Binh lính thuộc Lữ đoàn 9 Bộ binh Canada đổ bộ lên bãi biển mật danh Juno. Đây là một trong những bãi biển ít đổ máu nhất trong ngày mở màn chiến dịch đánh vào châu Âu của Quân Đồng Minh. Nguồn ảnh: Theatlantic.Một người lính Mỹ đã kiệt sức đang đắp chăn cho người đồng đội đã tử vong của mình tại bãi biển Omaha vào ngày đổ bộ 6/6/1944. Omaha là bãi đổ bộ ác liệt, đẫm máu nhất trong buổi sáng ngày hôm đó. Nguồn ảnh: Theatlantic.Sau khi lực lượng Lính thủy Đánh bộ Đồng Minh đẩy lùi được Phát xít ra khỏi bờ biển, hàng trăm tàu hàng tiếp tế mang theo nhu yếu phẩm, đạn dược, thuốc men, pháo, thiết giáp, cơ giới ùn ùn kéo vào bờ để thiết lập cầu hậu cần từ Anh sáng Pháp. Nguồn ảnh: Theatlantic.Cho đến tận ngày hôm nay, chiến dịch Neptune (chiến dịch đổ bộ lên nước Pháp của Quân Đồng Minh) vẫn là chiến dịch có lực lượng hậu cần lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Nguồn ảnh: Theatlantic.Sâu trong đất liền, lực lượng Không quân Đồng Minh đang kiểm soát bầu trời nước Pháp và thả xuống những lực lượng đặc biệt kèm pháo và xe jeep từ các tàu lượn. Ảnh: Các tàu lượn mang theo phương tiện cơ giới được máy bay C-47 kéo vào đất liền sau đó đáp xuống những cánh đồng rộng thênh thang của nước Pháp. Nguồn ảnh: Theatlantic.Một lính Thủy quân Lục chiến Mỹ thiệt mạng trên bãi biển Normandy. Chỉ tính riêng trong buổi sáng 6/6/1944, đã có khoảng 10.000 binh lính Đồng Minh bị thương vong. Nguồn ảnh: Theatlantic.Lực lượng Thủy quân Lục chiến Đồng Minh ngay khi vào bờ sẽ tiếp tục tiến sâu vào trong đất liền chiến đấu, quyết tâm không để Phát Xit đẩy người Quân Đồng Minh ra biển như cách quân Đức đã làm cách đấy 3 năm khi họ chiếm nước Pháp. Nguồn ảnh: Theatlantic.Những binh lính Mỹ thiệt mạng được chôn cất ngay tại trận địa. Nguồn ảnh: Theatlantic.Sâu bên trong đất liền, lực lượng Đồng Minh bị chia làm rất nhiều nhóm nhỏ bao gồm lực lượng Thủy quân Lục chiến đổ bộ vào từ bãi biển, lính Dù nhảy xuống từ đêm hôm trước và lính biệt kích đổ bộ từ tàu lượn vào chiều cùng ngày. Trong những ngày đầu tiên đã ghi nhận được rất nhiều trường hợp thương vong do quân ta bắn quân mình vì thế "cài răng lược" khiến những lực lượng tham chiến không biết đâu là địch, đâu là ta cho đến khi quá muộn. Nguồn ảnh: Theatlantic.Một binh lính Mỹ thiệt mạng khi cố lấy nước từ một máy bơm nước giếng khoan bằng tay, đáng tiếc là trong chiếc máy bơm này là một chiếc bẫy lựu đạn đã được Quân Đức cài lại. Nguồn ảnh: Theatlantic.Một binh lính Đức chiến đấu đến cùng và thiệt mạng vào ngày 27/6/1944. Nguồn ảnh: Theatlantic.Cánh đồng đầy mũ sắt của các tù binh Đức sau khi bị Quân Đồng Minh bắt giữ. Nguồn ảnh: Theatlantic.Ngày 25/9/1944, phía Mỹ lại tiếp tục nhảy dù xuống Hà Lan-đất nước của những chiếc cối xay gió. Nguồn ảnh: Theatlantic.Chiến dịch đổ bộ đường không xuống Hà Lan có tên Operation Market Garden đến nay vẫn là chiến dịch đổ bộ đường không lớn nhất trong lịch sử với sự tham gia của 20.000 lính dù và 15.000 lính bộ binh. Nguồn ảnh: Theatlantic.Một pha tiếp đất không thành công của một lính dù thuộc sư đoàn dù số 1, Mỹ. Ảnh chụp ngày 24/9/1944. Nguồn ảnh: Theatlantic.Khi rút lui, quân Đức đã giật sập rất nhiều câu cầu để chặn đường tiến của Quân Đồng Minh. Ảnh: Một cây cầu bị đánh sập ở cảng Cherbourg, Pháp. Ảnh chụp ngày 27/7/1944. Nguồn ảnh: Theatlantic.Binh lính Mỹ ngồi "nhậu" rượu vang ở thành phố La Haye du Puits, Pháp sau khi chiếm được thành phố này từ tay Quân Đức. Nguồn ảnh: Theatlantic.Quân Đồng Minh tiến vào Paris, vào khoảnh khắc bức ảnh này được chụp những người dân Paris và lính Đồng Minh phải nằm rạp xuống đất sau khi nghe thấy tiếng súng từ một tay bắn tỉa Đức. Sau khi chiếm được Paris phải mất cả tháng trời phía Đồng Minh cùng sự giúp sức của lực lượng du kích Pháp mới kiểm soát được hoàn toàn thành phố. Nguồn ảnh: Theatlantic.Ngày 19/8/1944, Quân Đồng Minh dẫn đầu là các lực lượng Mỹ duyệt binh trên đại lộ Chaps-Elysees của Pháp, Paris chính thức được giải phóng. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Binh lính thuộc Lữ đoàn 9 Bộ binh Canada đổ bộ lên bãi biển mật danh Juno. Đây là một trong những bãi biển ít đổ máu nhất trong ngày mở màn chiến dịch đánh vào châu Âu của Quân Đồng Minh. