Ý tưởng về một khẩu pháo vũ trụ được nảy sinh ngay sau ngày 4/10/1957, khi Liên Xô lần đầu tiên đặt thành công một vật thể nhân tạo, lên quỹ đạo quanh trái đất bằng tàu vũ trụ Sputnik. Chưa đầy một tháng sau, Liên Xô đã đưa chú chó Laika lên quỹ đạo. Sứ mệnh của Laika đã chứng minh rằng việc du hành vũ trụ là khả thi đối với các sinh vật sống.Vào ngày 12/4/1961, một lần nữa Liên Xô khẳng định với thế giới rằng, họ là quốc gia dẫn đầu toàn cầu về công nghệ vũ trụ, đưa phi hành gia Yuri Gagarin lên quỹ đạo nơi ông ở lại đó tới 108 phút trước khi quay trở lại bầu khí quyển của trái đất.Cùng với Liên Xô, Mỹ đã nhập cuộc với lợi thế áp đảo, vì không bị “hao người tốn của” trong Thế chiến II nên khoảng cách cuộc đua bắt đầu ngắn. Chưa đầy 4 tháng sau khi Sputnik phóng đi, Mỹ bắt đầu phóng vệ tinh và phi hành gia đầu tiên, tên là Alan Shepard.Vào ngày 20/7/1969, Mỹ đưa hai cựu phi công chiến đấu cơ, Neil Armstrong và Buzz Aldrin đã hạ cánh xuống mặt trăng. Đặc biệt Tình báo Liên Xô còn phát hiện thấy Mỹ đang âm thầm thực hiện chương trình tuyệt mật, có tên Phòng thí nghiệm quỹ đạo có người lái, gọi tắt MOL.MOL được thiết kế như một trạm vũ trụ không gian, từ đó các phi hành đoàn có thể tiến hành giám sát quỹ đạo hoặc thậm chí tiến hành các hoạt động chống lại các vật thể quỹ đạo của Liên Xô.Để đối lại MOL, Liên Xô đã phát triển dự án Almaz, đây là trạm vũ trụ ban đầu. Ẩn sau nỗ lực xây dựng trạm vũ trụ dân sự công khai, chương trình Almaz thực chất là xây dựng một loạt trạm không gian quân sự cụ thể trên quỹ đạo quanh trái đất, mỗi trạm có nhiệm vụ trinh sát không gian riêng.Mặc dù người Mỹ đã hủy bỏ chương trình MOL năm 1969, nhưng nỗ lực của Liên Xô vẫn tiếp tục, vươn xa hơn nữa so với chương trình đã bị hủy của Mỹ với kế hoạch trang bị cho các trạm vũ trụ này khẩu pháo đầu tiên, pháo vũ trụ R-23M Kartech.Xô Liên đã không nhầm khi coi chương trình MOL của Mỹ là một mối đe dọa. Trên thực tế, trong quá trình thực hiện dự án dự án Almaz, Lầu Năm Góc còn âm thầm thực hiện kế hoạch theo dõi để bắt giữ hoặc phá hủy hệ thống vệ tinh của Liên Xô.Còn phía Liên Xô thì ráo riết trang bị ngày càng nhiều thiết bị không gian để chụp trái đất, nhằm bảo vệ trước sự tấn công của Mỹ. Quyết định dùng pháo không gian là một trong những hạng mục bí mật, đó là khẩu 23 mm được sử dụng cho máy bay ném bom siêu thanh Tupolev Tu-22 Blinder.Do là khẩu pháo không gian đầu tiên, nên chính phủ Liên Xô đã quyết định thành lập Văn phòng thiết kế KB Tochmash (KBT) có trụ sở tại Moscow, chịu trách nhiệm về vũ khí nói trên. KBT đã thay đổi thiết kế pháo, sử dụng đạn 14,5 mm nhỏ hơn để có thể bắn tới mục tiêu xa 3,2 km, bắn 950 đến 5.000 viên/phút, tốc độ đạn 690 m/giây.Theo các báo cáo được công bố sau khi Liên Xô tan rã, khẩu pháo không gian này đã bắn vỡ một thùng đựng nhiên liệu bằng kim loại, cách xa 1,6 km trong một lần thử nghiệm ở dưới mặt đất. Hệ thống vũ khí lần đầu tiên được lắp cho tàu vũ trụ Soyuz sau nâng cấp và đổi tên là Salyut, phóng đi năm 1971.Pháo không gian R-23M Kartech nặng 16,7 kg, sử dụng đạn nặng 200 gr cỡ 14,5 mm (cỡ đạn cho súng đại liên). Nguyên thủy, được cho là biến thể của khẩu pháo R-23 mà kỹ sư Aron Rikhter thiết kế cho máy bay ném bom siêu thanh Tu-22.Hình dáng của nó vô tình được tiết lộ trong một chương trình quân sự, do kênh truyền hình Zvezda TV phối