thống vũ khí cực khủng của nó. Dương như mọi loại vũ khí đối hải và đối không hiện đại nhất mà Liên Xô từng phát minh ra đều được đặt trên con tàu này. Nguồn ảnh: Iok.
Có thể kể sơ qua hệ thống vũ khí trên lớp Kirov bao gồm màu vàng là 2 tổ hợp tên lửa hành trình chống hạm loại P-700 Granit, màu hồng là hai bệ pháo/tên lửa phòng thủ tầm gần lợi Kashtan. Nguồn ảnh: Wiki.
Ở phía sau tàu hoả lực bao gồm màu hồng là 4 pháo cao tốc 30mm AK-630, màu đỏ là 2 ụ tên lửa đối không tầm gần loại 9K33 Osa (đã được hạ xuống giấu trong khoang), màu xanh lá cây là 20 ống phóng tên lửa hành trình chống hạm P-700, màu xanh dương là 12 ống phóng tên lửa phòng không S-300 và màu vàng là tổ hợp SS-N-14 vừa có khả năng chống tàu ngầm, vừa có khả năng chống tàu nổi. Nguồn ảnh: Wiki.
Động cơ được tuần dương hạm hạt nhân Kirov sử dụng là loại động cơ CONAS do Liên Xô tự thiết kế. Đây là một tổ hợp cực kỳ độc đáo kết hợp giữa các lõi phản ứng hạt nhân và động cơ hơi nước, cung cấp tổng cộng 140.000 sức ngựa thông qua hai trục dẫn động cho phép tàu di chuyển được với tộc độ tối đa 32 hải lý tương đương 59 km/h. Nguồn ảnh: Sovietnavy.
Tuy nhiên khác với các loại tàu sử dụng động cơ hạt nhân khác, động cơ phức hợp hạt nhân - hơi nước của tuần dương hạm lớp Kirov cho phép nó hoạt động được với tầm khoảng 1900 km trước khi... hết nước. Tuy nhiên tàu có thể chuyển sang chạy chỉ với động cơ hạt nhân để có được tầm hoạt động vô giới hạn nhưng bù lại, tốc độ khi đó chỉ còn tối đa 20 hải lý tương đương 37 km/h. Nguồn ảnh: Was.
Biên chế thuỷ thủ đoàn trên tàu đầy đủ bao gồm 710 người, con tàu khổng lồ này có độ giãn nước lên tới 28.000 tấn, dài 252 mét, rộng 28,5 mét và mớm nước tối đa 9,1 mét. Tàu được bọc thép toàn thân 76mm và có khả năng mang theo tối đa tới 3 trực thăng. Nguồn ảnh: Pinterest.
Liên Xô từng dự định đóng tổng cộng 5 tuần dương hạm hạt nhân loại này. Tuy nhiên do Liên Xô tan rã, Nga không còn đủ kinh phí đóng mới cũng như duy trì nên chỉ hoàn thành được 4 chiếc. Hiện cả 4 chiếc tuần dương hạm lớp Kirov trong Hải quân Nga đều vẫn đang tiếp tục hoạt động, trong đó có một chiếc đã trải qua nửa vòng đời và đang được tái nạp lõi phản ứng hạt nhân. Nguồn ảnh: Toparmy.
Mời độc giả xem Video: Choáng váng với dàn hoả lực kinh hãi mà tuần dương hạm hạt nhân Kirov của Liên Xô - Nga có thể mang theo.