PKM cũng được thiết kế bởi Mikhail Kalashnikov - cha đẻ của khẩu AK-47 huyền thoại. Ông thiết kế khẩu súng máy PK vào năm 1961 và hiện đại nó thành khầu PKM vào năm 1969. Nguồn ảnh: Vitaly.Đôi khi, khẩu súng máy PKM được mô tả ngắn gọn như là một khẩu "AK-47 được lộn ngược lại và sử dụng cỡ đạn lớn hơn". Kiểu mô tả này có phần hài hước nhưng cũng khá đúng với khẩu súng máy PKM này. Nguồn ảnh: Tube.Giống với AK-47, cả hai khẩu súng này đều sử dụng cơ chế nạp đạn bằng cách trích khí khoá nòng dài. Cụ thể, sau khi viên đạn bay ra khỏi nòng, lượng khí khoá nòng sẽ được trích ngược về khoá nòng xoay bằng một đường ống, đẩy khoá nòng xoay về phía sau, kéo thêm viên đạn tiếp theo lên. Nguồn ảnh: Tube.Ở AK-47, ống trích khí khoá nòng được thiết kế ở bên trên nòng súng còn ở PKM, ống trích khí này dược đặt ở phía dưới - vậy nên người ta hay gọi PKM là khẩu AK-47 "lộn ngược" là vì lý do này. Nguồn ảnh: Forces.Đặc biệt, PKM có tính năng điều chỉnh khí trích ngược với ba nấc là 1, 2 và 3. Mỗi một nấc tượng trưng cho lượng khí khoá nòng được trích lại nhiều hay ít. Điều này giúp cho tăng hoặc giảm độ giật của khẩu PKM nhưng cũng ảnh hưởng tới tốc độ bắn. Ở chế độ trích khí nhỏ nhất, độ giật của PKM chỉ tương đương với AK-47 dù PKM sử dụng cỡ đạn 7,62x54mm trong khi AK-47 dùng đạn 7,62x39mm. Nguồn ảnh: Military.Thiết kế này cho thấy sự tối giản của Liên Xô trong việc chế tạo hoả khí bộ binh. Trong khi phương Tây coi súng máy là một biên chế hoả lực mạnh đặc biệt, cần có thời gian đào tạo lâu hơn các tay súng khác thì với việc điều chỉnh được trích khí khoá nòng giảm độ giật, mọi tay súng đã quen với AK-47 đều có thể sử dụng được PKM ngay lập tức. Nguồn ảnh: Pinterest.Thiết kế của PKM cũng được cho là an toàn hơn so với AK-47. Chủ yếu binh lính thuận tay phải, việc thiết kế chốt an toàn ở bên phải hộp khoá nòng có thể khiến người lính vô tình gạt vào chốt an toàn khi cầm súng hành quân dẫn đến tai nạn. Với PKM, chốt an toàn đặt ở bên trái hộp khoá nòng nên có vẻ khó "gạt nhầm" hơn. Nguồn ảnh: Pinterest.PKM còn là khẩu súng máy nhẹ bậc nhất thế giới khi nó ra đời, với trọng lượng chỉ 7,6 kg so với khẩu FN MAG cùng đời nặng tới 11 kg. Thậm chí phiên bản mini của khẩu FN MAG cũng vẫn nặng tới hơn 8kg. Và dù nhẹ hơn, PKM vẫn hiệu quả hơn những khẩu súng máy này. Nguồn ảnh: Wiki.Súng máy PKM bắt đầu được sử dụng thay thế cho RPK-74 trong quân đội Nga kể từ đầu những năm 2000. Cho tới khi được sử dụng ở quy mô cực kỳ lớn như vậy, khẩu PKM vẫn chỉ có một vài thay đổi rất nhỏ sau hơn 50 năm ra đời. Nguồn ảnh: Gunoff.Một trong những cải tiến được coi là đáng tiền nhất của PKM chính là phiên bản PKP cho phép thay nòng nhanh - giúp súng luôn trong trạng thái chiến đấu tốt nhất kể cả khi xạ thủ khai hoả liên tục. Nguồn ảnh: Pinterest.Phiên bản súng máy PKM dành cho xe tăng là PKT xuất hiện trên mọi xe tăng Liên Xô cho tới tận xe tăng Nga hiện nay, từ dòng T-62 cho tới T-14 Armata và cũng có mặt trên gần như mọi thiết kế xe thiết giáp chở quân, xe chiến đấu bộ binh do Liên Xô/ Nga chế tạo, sử dụng. Nguồn ảnh: Pinterest.Thậm chí, PKM cũng có mặt trong biên chế chính thức của rất nhiều quốc gia thân NATO như Phần Lan, Ba Lan (dùng đạn 7,62x51mm chuẩn NATO). Vậy nên, hoàn toàn không sai khi nhận xét rằng khẩu PKM mới là con quái vật nguy hiểm nhất mà Kalashnikov từng thiết kế. Nguồn ảnh: Gettyimg. Mời độc giả xem Video: Đặc nhiệm Nga huấn luyện với súng máy PKM.
