Ngày 6/6/1944, quân Đồng Minh gồm liên quân Anh, Canada, Mỹ,... đã vượt eo biển Manche để đổ bộ lên bãi biển Normandy nhằm mở một mặt trận thứ hai tại châu Âu, mục tiêu đầu tiên của lực lượng Đồng Minh đó là thiết lập cầu tiếp vận từ Anh sang Pháp và giải phóng nước Pháp. Nguồn ảnh: Warhistory.Ngay sau khi bãi biển được "dọn dẹp", cầu tiếp vận được thành lập, lực lượng Đồng Minh với số lượng cực kỳ lớn đã đánh dồn dập vào những thành phố, thị trấn ven biển quanh khu vực Normandy. Ảnh: Một chiếc xe tăng Sherman của quân Đồng Minh bị bắn hạ bởi xe tăng Panther Đức. Nguồn ảnh: Warhistory.Lực lượng công binh Đồng Minh nỗ lực làm đường vượt bùn lầy, dọn bãi mìn cho các phương tiện thiết giáp tiến công. Nguồn ảnh: Warhistory.Một chiếc Panther của quân Đức bị lực lượng dù đặc nhiệm Anh thổi bay tháp pháo hạ gục hoàn toàn. Nguồn ảnh: Warhistory.Những thị trấn đổ nát và hoang tàn sau các đợt oanh kích của cả phía Đồng Minh lẫn Phát-xít. Lực lượng Đức phòng thủ ở bờ biển Normandy rất mỏng, chỉ 500 lính Đức đã cầm chân 100.000 quân Đồng Minh trên bãi biển suốt một buổi sáng tuy nhiên phía Đồng Minh đã bất chấp thương vong đánh bật được lực lượng phòng thủ này để tiến vào đất Pháp. Nguồn ảnh: Warhistory.Cả hai bên đều sử dụng tất cả các loại hỏa lực mạnh của mình như máy bay ném bom hạng nặng, pháo, rocket,... để cố dành được ưu thế trên chiến trường. Tuy nhiên chính điều đó đã khiến nhiều thị trấn cổ điển của Pháp ở ven khu vực Normandy bị biến thành đống gạch vụn. Nguồn ảnh: Warhistory.Ngay cả nhà thờ cũng không thể tránh được những đợt không kích và bom bay "lạc" của các bên. Nguồn ảnh: Warhistory.Lính Mỹ với một khẩu pháo chống tăng cỡ nòng 75 mm chặn một con phố ở St Malo. Lực lượng thiết giáp của Đức có vẻ bị bất lợi rất nhiều khi phải tác chiến trong môi trường đô thị khi họ bị phục kích và tấn công từ nhiều hướng khác nhau mà không thể xoay sở được. Nguồn ảnh: Warhistory.Cuộc chiến ở những thị trấn quanh Normandy diễn ra rất ác liệt, hai bên tranh giành nhau từng con đường, từng căn nhà, mìn tự chế và bẫy lựu đạn được gài ở khắp nơi. Nguồn ảnh: Warhistory.Mỗi một góc phố đều có thể biến thành một lô cốt kiên cố, mặc dù phía Đồng Minh đã quán triệt việc hạn chế phá hủy nhà cửa, công trình của nước Pháp trong khi xảy ra giao tranh nhưng đôi khi các sỹ quan lại cố tình "lờ" đi lời khuyến cáo đó để gọi pháo yểm trợ hoặc dùng súng chống tăng, bọc phá để giảm thiểu thương vong cho binh lính. Nguồn ảnh: Warhistory.Quân Đức ra đầu hàng Đồng Minh, phía sau lưng họ là một bãi chiến trường hoang tàn và đổ nát. Nguồn ảnh: Warhistory.Không một căn nhà nào ở St Malo không bị dính ít nhất cũng... vài quả lựu đạn, nhiều thì cả khối bọc phá hàng chục kilogram. Do lo sợ lính Đức mai phục trong nhà nên những người lính Đồng Minh thường quăng lựu đạn vào trước rồi mới dám vào lục soát. Nguồn ảnh: Warhistory."Phòng" sỹ quan tham mưu của Quân đội Canada thực chất là một cái chòi. Cầu tiếp vận cho chiến dịch Normandy cũng là cầu tiếp vận lớn nhất trong lịch sử loài người tuy nhiên nhiều khi những trang bị thiết yếu dành cho các sỹ quan vẫn bị... thiếu. Nguồn ảnh: Warhistory.Kíp lái pháo tự hành chống tăng M10 đào hầm nằm ngủ dưới gầm xe. Việc bị phía Đức chống trả quyết liệt với những đợt oanh kích liên tục khiến những người lính Đồng Minh kiệt sức. Tuy nhiên, bất chấp mọi khó khăn họ vẫn hoàn thành nhiệm vụ, nước Pháp chính thức được giải phóng vào ngày 25/8/1944, chỉ hơn 2 tháng kể từ khi quân Đồng Minh đổ bộ lên bãi biển Normandy. Nguồn ảnh: Warhistory.
