Ngày 17/8, tàu USNS Mercy (T-AH-19) đã cập cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) để thực hiện Chương trình Đối tác Thái Bình Dương (PP15).Đến Đà Nẵng lần này còn có tàu đổ bộ siêu tốc USNS Millinocket (JHSV-3) cùng hơn 1.600 sĩ quan, bác sĩ của Hải quân Mỹ, Australia và New Zealand.Lễ đón chính thức diễn ra tại cầu cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) với sự tham dự của Bộ Tư lệnh Quân khu 5, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Đà Nẵng, Bộ Chỉ huy Quân sự TP Đà Nẵng… Về phía Hoa kỳ có đại tá Christopher Engdahl, Tổng Chỉ huy chương trình PP15 Hoa Kỳ, Bộ Quốc phòng Mỹ, Chỉ huy trưởng tàu USNS Mercy và USNS Millinocket cùng đại diện của Tổng lãnh sự quán Mỹ tại TP HCM.Trong thời gian 10 ngày tàu lưu lại Đà Nẵng, Mỹ và Việt Nam sẽ phối hợp thực hiện trao đổi y tế nâng cao, phẫu thuật bệnh nhân, sửa chữa các cơ sở y tế và giao lưu văn hóa thể thao…Tàu Mercy được mệnh danh là "siêu tàu bệnh viện", được vận hành vào năm 1986. Tàu dài 272 m, rộng 32 m, mớn nước 10 m, tốc độ gần 18 hải lý/giờ.Đây là chiếc tàu bệnh viện thứ 19 trong lịch sử Hải quân Mỹ và chỉ còn 2 tàu đang hoạt động là T-AH-19 và T-AH-20. Tàu được trang bị hơn 10 xuồng cao tốc hiện đại phục vụ cho việc cứu trợ nhân đạo và hỗ trợ thiên tai trên biển.USNS Mercy có 1.000 giường bệnh, 12 phòng mổ tiêu chuẩn kỹ thuật cao với khả năng thực hiện phẫu thuật đa khoa, chỉnh hình…Trên boong tàu còn có bãi đỗ cho trực thăng, sử dụng trong tình huống khẩn cấp.Phòng điều khiển."Tất cả các thiết bị y tế hiện đại của Hải quân Mỹ đều được trang bị cho tàu này", thiếu tá Melanie (phụ trách trung tâm điều trị y tế) cho biết."Tại đây, các bác sĩ thực hiện tốt những ca phẫu thuật phức tạp như tim mạch, chỉnh hình, tai mũi họng, thần kinh… Tàu được xem như là một bệnh viện nổi của Hải quân Mỹ", tư lệnh Walters thông tin.Tới Việt Nam lần này, các thành viên trên tàu bệnh viện sẽ tham gia thực hiện các hoạt động trao đổi chuyên môn y tế và cứu trợ thảm họa, các chương trình xây dựng dân sự, hoạt động tình nguyện cộng đồng.Khu vực để các thiết bị tiểu phẫu.Phòng đo tim mạch.Chương trình PP15 tại Việt Nam sẽ có các phẫu thuật chỉnh hình (khoảng 30 ca) được các bác sĩ của Hải quân Mỹ và Bệnh viện Đà Nẵng thực hiện.Một hội thảo chuyên đề liên quan đến y tế trong cứu trợ thảm họa, công tác chuẩn bị cho thảm họa… cung cấp cho cộng đồng người Việt Nam công cụ cần thiết để chống đỡ trong trường hợp xảy ra thảm họa.Các sĩ quan máy trên tàu.
Ngày 17/8, tàu USNS Mercy (T-AH-19) đã cập cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) để thực hiện Chương trình Đối tác Thái Bình Dương (PP15).
Đến Đà Nẵng lần này còn có tàu đổ bộ siêu tốc USNS Millinocket (JHSV-3) cùng hơn 1.600 sĩ quan, bác sĩ của Hải quân Mỹ, Australia và New Zealand.
Lễ đón chính thức diễn ra tại cầu cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) với sự tham dự của Bộ Tư lệnh Quân khu 5, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Đà Nẵng, Bộ Chỉ huy Quân sự TP Đà Nẵng… Về phía Hoa kỳ có đại tá Christopher Engdahl, Tổng Chỉ huy chương trình PP15 Hoa Kỳ, Bộ Quốc phòng Mỹ, Chỉ huy trưởng tàu USNS Mercy và USNS Millinocket cùng đại diện của Tổng lãnh sự quán Mỹ tại TP HCM.
Trong thời gian 10 ngày tàu lưu lại Đà Nẵng, Mỹ và Việt Nam sẽ phối hợp thực hiện trao đổi y tế nâng cao, phẫu thuật bệnh nhân, sửa chữa các cơ sở y tế và giao lưu văn hóa thể thao…
Tàu Mercy được mệnh danh là "siêu tàu bệnh viện", được vận hành vào năm 1986. Tàu dài 272 m, rộng 32 m, mớn nước 10 m, tốc độ gần 18 hải lý/giờ.
Đây là chiếc tàu bệnh viện thứ 19 trong lịch sử Hải quân Mỹ và chỉ còn 2 tàu đang hoạt động là T-AH-19 và T-AH-20. Tàu được trang bị hơn 10 xuồng cao tốc hiện đại phục vụ cho việc cứu trợ nhân đạo và hỗ trợ thiên tai trên biển.
USNS Mercy có 1.000 giường bệnh, 12 phòng mổ tiêu chuẩn kỹ thuật cao với khả năng thực hiện phẫu thuật đa khoa, chỉnh hình…
Trên boong tàu còn có bãi đỗ cho trực thăng, sử dụng trong tình huống khẩn cấp.
Phòng điều khiển.
"Tất cả các thiết bị y tế hiện đại của Hải quân Mỹ đều được trang bị cho tàu này", thiếu tá Melanie (phụ trách trung tâm điều trị y tế) cho biết.
"Tại đây, các bác sĩ thực hiện tốt những ca phẫu thuật phức tạp như tim mạch, chỉnh hình, tai mũi họng, thần kinh… Tàu được xem như là một bệnh viện nổi của Hải quân Mỹ", tư lệnh Walters thông tin.
Tới Việt Nam lần này, các thành viên trên tàu bệnh viện sẽ tham gia thực hiện các hoạt động trao đổi chuyên môn y tế và cứu trợ thảm họa, các chương trình xây dựng dân sự, hoạt động tình nguyện cộng đồng.
Khu vực để các thiết bị tiểu phẫu.
Phòng đo tim mạch.
Chương trình PP15 tại Việt Nam sẽ có các phẫu thuật chỉnh hình (khoảng 30 ca) được các bác sĩ của Hải quân Mỹ và Bệnh viện Đà Nẵng thực hiện.
Một hội thảo chuyên đề liên quan đến y tế trong cứu trợ thảm họa, công tác chuẩn bị cho thảm họa… cung cấp cho cộng đồng người Việt Nam công cụ cần thiết để chống đỡ trong trường hợp xảy ra thảm họa.
Các sĩ quan máy trên tàu.