PKM cũng được thiết kế bởi Mikhail Kalashnikov - cha đẻ của khẩu AK-47 huyền thoại. Ông thiết kế khẩu súng máy PK vào năm 1961 và hiện đại nó thành khầu PKM vào năm 1969. Nguồn ảnh: Vitaly.
Đôi khi, khẩu súng máy PKM được mô tả ngắn gọn như là một khẩu "AK-47 được lộn ngược lại và sử dụng cỡ đạn lớn hơn". Kiểu mô tả này có phần hài hước nhưng cũng khá đúng với khẩu súng máy PKM này. Nguồn ảnh: Tube.
Giống với AK-47, cả hai khẩu súng này đều sử dụng cơ chế nạp đạn bằng cách trích khí khoá nòng dài. Cụ thể, sau khi viên đạn bay ra khỏi nòng, lượng khí khoá nòng sẽ được trích ngược về khoá nòng xoay bằng một đường ống, đẩy khoá nòng xoay về phía sau, kéo thêm viên đạn tiếp theo lên. Nguồn ảnh: Tube.
Ở AK-47, ống trích khí khoá nòng được thiết kế ở bên trên nòng súng còn ở PKM, ống trích khí này dược đặt ở phía dưới - vậy nên người ta hay gọi PKM là khẩu AK-47 "lộn ngược" là vì lý do này. Nguồn ảnh: Forces.
Đặc biệt, PKM có tính năng điều chỉnh khí trích ngược với ba nấc là 1, 2 và 3. Mỗi một nấc tượng trưng cho lượng khí khoá nòng được trích lại nhiều hay ít. Điều này giúp cho tăng hoặc giảm độ giật của khẩu PKM nhưng cũng ảnh hưởng tới tốc độ bắn. Ở chế độ trích khí nhỏ nhất, độ giật của PKM chỉ tương đương với AK-47 dù PKM sử dụng cỡ đạn 7,62x54mm trong khi AK-47 dùng đạn 7,62x39mm. Nguồn ảnh: Military.
Thiết kế này cho thấy sự tối giản của Liên Xô trong việc chế tạo hoả khí bộ binh. Trong khi phương Tây coi súng máy là một biên chế hoả lực mạnh đặc biệt, cần có thời gian đào tạo lâu hơn các tay súng khác thì với việc điều chỉnh được trích khí khoá nòng giảm độ giật, mọi tay súng đã quen với AK-47 đều có thể sử dụng được PKM ngay lập tức. Nguồn ảnh: Pinterest.
Thiết kế của PKM cũng được cho là an toàn hơn so với AK-47. Chủ yếu binh lính thuận tay phải, việc thiết kế chốt an toàn ở bên phải hộp khoá nòng có thể khiến người lính vô tình gạt vào chốt an toàn khi cầm súng hành quân dẫn đến tai nạn. Với PKM, chốt an toàn đặt ở bên trái hộp khoá nòng nên có vẻ khó "gạt nhầm" hơn. Nguồn ảnh: Pinterest.
PKM còn là khẩu súng máy nhẹ bậc nhất thế giới khi nó ra đời, với trọng lượng chỉ 7,6 kg so với khẩu FN MAG cùng đời nặng tới 11 kg. Thậm chí phiên bản mini của khẩu FN MAG cũng vẫn nặng tới hơn 8kg. Và dù nhẹ hơn, PKM vẫn hiệu quả hơn những khẩu súng máy này. Nguồn ảnh: Wiki.
Súng máy PKM bắt đầu được sử dụng thay thế cho RPK-74 trong quân đội Nga kể từ đầu những năm 2000. Cho tới khi được sử dụng ở quy mô cực kỳ lớn như vậy, khẩu PKM vẫn chỉ có một vài thay đổi rất nhỏ sau hơn 50 năm ra đời. Nguồn ảnh: Gunoff.
Một trong những cải tiến được coi là đáng tiền nhất của PKM chính là phiên bản PKP cho phép thay nòng nhanh - giúp súng luôn trong trạng thái chiến đấu tốt nhất kể cả khi xạ thủ khai hoả liên tục. Nguồn ảnh: Pinterest.
Phiên bản súng máy PKM dành cho xe tăng là PKT xuất hiện trên mọi xe tăng Liên Xô cho tới tận xe tăng Nga hiện nay, từ dòng T-62 cho tới T-14 Armata và cũng có mặt trên gần như mọi thiết kế xe thiết giáp chở quân, xe chiến đấu bộ binh do Liên Xô/ Nga chế tạo, sử dụng. Nguồn ảnh: Pinterest.
Thậm chí, PKM cũng có mặt trong biên chế chính thức của rất nhiều quốc gia thân NATO như Phần Lan, Ba Lan (dùng đạn 7,62x51mm chuẩn NATO). Vậy nên, hoàn toàn không sai khi nhận xét rằng khẩu PKM mới là con quái vật nguy hiểm nhất mà Kalashnikov từng thiết kế. Nguồn ảnh: Gettyimg.
Mời độc giả xem Video: Đặc nhiệm Nga huấn luyện với súng máy PKM.