Ngày 6/6/1944, quân Đồng Minh gồm liên quân Anh, Canada, Mỹ,... đã vượt eo biển Manche để đổ bộ lên bãi biển Normandy nhằm mở một mặt trận thứ hai tại châu Âu, mục tiêu đầu tiên của lực lượng Đồng Minh đó là thiết lập cầu tiếp vận từ Anh sang Pháp và giải phóng nước Pháp. Nguồn ảnh: Warhistory.
Ngay sau khi bãi biển được "dọn dẹp", cầu tiếp vận được thành lập, lực lượng Đồng Minh với số lượng cực kỳ lớn đã đánh dồn dập vào những thành phố, thị trấn ven biển quanh khu vực Normandy. Ảnh: Một chiếc xe tăng Sherman của quân Đồng Minh bị bắn hạ bởi xe tăng Panther Đức. Nguồn ảnh: Warhistory.
Lực lượng công binh Đồng Minh nỗ lực làm đường vượt bùn lầy, dọn bãi mìn cho các phương tiện thiết giáp tiến công. Nguồn ảnh: Warhistory.
Một chiếc Panther của quân Đức bị lực lượng dù đặc nhiệm Anh thổi bay tháp pháo hạ gục hoàn toàn. Nguồn ảnh: Warhistory.
Những thị trấn đổ nát và hoang tàn sau các đợt oanh kích của cả phía Đồng Minh lẫn Phát-xít. Lực lượng Đức phòng thủ ở bờ biển Normandy rất mỏng, chỉ 500 lính Đức đã cầm chân 100.000 quân Đồng Minh trên bãi biển suốt một buổi sáng tuy nhiên phía Đồng Minh đã bất chấp thương vong đánh bật được lực lượng phòng thủ này để tiến vào đất Pháp. Nguồn ảnh: Warhistory.
Cả hai bên đều sử dụng tất cả các loại hỏa lực mạnh của mình như máy bay ném bom hạng nặng, pháo, rocket,... để cố dành được ưu thế trên chiến trường. Tuy nhiên chính điều đó đã khiến nhiều thị trấn cổ điển của Pháp ở ven khu vực Normandy bị biến thành đống gạch vụn. Nguồn ảnh: Warhistory.
Ngay cả nhà thờ cũng không thể tránh được những đợt không kích và bom bay "lạc" của các bên. Nguồn ảnh: Warhistory.
Lính Mỹ với một khẩu pháo chống tăng cỡ nòng 75 mm chặn một con phố ở St Malo. Lực lượng thiết giáp của Đức có vẻ bị bất lợi rất nhiều khi phải tác chiến trong môi trường đô thị khi họ bị phục kích và tấn công từ nhiều hướng khác nhau mà không thể xoay sở được. Nguồn ảnh: Warhistory.
Cuộc chiến ở những thị trấn quanh Normandy diễn ra rất ác liệt, hai bên tranh giành nhau từng con đường, từng căn nhà, mìn tự chế và bẫy lựu đạn được gài ở khắp nơi. Nguồn ảnh: Warhistory.
Mỗi một góc phố đều có thể biến thành một lô cốt kiên cố, mặc dù phía Đồng Minh đã quán triệt việc hạn chế phá hủy nhà cửa, công trình của nước Pháp trong khi xảy ra giao tranh nhưng đôi khi các sỹ quan lại cố tình "lờ" đi lời khuyến cáo đó để gọi pháo yểm trợ hoặc dùng súng chống tăng, bọc phá để giảm thiểu thương vong cho binh lính. Nguồn ảnh: Warhistory.
Quân Đức ra đầu hàng Đồng Minh, phía sau lưng họ là một bãi chiến trường hoang tàn và đổ nát. Nguồn ảnh: Warhistory.
Không một căn nhà nào ở St Malo không bị dính ít nhất cũng... vài quả lựu đạn, nhiều thì cả khối bọc phá hàng chục kilogram. Do lo sợ lính Đức mai phục trong nhà nên những người lính Đồng Minh thường quăng lựu đạn vào trước rồi mới dám vào lục soát. Nguồn ảnh: Warhistory.
"Phòng" sỹ quan tham mưu của Quân đội Canada thực chất là một cái chòi. Cầu tiếp vận cho chiến dịch Normandy cũng là cầu tiếp vận lớn nhất trong lịch sử loài người tuy nhiên nhiều khi những trang bị thiết yếu dành cho các sỹ quan vẫn bị... thiếu. Nguồn ảnh: Warhistory.
Kíp lái pháo tự hành chống tăng M10 đào hầm nằm ngủ dưới gầm xe. Việc bị phía Đức chống trả quyết liệt với những đợt oanh kích liên tục khiến những người lính Đồng Minh kiệt sức. Tuy nhiên, bất chấp mọi khó khăn họ vẫn hoàn thành nhiệm vụ, nước Pháp chính thức được giải phóng vào ngày 25/8/1944, chỉ hơn 2 tháng kể từ khi quân Đồng Minh đổ bộ lên bãi biển Normandy. Nguồn ảnh: Warhistory.