Sau khi Hiệp định Paris được ký kết vào năm 1973, hơn 20.000 lính Mỹ bắt đầu rút quân về nước. Trong số đó, có cả các tù binh chiến tranh, tù binh phi công Mỹ bị ta bắt giữ từ năm 1965 khi Mỹ bắt đầu cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam. Nguồn ảnh: Achive.Một tù binh phi công Mỹ trở về nhà sau nhiều năm "nghỉ dưỡng" ở Hilton Hà Nội cách người Mỹ gọi các trại giam giữ họ ở miền bắc. Nguồn ảnh: Achive.Chuyến bay C-141 với toàn những tù binh phi công Mỹ cất cánh từ sân bay Gia Lâm bay thẳng tới đảo Guam trước khi tái nạp nhiên liệu, bay trở về Mỹ với tâm trạng không thể vui hơ...Nhưng liệu ký ức ám ảnh về chiến tranh của họ có chấm dứt sau khi chiếc máy bay này hạ cánh xuống nước Mỹ. Nguồn ảnh: Achive.Ở trong lòng nước Mỹ, các tù binh phi công được cả nước Mỹ đón chào như những người anh hùng mà không hề hay biết gì về tội ác mà họ đã gây ở miền Bắc Việt Nam. Với người dân Mỹ, có thể cuộc chiến tranh phi nghĩa đã hoàn toàn kết thúc đối với họ dù Chiến tranh Việt Nam vẫn còn tiếp diễn sau đó nhiều năm. Nguồn ảnh: Achive.Chuyến bay trên có tên "Con chim tự do" cất cánh từ sân bay Biên Hòa, Sài Gòn đưa những quân nhân Mỹ từ Miền Nam Việt Nam về nước. Nguồn ảnh: Achive.Bức tượng "Ba người lính" tưởng niệm những binh lính Mỹ đã chiến đấu và hy sinh trong cuộc chiến Việt Nam ở Washington, Mỹ. Nguồn ảnh: Achive.Trung tá Phi công James Stockdale trở về nhà sau 8 năm bị giam giữ, ông là một trong những vị khách đặc biệt tại Hà Nội Hilton từ năm 1965. Nguồn ảnh: Achive.Khoảnh khắc chuyến bay mang tên "Taxi Hanoi" rời khỏi miền Bắc Việt Nam, mang theo những tù binh phi công Mỹ trở về nhà. Nguồn ảnh: Achive.Một lính Mỹ còn khá trẻ trở về nhà trong vòng tay gia đình sau một thời gian dài tham chiến trên chiến trường Việt Nam. Nguồn ảnh: Achive.Một tù binh chiến tranh khác được trở về nhà sau sáu năm "du lịch" tại "khách sạn" Hilton Hà Nội-cái tên thân mật những tù binh chiến tranh đặt cho nhà tù Hỏa Lò. Nguồn ảnh: Achive.Bức tường tưởng niệm những người lính Mỹ đã ngã xuống ở trên chiến trường Việt Nam, trên tường là hơn 55.000 cái tên của những người lính Mỹ đã hy sinh trong cuộc chiến tranh phi nghĩa này. Nguồn ảnh: Achive.Một người lính Mỹ với thông điệp "tôi đang về nhà" được viết trên tháp pháo của một chiếc M113. Nguồn ảnh: History.Lực lượng An Ninh Việt Nam kiểm tra số lượng lính Mỹ lên máy bay rời khởi Việt Nam. Nguồn ảnh: Cleveland.Tổng cộng trong tháng 2 và 3 năm 1973, phía Mỹ đã tiếp nhận 426 tù binh phi công tại sân bay Gia Lâm. Phần lớn những tù binh này đều trong tình trạng sức khỏe và thể chất rất tốt, trừ những người bị thương nặng sau cú nhảy dù khi bị bắn hạ trên bầu trời Hà Nội. Nguồn ảnh: Dinge.