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Một người lính Mỹ đã kiệt sức đang đắp chăn cho người đồng đội đã tử vong của mình tại bãi biển Omaha vào ngày đổ bộ 6/6/1944. Omaha là bãi đổ bộ ác liệt, đẫm máu nhất trong buổi sáng ngày hôm đó. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Sau khi lực lượng Lính thủy Đánh bộ Đồng Minh đẩy lùi được Phát xít ra khỏi bờ biển, hàng trăm tàu hàng tiếp tế mang theo nhu yếu phẩm, đạn dược, thuốc men, pháo, thiết giáp, cơ giới ùn ùn kéo vào bờ để thiết lập cầu hậu cần từ Anh sáng Pháp. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Cho đến tận ngày hôm nay, chiến dịch Neptune (chiến dịch đổ bộ lên nước Pháp của Quân Đồng Minh) vẫn là chiến dịch có lực lượng hậu cần lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Sâu trong đất liền, lực lượng Không quân Đồng Minh đang kiểm soát bầu trời nước Pháp và thả xuống những lực lượng đặc biệt kèm pháo và xe jeep từ các tàu lượn. Ảnh: Các tàu lượn mang theo phương tiện cơ giới được máy bay C-47 kéo vào đất liền sau đó đáp xuống những cánh đồng rộng thênh thang của nước Pháp. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Một lính Thủy quân Lục chiến Mỹ thiệt mạng trên bãi biển Normandy. Chỉ tính riêng trong buổi sáng 6/6/1944, đã có khoảng 10.000 binh lính Đồng Minh bị thương vong. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Lực lượng Thủy quân Lục chiến Đồng Minh ngay khi vào bờ sẽ tiếp tục tiến sâu vào trong đất liền chiến đấu, quyết tâm không để Phát Xit đẩy người Quân Đồng Minh ra biển như cách quân Đức đã làm cách đấy 3 năm khi họ chiếm nước Pháp. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Những binh lính Mỹ thiệt mạng được chôn cất ngay tại trận địa. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Sâu bên trong đất liền, lực lượng Đồng Minh bị chia làm rất nhiều nhóm nhỏ bao gồm lực lượng Thủy quân Lục chiến đổ bộ vào từ bãi biển, lính Dù nhảy xuống từ đêm hôm trước và lính biệt kích đổ bộ từ tàu lượn vào chiều cùng ngày. Trong những ngày đầu tiên đã ghi nhận được rất nhiều trường hợp thương vong do quân ta bắn quân mình vì thế "cài răng lược" khiến những lực lượng tham chiến không biết đâu là địch, đâu là ta cho đến khi quá muộn. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Một binh lính Mỹ thiệt mạng khi cố lấy nước từ một máy bơm nước giếng khoan bằng tay, đáng tiếc là trong chiếc máy bơm này là một chiếc bẫy lựu đạn đã được Quân Đức cài lại. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Một binh lính Đức chiến đấu đến cùng và thiệt mạng vào ngày 27/6/1944. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Cánh đồng đầy mũ sắt của các tù binh Đức sau khi bị Quân Đồng Minh bắt giữ. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Ngày 25/9/1944, phía Mỹ lại tiếp tục nhảy dù xuống Hà Lan-đất nước của những chiếc cối xay gió. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Chiến dịch đổ bộ đường không xuống Hà Lan có tên Operation Market Garden đến nay vẫn là chiến dịch đổ bộ đường không lớn nhất trong lịch sử với sự tham gia của 20.000 lính dù và 15.000 lính bộ binh. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Một pha tiếp đất không thành công của một lính dù thuộc sư đoàn dù số 1, Mỹ. Ảnh chụp ngày 24/9/1944. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Khi rút lui, quân Đức đã giật sập rất nhiều câu cầu để chặn đường tiến của Quân Đồng Minh. Ảnh: Một cây cầu bị đánh sập ở cảng Cherbourg, Pháp. Ảnh chụp ngày 27/7/1944. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Binh lính Mỹ ngồi "nhậu" rượu vang ở thành phố La Haye du Puits, Pháp sau khi chiếm được thành phố này từ tay Quân Đức. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Quân Đồng Minh tiến vào Paris, vào khoảnh khắc bức ảnh này được chụp những người dân Paris và lính Đồng Minh phải nằm rạp xuống đất sau khi nghe thấy tiếng súng từ một tay bắn tỉa Đức. Sau khi chiếm được Paris phải mất cả tháng trời phía Đồng Minh cùng sự giúp sức của lực lượng du kích Pháp mới kiểm soát được hoàn toàn thành phố. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Ngày 19/8/1944, Quân Đồng Minh dẫn đầu là các lực lượng Mỹ duyệt binh trên đại lộ Chaps-Elysees của Pháp, Paris chính thức được giải phóng. Nguồn ảnh: Theatlantic.