Avro Lancaster là một trong những máy bay ném bom hạng nặng mạnh nhất trong Chiến tranh thế giới thứ 2, có thể sánh ngang với "pháo đài bay" B-17, B-29 của Mỹ. Còn ở châu Âu, Lancaster được coi là máy bay ném bom lớn nhất, mạnh nhất, vượt xa bất kỳ dòng oanh tạc cơ nào của cả Liên Xô và phát xít Đức. Nguồn ảnh: WikipediaTrong chiến tranh thế giới thứ 2, hàng nghìn chiếc Avro Lancaster đã thực hiện 156.000 phi vụ, ném xuống lãnh thổ phe phát xít 608.612 tấn bom các loại. Tổng cộng, kết thúc chiến tranh 3.249 chiếc Lancaster đã bị bắn hạ hoặc tai nạn. Nguồn ảnh: Wikipedia Máy bay ném bom Avro Lancaster do nhà sáng chế Roy Chadwick vẽ thiết kế, chỉ đạo việc chế tạo tại nhà máy Avro (thành lập năm 1910 tại Anh Quốc) với tổng số lượng 7.377 chiếc. Nguồn ảnh: WikipediaNguyên mẫu Avro Lancaster bay thử lần đầu ngày 9/1/1941, nó nhanh chóng được Không quân Hoàng gia Anh biên chế và thực hiện phi vụ đầu tiên vào đầu năm 1942. Nguồn ảnh: WikipediaLancaster thuộc hàng máy bay ném bom lớn nhất thời bấy giờ với chiều dài 21,11m, cao 6,25m, sải cánh 31,09m, trọng lượng rỗng 16,7 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 30,8 tấn. Nguồn ảnh: WikipediaTải trọng mang bom của Lancaster ngang ngửa với "pháo đài bay" B-17 và B-29, lên tới 6,35 tấn tải trọng thông thường hoặc đến 9,97 tấn tối đa khi mang siêu bom Grand Slam. Nguồn ảnh: WikipediaSĩ quan phụ trách việc ném bom đang tìm mục tiêu thông qua hệ thống kính ngắm bố trí ở mũi máy bay. Nguồn ảnh: WikipediaTùy từng loại bom mà số lượng quả bom mà Avro Lancaster mang được khác nhau, ví dụ: với bom cháy Arson (tối đa 14 quả, mỗi quả chứa 236 bom nhỏ, tổng cộng 3.304 bom con); bom phá đường ray, nhà máy Abnormal (14 quả); bom nổ chậm phong tỏa cảng biển, cửa sông Gardening (6 quả, có gắn dù); bom xuyên phá hạng nặng Piece (6 quả). Đặc biệt, còn có loại bom chuyên dùng để tấn công tàu ngầm U-boat của Đức. Nguồn ảnh: WikipediaBên cạnh các loại bom thông thường, Avro Lancaster còn được trang bị 3 loại bom hạng siêu nặng gồm: Grand Slam; Tallboy, Upkeep. Trong ảnh, siêu bom nổ chậm Tallboy đặt cạnh Lancaster trong bảo tàng. Tallboy có trọng lượng lên tới 5,4 tấn, dài 6,4m, chứa 2.400kg thuốc nổ Torpex D1. Loại bom này chuyên dùng để phá các công trình quân sự kiên cố, các thiết giáp hạm hạng nặng. Nguồn ảnh: WikipediaTrong ảnh, Lancaster đang thả siêu bom Grand Slam nặng 10 tấn - một trong những loại bom phi hạt nhân mạnh nhất trong lịch sử CTTG 2. Mỗi quả bom chứa 4,14 tấn thuốc nổ Torpex D1 tạo ra sức nổ tương đương 6,5 tấn TNT. Tổng cộng 42 quả bom Grand Slam đã được sử dụng từ ngày 14/3/1945 tới 19/4/1945, chủ yếu tấn công mục tiêu chiến lược ở Đức. Nguồn ảnh: WikipediaTrong ảnh, đám khói phủ khắp một vùng rộng lớn sau khi Lancaster cắt bom. Nguồn ảnh: WikipediaNgoài kho bom khủng khiếp, cũng như các thế hệ máy bay ném bom thời kỳ này, Avro Lancaser còn được trang bị giàn pháo – súng máy hạng nặng để tự bảo vệ trước tiêm kích đối phương. Trong ảnh, ụ pháo bố trí ở trên nóc máy bay với buồng kính bảo vệ xạ thủ ngồi trong sử dụng khẩu đại liên 