"Các chiến hạm Ingushetia, Naberezhniye Chelny và Ivanovets đã hoàn thành nhiệm vụ được giao trên biển với tên lửa chống hạm Kalibr và P-270 Moskit", Hạm đội Biển Đen ra tuyên bố cho biết.Đây là lần mới nhất Nga sử dụng tên lửa diệt hạm P-270 Moskit nặng tới 4 tấn để tập trận.Trong quá khứ, P-270 Moskit từng là loại tên lửa diệt hạm mạnh nhất của Liên Xô.P-270 Moskit là theo định danh của Tổng cục pháo binh Nga, còn NATO gọi là SS-N-22 Suburn. Đây là hệ thống tên lửa chống hạm siêu âm được phát triển cho nhiệm vụ săn chiến hạm mặt nước của khối NATO.Tên lửa diệt hạm P-270 Moskit có trọng lượng 4.5 tấn, dài 9.74 m, đường kính thân 0.8 m.Với kích cỡ này, P-270 là một trong những tên lửa chống hạm có kích cỡ lớn nhất hiện nay và được các chuyên gia quân sự xếp vào loại tên lửa chống tàu tốt nhất trên thế giới.Được biết tên lửa P-270 Moskit do cục thiết kế MKB Raduga phát triển từ những năm 1970, đưa vào phục vụ năm 1984 nhằm chống lại các hạm đội hùng mạnh của Mỹ và NATO.P-270 có hình dáng đặc trưng với những cánh lái hình chữ "X" ở giữa thân và phần đuôi.Tên lửa này có động cơ khởi tốc sử dụng nhiên liệu rắn, hoạt động trong 4 giây đầu tiên sau khi phóng và động cơ phản lực dòng thẳng nhiên liệu lỏng cho giai đoạn bay hành trình.Tầm bắn tối đa của P-270 Moskit đạt 120 km khi bay ở chế độ cao-thấp hoặc 80 km với chế độ thấp-thấp, cự ly tương ứng là 160 km và 120 km cho bản nâng cấp hiện nay đang sử dụng trong hải quân Nga.Tốc độ của tên lửa đạt Mach 3 ở tầm cao và Mach 1,5 khi bay tầm thấp.P-270 thường chỉ có thể bị phát hiện khi đã bị chúng tiến sát ở khoảng cách dưới 30km, vì vậy rất khó cho việc đánh chặn loại tên lửa này.Mặt khác, phương thức dẫn bắn bằng radar thụ động cho phép tên lửa nhận diện những nguồn gây nhiễu tích cực và sử dụng chúng làm kênh dẫn đường. Đặc tính này khiến cho P-270 Moskit có khả năng chống chế áp điện tử rất cao.Hiện nay trong Hải quân Nga, các khu trục hạm trang bị tên lửa MP-270 vẫn được dùng với nhiệm vụ tiêu diệt những đối tượng như tàu tuần dương, tàu khu trục và tàu hộ vệ cỡ lớn là thành phần trong hạm đội tàu sân bay đối phương.
"Các chiến hạm Ingushetia, Naberezhniye Chelny và Ivanovets đã hoàn thành nhiệm vụ được giao trên biển với tên lửa chống hạm Kalibr và P-270 Moskit", Hạm đội Biển Đen ra tuyên bố cho biết.
Đây là lần mới nhất Nga sử dụng tên lửa diệt hạm P-270 Moskit nặng tới 4 tấn để tập trận.
Trong quá khứ, P-270 Moskit từng là loại tên lửa diệt hạm mạnh nhất của Liên Xô.
P-270 Moskit là theo định danh của Tổng cục pháo binh Nga, còn NATO gọi là SS-N-22 Suburn. Đây là hệ thống tên lửa chống hạm siêu âm được phát triển cho nhiệm vụ săn chiến hạm mặt nước của khối NATO.
Tên lửa diệt hạm P-270 Moskit có trọng lượng 4.5 tấn, dài 9.74 m, đường kính thân 0.8 m.
Với kích cỡ này, P-270 là một trong những tên lửa chống hạm có kích cỡ lớn nhất hiện nay và được các chuyên gia quân sự xếp vào loại tên lửa chống tàu tốt nhất trên thế giới.
Được biết tên lửa P-270 Moskit do cục thiết kế MKB Raduga phát triển từ những năm 1970, đưa vào phục vụ năm 1984 nhằm chống lại các hạm đội hùng mạnh của Mỹ và NATO.
P-270 có hình dáng đặc trưng với những cánh lái hình chữ "X" ở giữa thân và phần đuôi.
Tên lửa này có động cơ khởi tốc sử dụng nhiên liệu rắn, hoạt động trong 4 giây đầu tiên sau khi phóng và động cơ phản lực dòng thẳng nhiên liệu lỏng cho giai đoạn bay hành trình.
Tầm bắn tối đa của P-270 Moskit đạt 120 km khi bay ở chế độ cao-thấp hoặc 80 km với chế độ thấp-thấp, cự ly tương ứng là 160 km và 120 km cho bản nâng cấp hiện nay đang sử dụng trong hải quân Nga.
Tốc độ của tên lửa đạt Mach 3 ở tầm cao và Mach 1,5 khi bay tầm thấp.
P-270 thường chỉ có thể bị phát hiện khi đã bị chúng tiến sát ở khoảng cách dưới 30km, vì vậy rất khó cho việc đánh chặn loại tên lửa này.
Mặt khác, phương thức dẫn bắn bằng radar thụ động cho phép tên lửa nhận diện những nguồn gây nhiễu tích cực và sử dụng chúng làm kênh dẫn đường. Đặc tính này khiến cho P-270 Moskit có khả năng chống chế áp điện tử rất cao.
Hiện nay trong Hải quân Nga, các khu trục hạm trang bị tên lửa MP-270 vẫn được dùng với nhiệm vụ tiêu diệt những đối tượng như tàu tuần dương, tàu khu trục và tàu hộ vệ cỡ lớn là thành phần trong hạm đội tàu sân bay đối phương.