hợp với Bộ Quốc phòng Nga sản xuất năm 2015. Chương trình được quay tại một bảo tàng hạn chế người tham quan của KB Tochmash.Các chuyên gia của Mỹ sau đó đã dựng lại hình ảnh 3 chiều của R-23M thông qua những cảnh quay trong phim, kết quả là R-23M giống với khẩu R-23. Theo các chuyên gia Mỹ, pháo vũ trụ R-23M Kartech của Nga là khẩu pháo duy nhất từng khai hỏa trong không gian.Mặc dù các cơ quan tình báo Mỹ đã biết về kế hoạch của Liên Xô, xây dựng các trạm vũ trụ quân sự, nhưng Mỹ vẫn không biết chính xác những gì đang diễn ra trong không gian. Dưới sự kiểm soát cực kỳ bí mật, Liên Xô đã thực hiện thành công vụ bắn thử R-23M vào ngày 24/1/1975 trên quỹ đạo trên trái đất.Đến nay, kết quả chính xác của cuộc kiểm tra vẫn chưa được tiết lộ. Các báo cáo không được xác nhận chỉ ra rằng vũ khí đã bắn từ 1-3 vụ, với 20 quả đạn tổng hợp được bắn đi. Để bù lại độ giật của đạn đã bắn đi, trạm vũ trụ đã sử dụng các thiết bị đẩy, cũng có giả thiết cho rằng cuộc thử nghiệm có thể đã thất bại.Thậm chí có cả giả thiết cho rằng Salyut 3 bị trệch khỏi quỹ đạo vài giờ sau đó, bốc cháy khi quay trở lại bầu khí quyển của trái đất nên rất có thể vụ thử nghiệm này đã không thành công. Sau đó, Liên Xô tiếp tục thiết kế một vũ khí mới cho trạm Almaz nâng cấp, pháo vũ trụ R-23M Kartech được thay bằng tên lửa đánh chặn.Còn với những viên đạn được bắn đi từ R-23M Kartech, nếu chúng được khai hỏa thành công, những viên đạn này sẽ bay vĩnh viễn vào không gian cho tới khi đâm vào một vật thể nào đó. Rất có thể, một viên đạn nào đó của R-23M tới nay vẫn còn đang "chu du" giữa thiên hà rộng lớn. Nguồn ảnh: Pinterest. Vệ tinh nhân tạo đầu tiên của nhân loại do Liên Xô sản xuất, được phóng vào vũ trụ ngày 4/10/1957.
Ý tưởng về một khẩu pháo vũ trụ được nảy sinh ngay sau ngày 4/10/1957, khi Liên Xô lần đầu tiên đặt thành công một vật thể nhân tạo, lên quỹ đạo quanh trái đất bằng tàu vũ trụ Sputnik. Chưa đầy một tháng sau, Liên Xô đã đưa chú chó Laika lên quỹ đạo. Sứ mệnh của Laika đã chứng minh rằng việc du hành vũ trụ là khả thi đối với các sinh vật sống.
Vào ngày 12/4/1961, một lần nữa Liên Xô khẳng định với thế giới rằng, họ là quốc gia dẫn đầu toàn cầu về công nghệ vũ trụ, đưa phi hành gia Yuri Gagarin lên quỹ đạo nơi ông ở lại đó tới 108 phút trước khi quay trở lại bầu khí quyển của trái đất.
Cùng với Liên Xô, Mỹ đã nhập cuộc với lợi thế áp đảo, vì không bị “hao người tốn của” trong Thế chiến II nên khoảng cách cuộc đua bắt đầu ngắn. Chưa đầy 4 tháng sau khi Sputnik phóng đi, Mỹ bắt đầu phóng vệ tinh và phi hành gia đầu tiên, tên là Alan Shepard.
Vào ngày 20/7/1969, Mỹ đưa hai cựu phi công chiến đấu cơ, Neil Armstrong và Buzz Aldrin đã hạ cánh xuống mặt trăng. Đặc biệt Tình báo Liên Xô còn phát hiện thấy Mỹ đang âm thầm thực hiện chương trình tuyệt mật, có tên Phòng thí nghiệm quỹ đạo có người lái, gọi tắt MOL.
MOL được thiết kế như một trạm vũ trụ không gian, từ đó các phi hành đoàn có thể tiến hành giám sát quỹ đạo hoặc thậm chí tiến hành các hoạt động chống lại các vật thể quỹ đạo của Liên Xô.
Để đối lại MOL, Liên Xô đã phát triển dự án Almaz, đây là trạm vũ trụ ban đầu. Ẩn sau nỗ lực xây dựng trạm vũ trụ dân sự công khai, chương trình Almaz thực chất là xây dựng một loạt trạm không gian quân sự cụ thể trên quỹ đạo quanh trái đất, mỗi trạm có nhiệm vụ trinh sát không gian riêng.