2 nòng 7,62mm. Nguồn ảnh: WikipediaĐầu mũi máy bay cũng bố trí ụ pháo lắp đại liên 2 nòng 7,62mm. Nguồn ảnh: WikipediaTháp pháo đuôi FN20 lắp 4 khẩu đại liên 12,7mm. Nguồn ảnh: WikipediaTuy to ngang ngửa "pháo đài bay" B-17, nhưng Avro Lancaster chỉ cần phi hành đoàn 7 người vận hành (so với 11 trên B-17) gồm: hai phi công; một hoa tiêu; một sĩ quan ném bom kiêm xạ thủ mũi; một điện đài và hai xạ thủ súng máy bảo vệ ở nóc và đuôi. Trong ảnh, phi công lái máy bay ngồi bên trái, còn phi công phụ kiêm kỹ thuật trên không ngồi bên phải. Nguồn ảnh: WikipediaTrong ảnh, phía bên trái là sĩ quan liên lạc - điện đài còn bên phải là hoa tiêu - dẫn đường. Nguồn ảnh: WikipediaOanh tạc cơ Lancaster được trang bị 4 động cơ Rolls-Royce Merlin XX công suất 1.280 mã lực/chiếc. Trong trường hợp mất 2 thậm chí 3 động cơ, Lancaster vẫn có thể trở về nhà, tuy nhiên việc hạ cánh sẽ gặp khó khăn đòi hỏi phi công lão luyện, kinh nghiệm. Nguồn ảnh: WikipediaLancaster có thể đạt tốc độ bay tối đa 454km/h, tốc độ bay hành trình 322km/h, tầm bay 4.073km, trần bay 6.500m...trong điều kiện mang tối đa bom. Nguồn ảnh: WikipediaSau chiến tranh thế giới thứ 2, các máy bay ném bom Avro Lancaster chỉ hoạt động thêm vài năm trước khi về hưu. Hiện nay, còn khoảng 17 chiếc trên thế giới có khả năng hoạt động, thường chỉ dùng trong các sự kiện biểu diễn. Trong ảnh, Avro Lancaster của không lực hoàng gia Anh (RAF) trong một hoạt động kỷ niệm. Nguồn ảnh: Wikipedia
Avro Lancaster là một trong những máy bay ném bom hạng nặng mạnh nhất trong Chiến tranh thế giới thứ 2, có thể sánh ngang với "pháo đài bay" B-17, B-29 của Mỹ. Còn ở châu Âu, Lancaster được coi là máy bay ném bom lớn nhất, mạnh nhất, vượt xa bất kỳ dòng oanh tạc cơ nào của cả Liên Xô và phát xít Đức. Nguồn ảnh: Wikipedia
Trong chiến tranh thế giới thứ 2, hàng nghìn chiếc Avro Lancaster đã thực hiện 156.000 phi vụ, ném xuống lãnh thổ phe phát xít 608.612 tấn bom các loại. Tổng cộng, kết thúc chiến tranh 3.249 chiếc Lancaster đã bị bắn hạ hoặc tai nạn. Nguồn ảnh: Wikipedia
Máy bay ném bom Avro Lancaster do nhà sáng chế Roy Chadwick vẽ thiết kế, chỉ đạo việc chế tạo tại nhà máy Avro (thành lập năm 1910 tại Anh Quốc) với tổng số lượng 7.377 chiếc. Nguồn ảnh: Wikipedia
Nguyên mẫu Avro Lancaster bay thử lần đầu ngày 9/1/1941, nó nhanh chóng được Không quân Hoàng gia Anh biên chế và thực hiện phi vụ đầu tiên vào đầu năm 1942. Nguồn ảnh: Wikipedia
Lancaster thuộc hàng máy bay ném bom lớn nhất thời bấy giờ với chiều dài 21,11m, cao 6,25m, sải cánh 31,09m, trọng lượng rỗng 16,7 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 30,8 tấn. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tải trọng mang bom của Lancaster ngang ngửa với "pháo đài bay" B-17 và B-29, lên tới 6,35 tấn tải trọng thông thường hoặc đến 9,97 tấn tối đa khi mang siêu bom Grand Slam. Nguồn ảnh: Wikipedia
