Khi bắt đầu Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), công ty Batignolles của Pháp đã nghiên cứu phát triển loại súng cối có cỡ nòng siêu lớn so với lúc bấy giờ, nên tới 240 mm, có tên Mortier de 240 mm, để tiêu diệt các vị trí kiên cố của quân đội Đức.Năm 1915 là giai đoạn khó khăn nhất của Quân đội Pháp trong Thế chiến thứ nhất, mặc dù súng cối 240 mm của Pháp vào thời điểm đó vẫn đang trong giai đoạn phát triển, nhưng do yêu cầu cấp bách, nên vẫn được đưa ra chiến trường để ngăn chặn quân Đức.Súng cối Mortier de 240 mm tương đối “cồng kềnh”, tổng trọng lượng của súng là 866kg, trong đó riêng bàn đế gỗ nặng 344kg, tương đương với nhiều loại súng cối hạng nặng và sơn pháo thời bấy giờ. Các pháo thủ thao tác súng cối Mortier de 240 mm cần phải đào hố trước và đặt bàn đế, chân súng để thao tác bệ phóng ổn định. Các bộ phận nòng cối và khóa nòng nặng 317,5 kg; chân súng với máy tầm, máy hướng và kính ngắm, giúp điều chỉnh góc bắn nặng 204 kg. Súng cối có chiều dài nòng 2 mét (bản LT), đường kính lòng nòng cối là 240 mm và đạn được nạp ở đầu nòng. Trong quá trình sử dụng, phần tử bắn phải được căn chỉnh trước, đạn được nạp qua đầu nòng bằng tay. Riêng viên đạn nặng 81,6 kg và chứa 40 kg thuốc nổ. Theo tính toán của Quân đội Pháp, cần khoảng 80 viên đạn pháo để phá hủy các công sự bê tông cốt thép được xây dựng ở tiền tuyến của quân Đức. Còn đối với các công sự dân dụng thông thường, thì về cơ bản là bắn từng phát một. Súng cối Mortier de 240 mm sử dụng ống thuốc phóng bằng vỏ đồng thau, phía dưới có hạt lửa; thuốc phóng có trọng lượng 7.100 gam; súng cối khai hỏa bằng cách giật cò bằng dây kéo. Ban đầu nhà máy Batignolles sản xuất phiên bản cối Mortier de 240 mm nòng ngắn (bản CT) với tầm bắn tối đa chỉ 1.029 mét; sau này được cải tiến thành loại nòng dài 2 mét (bản LT), tầm bắn tối đa đạt 2.070 mét. Súng cối Mortier de 240 mm sau khi thiết bị hoàn chỉnh, có thể điều chỉnh bắn ở nhiều góc độ, góc bắn của nòng súng là từ 45° đến 75°, góc hướng là sang phải (trái) 18°. Tốc độ bắn của nó rất chậm, cứ sáu phút mới bắn được một viên đạn. Tuy nhiên, những loại pháo hạng nặng như vậy thường nhắm vào các mục tiêu trọng điểm như vị trí súng máy, sở chỉ huy, trạm quan sát và đặc biệt là công sự kiên cố. Sau khi bắn, có thể tháo dỡ và khiêng vác bằng sức người; với trọng lượng như vậy, có thể sử dụng ở những chiến trường như đồi núi. Súng cối Mortier de 240 mm được Quân đội Pháp sử dụng lần đầu tiên trong cuộc tấn công trong trận Champagne vào ngày 25/9/1915. Bị thuyết phục bởi sức công phá của viên đạn nặng 87 kg, nên Quân đội Pháp đã đặt hàng sản xuất hàng loạt.Sau này do các vị trí phòng ngự của quân Đức được xây dựng vững chắc hơn và do đó khó bị tiêu diệt hơn so với suy nghĩ ban đầu, nên một phiên bản Mortier de 240 mm có nòng dài hơn (bản LT) đã được chế tạo sau này, có thể bắn đạn cối lớn hơn.Quân đội Pháp sử dụng loại súng cối Mortier de 240 mm cho đến năm 1917, khi quân Đức bắt đầu thực hiện chiến thuật cơ động, dàn trải đội hình rộng hơn và do đó có ít mục tiêu hơn cho loại “siêu cối” này. Vào năm 1918, khi cuộc đột phá của Quân đội Pháp qua một số khu vực phòng thủ kiên cố của Đức đã hoàn thành một phần và phần lãnh thổ của Pháp bị Đức chiếm đón đã được giải phóng, thì súng cối Mortier de 240 mm gần như đã được rút hoàn toàn khỏi chiến trường.Súng cối Mortier de 240 mm không chỉ được sử dụng trong Quân đội Pháp, mà còn được quân đội Italy, Mỹ và đế quốc Áo-Hung sử dụng trong Thế chiến thứ nhất. Tuy nhiên nguồn trang bị không giống nhau, có một số là lấy từ Pháp về và tự mình sản xuất, một số là bắt chước sau khi thu được trên chiến trường, có một số là được Pháp bán bản quyền.Phiên bản súng cối Mortier de 240 mm của quân đội các nước sử dụng cũng khác nhau, chẳng hạn như quân đội Anh sử dụng thuốc phóng đóng túi. Tại Mỹ, công thức thuốc phóng đã được thay đổi và vỏ đạn có thể được tái chế. Phiên bản của Đức có thể bắn đạn nặng hơn, nhưng tầm bắn chỉ khoảng 1.200 mét.