Mặc dù người Mỹ đã hủy bỏ chương trình MOL năm 1969, nhưng nỗ lực của Liên Xô vẫn tiếp tục, vươn xa hơn nữa so với chương trình đã bị hủy của Mỹ với kế hoạch trang bị cho các trạm vũ trụ này khẩu pháo đầu tiên, pháo vũ trụ R-23M Kartech.
Xô Liên đã không nhầm khi coi chương trình MOL của Mỹ là một mối đe dọa. Trên thực tế, trong quá trình thực hiện dự án dự án Almaz, Lầu Năm Góc còn âm thầm thực hiện kế hoạch theo dõi để bắt giữ hoặc phá hủy hệ thống vệ tinh của Liên Xô.
Còn phía Liên Xô thì ráo riết trang bị ngày càng nhiều thiết bị không gian để chụp trái đất, nhằm bảo vệ trước sự tấn công của Mỹ. Quyết định dùng pháo không gian là một trong những hạng mục bí mật, đó là khẩu 23 mm được sử dụng cho máy bay ném bom siêu thanh Tupolev Tu-22 Blinder.
Do là khẩu pháo không gian đầu tiên, nên chính phủ Liên Xô đã quyết định thành lập Văn phòng thiết kế KB Tochmash (KBT) có trụ sở tại Moscow, chịu trách nhiệm về vũ khí nói trên. KBT đã thay đổi thiết kế pháo, sử dụng đạn 14,5 mm nhỏ hơn để có thể bắn tới mục tiêu xa 3,2 km, bắn 950 đến 5.000 viên/phút, tốc độ đạn 690 m/giây.
Theo các báo cáo được công bố sau khi Liên Xô tan rã, khẩu pháo không gian này đã bắn vỡ một thùng đựng nhiên liệu bằng kim loại, cách xa 1,6 km trong một lần thử nghiệm ở dưới mặt đất. Hệ thống vũ khí lần đầu tiên được lắp cho tàu vũ trụ Soyuz sau nâng cấp và đổi tên là Salyut, phóng đi năm 1971.
Pháo không gian R-23M Kartech nặng 16,7 kg, sử dụng đạn nặng 200 gr cỡ 14,5 mm (cỡ đạn cho súng đại liên). Nguyên thủy, được cho là biến thể của khẩu pháo R-23 mà kỹ sư Aron Rikhter thiết kế cho máy bay ném bom siêu thanh Tu-22.
Hình dáng của nó vô tình được tiết lộ trong một chương trình quân sự, do kênh truyền hình Zvezda TV phối hợp với Bộ Quốc phòng Nga sản xuất năm 2015. Chương trình được quay tại một bảo tàng hạn chế người tham quan của KB Tochmash.
Các chuyên gia của Mỹ sau đó đã dựng lại hình ảnh 3 chiều của R-23M thông qua những cảnh quay trong phim, kết quả là R-23M giống với khẩu R-23. Theo các chuyên gia Mỹ, pháo vũ trụ R-23M Kartech của Nga là khẩu pháo duy nhất từng khai hỏa trong không gian.
Mặc dù các cơ quan tình báo Mỹ đã biết về kế hoạch của Liên Xô, xây dựng các trạm vũ trụ quân sự, nhưng Mỹ vẫn không biết chính xác những gì đang diễn ra trong không gian. Dưới sự kiểm soát cực kỳ bí mật, Liên Xô đã thực hiện thành công vụ bắn thử R-23M vào ngày 24/1/1975 trên quỹ đạo trên trái đất.
Đến nay, kết quả chính xác của cuộc kiểm tra vẫn chưa được tiết lộ. Các báo cáo không được xác nhận chỉ ra rằng vũ khí đã bắn từ 1-3 vụ, với 20 quả đạn tổng hợp được bắn đi. Để bù lại độ giật của đạn đã bắn đi, trạm vũ trụ đã sử dụng các thiết bị đẩy, cũng có giả thiết cho rằng cuộc thử nghiệm có thể đã thất bại.
Thậm chí có cả giả thiết cho rằng Salyut 3 bị trệch khỏi quỹ đạo vài giờ sau đó, bốc cháy khi quay trở lại bầu khí quyển của trái đất nên rất có thể vụ thử nghiệm này đã không thành công. Sau đó, Liên Xô tiếp tục thiết kế một vũ khí mới cho trạm Almaz nâng cấp, pháo vũ trụ R-23M Kartech được thay bằng tên lửa đánh chặn.
Còn với những viên đạn được bắn đi từ R-23M Kartech, nếu chúng được khai hỏa thành công, những viên đạn này sẽ bay vĩnh viễn vào không gian cho tới khi đâm vào một vật thể nào đó. Rất có thể, một viên đạn nào đó của R-23M tới nay vẫn còn đang "chu du" giữa thiên hà rộng lớn. Nguồn ảnh: Pinterest.
Vệ tinh nhân tạo đầu tiên của nhân loại do Liên Xô sản xuất, được phóng vào vũ trụ ngày 4/10/1957.