Sĩ quan phụ trách việc ném bom đang tìm mục tiêu thông qua hệ thống kính ngắm bố trí ở mũi máy bay. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tùy từng loại bom mà số lượng quả bom mà Avro Lancaster mang được khác nhau, ví dụ: với bom cháy Arson (tối đa 14 quả, mỗi quả chứa 236 bom nhỏ, tổng cộng 3.304 bom con); bom phá đường ray, nhà máy Abnormal (14 quả); bom nổ chậm phong tỏa cảng biển, cửa sông Gardening (6 quả, có gắn dù); bom xuyên phá hạng nặng Piece (6 quả). Đặc biệt, còn có loại bom chuyên dùng để tấn công tàu ngầm U-boat của Đức. Nguồn ảnh: Wikipedia
Bên cạnh các loại bom thông thường, Avro Lancaster còn được trang bị 3 loại bom hạng siêu nặng gồm: Grand Slam; Tallboy, Upkeep. Trong ảnh, siêu bom nổ chậm Tallboy đặt cạnh Lancaster trong bảo tàng. Tallboy có trọng lượng lên tới 5,4 tấn, dài 6,4m, chứa 2.400kg thuốc nổ Torpex D1. Loại bom này chuyên dùng để phá các công trình quân sự kiên cố, các thiết giáp hạm hạng nặng. Nguồn ảnh: Wikipedia
Trong ảnh, Lancaster đang thả siêu bom Grand Slam nặng 10 tấn - một trong những loại bom phi hạt nhân mạnh nhất trong lịch sử CTTG 2. Mỗi quả bom chứa 4,14 tấn thuốc nổ Torpex D1 tạo ra sức nổ tương đương 6,5 tấn TNT. Tổng cộng 42 quả bom Grand Slam đã được sử dụng từ ngày 14/3/1945 tới 19/4/1945, chủ yếu tấn công mục tiêu chiến lược ở Đức. Nguồn ảnh: Wikipedia
Trong ảnh, đám khói phủ khắp một vùng rộng lớn sau khi Lancaster cắt bom. Nguồn ảnh: Wikipedia
Ngoài kho bom khủng khiếp, cũng như các thế hệ máy bay ném bom thời kỳ này, Avro Lancaser còn được trang bị giàn pháo – súng máy hạng nặng để tự bảo vệ trước tiêm kích đối phương. Trong ảnh, ụ pháo bố trí ở trên nóc máy bay với buồng kính bảo vệ xạ thủ ngồi trong sử dụng khẩu đại liên 2 nòng 7,62mm. Nguồn ảnh: Wikipedia
Đầu mũi máy bay cũng bố trí ụ pháo lắp đại liên 2 nòng 7,62mm. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tháp pháo đuôi FN20 lắp 4 khẩu đại liên 12,7mm. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tuy to ngang ngửa "pháo đài bay" B-17, nhưng Avro Lancaster chỉ cần phi hành đoàn 7 người vận hành (so với 11 trên B-17) gồm: hai phi công; một hoa tiêu; một sĩ quan ném bom kiêm xạ thủ mũi; một điện đài và hai xạ thủ súng máy bảo vệ ở nóc và đuôi. Trong ảnh, phi công lái máy bay ngồi bên trái, còn phi công phụ kiêm kỹ thuật trên không ngồi bên phải. Nguồn ảnh: Wikipedia
Trong ảnh, phía bên trái là sĩ quan liên lạc - điện đài còn bên phải là hoa tiêu - dẫn đường. Nguồn ảnh: Wikipedia
Oanh tạc cơ Lancaster được trang bị 4 động cơ Rolls-Royce Merlin XX công suất 1.280 mã lực/chiếc. Trong trường hợp mất 2 thậm chí 3 động cơ, Lancaster vẫn có thể trở về nhà, tuy nhiên việc hạ cánh sẽ gặp khó khăn đòi hỏi phi công lão luyện, kinh nghiệm. Nguồn ảnh: Wikipedia
Lancaster có thể đạt tốc độ bay tối đa 454km/h, tốc độ bay hành trình 322km/h, tầm bay 4.073km, trần bay 6.500m...trong điều kiện mang tối đa bom. Nguồn ảnh: Wikipedia
Sau chiến tranh thế giới thứ 2, các máy bay ném bom Avro Lancaster chỉ hoạt động thêm vài năm trước khi về hưu. Hiện nay, còn khoảng 17 chiếc trên thế giới có khả năng hoạt động, thường chỉ dùng trong các sự kiện biểu diễn. Trong ảnh, Avro Lancaster của không lực hoàng gia Anh (RAF) trong một hoạt động kỷ niệm. Nguồn ảnh: Wikipedia