Khi bắt đầu Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), công ty Batignolles của Pháp đã nghiên cứu phát triển loại súng cối có cỡ nòng siêu lớn so với lúc bấy giờ, nên tới 240 mm, có tên Mortier de 240 mm, để tiêu diệt các vị trí kiên cố của quân đội Đức.
Năm 1915 là giai đoạn khó khăn nhất của Quân đội Pháp trong Thế chiến thứ nhất, mặc dù súng cối 240 mm của Pháp vào thời điểm đó vẫn đang trong giai đoạn phát triển, nhưng do yêu cầu cấp bách, nên vẫn được đưa ra chiến trường để ngăn chặn quân Đức.
Súng cối Mortier de 240 mm tương đối “cồng kềnh”, tổng trọng lượng của súng là 866kg, trong đó riêng bàn đế gỗ nặng 344kg, tương đương với nhiều loại súng cối hạng nặng và sơn pháo thời bấy giờ.
Các pháo thủ thao tác súng cối Mortier de 240 mm cần phải đào hố trước và đặt bàn đế, chân súng để thao tác bệ phóng ổn định. Các bộ phận nòng cối và khóa nòng nặng 317,5 kg; chân súng với máy tầm, máy hướng và kính ngắm, giúp điều chỉnh góc bắn nặng 204 kg.
Súng cối có chiều dài nòng 2 mét (bản LT), đường kính lòng nòng cối là 240 mm và đạn được nạp ở đầu nòng. Trong quá trình sử dụng, phần tử bắn phải được căn chỉnh trước, đạn được nạp qua đầu nòng bằng tay. Riêng viên đạn nặng 81,6 kg và chứa 40 kg thuốc nổ.
Theo tính toán của Quân đội Pháp, cần khoảng 80 viên đạn pháo để phá hủy các công sự bê tông cốt thép được xây dựng ở tiền tuyến của quân Đức. Còn đối với các công sự dân dụng thông thường, thì về cơ bản là bắn từng phát một.
Súng cối Mortier de 240 mm sử dụng ống thuốc phóng bằng vỏ đồng thau, phía dưới có hạt lửa; thuốc phóng có trọng lượng 7.100 gam; súng cối khai hỏa bằng cách giật cò bằng dây kéo.
Ban đầu nhà máy Batignolles sản xuất phiên bản cối Mortier de 240 mm nòng ngắn (bản CT) với tầm bắn tối đa chỉ 1.029 mét; sau này được cải tiến thành loại nòng dài 2 mét (bản LT), tầm bắn tối đa đạt 2.070 mét.
Súng cối Mortier de 240 mm sau khi thiết bị hoàn chỉnh, có thể điều chỉnh bắn ở nhiều góc độ, góc bắn của nòng súng là từ 45° đến 75°, góc hướng là sang phải (trái) 18°. Tốc độ bắn của nó rất chậm, cứ sáu phút mới bắn được một viên đạn.
Tuy nhiên, những loại pháo hạng nặng như vậy thường nhắm vào các mục tiêu trọng điểm như vị trí súng máy, sở chỉ huy, trạm quan sát và đặc biệt là công sự kiên cố. Sau khi bắn, có thể tháo dỡ và khiêng vác bằng sức người; với trọng lượng như vậy, có thể sử dụng ở những chiến trường như đồi núi.
Súng cối Mortier de 240 mm được Quân đội Pháp sử dụng lần đầu tiên trong cuộc tấn công trong trận Champagne vào ngày 25/9/1915. Bị thuyết phục bởi sức công phá của viên đạn nặng 87 kg, nên Quân đội Pháp đã đặt hàng sản xuất hàng loạt.
Sau này do các vị trí phòng ngự của quân Đức được xây dựng vững chắc hơn và do đó khó bị tiêu diệt hơn so với suy nghĩ ban đầu, nên một phiên bản Mortier de 240 mm có nòng dài hơn (bản LT) đã được chế tạo sau này, có thể bắn đạn cối lớn hơn.
Quân đội Pháp sử dụng loại súng cối Mortier de 240 mm cho đến năm 1917, khi quân Đức bắt đầu thực hiện chiến thuật cơ động, dàn trải đội hình rộng hơn và do đó có ít mục tiêu hơn cho loại “siêu cối” này.
Vào năm 1918, khi cuộc đột phá của Quân đội Pháp qua một số khu vực phòng thủ kiên cố của Đức đã hoàn thành một phần và phần lãnh thổ của Pháp bị Đức chiếm đón đã được giải phóng, thì súng cối Mortier de 240 mm gần như đã được rút hoàn toàn khỏi chiến trường.
Súng cối Mortier de 240 mm không chỉ được sử dụng trong Quân đội Pháp, mà còn được quân đội Italy, Mỹ và đế quốc Áo-Hung sử dụng trong Thế chiến thứ nhất. Tuy nhiên nguồn trang bị không giống nhau, có một số là lấy từ Pháp về và tự mình sản xuất, một số là bắt chước sau khi thu được trên chiến trường, có một số là được Pháp bán bản quyền.
Phiên bản súng cối Mortier de 240 mm của quân đội các nước sử dụng cũng khác nhau, chẳng hạn như quân đội Anh sử dụng thuốc phóng đóng túi. Tại Mỹ, công thức thuốc phóng đã được thay đổi và vỏ đạn có thể được tái chế. Phiên bản của Đức có thể bắn đạn nặng hơn, nhưng tầm bắn chỉ khoảng 1.200 mét.