Sau khi Hiệp định Paris được ký kết vào năm 1973, hơn 20.000 lính Mỹ bắt đầu rút quân về nước. Trong số đó, có cả các tù binh chiến tranh, tù binh phi công Mỹ bị ta bắt giữ từ năm 1965 khi Mỹ bắt đầu cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam. Nguồn ảnh: Achive.
Một tù binh phi công Mỹ trở về nhà sau nhiều năm "nghỉ dưỡng" ở Hilton Hà Nội cách người Mỹ gọi các trại giam giữ họ ở miền bắc. Nguồn ảnh: Achive.
Chuyến bay C-141 với toàn những tù binh phi công Mỹ cất cánh từ sân bay Gia Lâm bay thẳng tới đảo Guam trước khi tái nạp nhiên liệu, bay trở về Mỹ với tâm trạng không thể vui hơ...Nhưng liệu ký ức ám ảnh về chiến tranh của họ có chấm dứt sau khi chiếc máy bay này hạ cánh xuống nước Mỹ. Nguồn ảnh: Achive.
Ở trong lòng nước Mỹ, các tù binh phi công được cả nước Mỹ đón chào như những người anh hùng mà không hề hay biết gì về tội ác mà họ đã gây ở miền Bắc Việt Nam. Với người dân Mỹ, có thể cuộc chiến tranh phi nghĩa đã hoàn toàn kết thúc đối với họ dù Chiến tranh Việt Nam vẫn còn tiếp diễn sau đó nhiều năm. Nguồn ảnh: Achive.
Chuyến bay trên có tên "Con chim tự do" cất cánh từ sân bay Biên Hòa, Sài Gòn đưa những quân nhân Mỹ từ Miền Nam Việt Nam về nước. Nguồn ảnh: Achive.
Bức tượng "Ba người lính" tưởng niệm những binh lính Mỹ đã chiến đấu và hy sinh trong cuộc chiến Việt Nam ở Washington, Mỹ. Nguồn ảnh: Achive.
Trung tá Phi công James Stockdale trở về nhà sau 8 năm bị giam giữ, ông là một trong những vị khách đặc biệt tại Hà Nội Hilton từ năm 1965. Nguồn ảnh: Achive.
Khoảnh khắc chuyến bay mang tên "Taxi Hanoi" rời khỏi miền Bắc Việt Nam, mang theo những tù binh phi công Mỹ trở về nhà. Nguồn ảnh: Achive.
Một lính Mỹ còn khá trẻ trở về nhà trong vòng tay gia đình sau một thời gian dài tham chiến trên chiến trường Việt Nam. Nguồn ảnh: Achive.
Một tù binh chiến tranh khác được trở về nhà sau sáu năm "du lịch" tại "khách sạn" Hilton Hà Nội-cái tên thân mật những tù binh chiến tranh đặt cho nhà tù Hỏa Lò. Nguồn ảnh: Achive.
Bức tường tưởng niệm những người lính Mỹ đã ngã xuống ở trên chiến trường Việt Nam, trên tường là hơn 55.000 cái tên của những người lính Mỹ đã hy sinh trong cuộc chiến tranh phi nghĩa này. Nguồn ảnh: Achive.
Một người lính Mỹ với thông điệp "tôi đang về nhà" được viết trên tháp pháo của một chiếc M113. Nguồn ảnh: History.
Lực lượng An Ninh Việt Nam kiểm tra số lượng lính Mỹ lên máy bay rời khởi Việt Nam. Nguồn ảnh: Cleveland.
Tổng cộng trong tháng 2 và 3 năm 1973, phía Mỹ đã tiếp nhận 426 tù binh phi công tại sân bay Gia Lâm. Phần lớn những tù binh này đều trong tình trạng sức khỏe và thể chất rất tốt, trừ những người bị thương nặng sau cú nhảy dù khi bị bắn hạ trên bầu trời Hà Nội. Nguồn ảnh: Dinge.