Máy bay ném bom B-17 Flying Fortress của Không quân Mỹ xứng đáng là máy bay "may mắn" nhất lịch sử chiến tranh. Trong số hàng trăm nghìn phi vụ không kích, B-17 dù bị vỡ nát đầu, thân, cánh nhưng lại vẫn có thể bay trở về căn cứ an toàn. Trong ảnh, chiếc B-17 số hiệu 43-38172 bị pháo Đức bắn nát phần mũi nhưng vẫn lết được về căn cứ, đáng tiếc là sĩ quan ném bom đã thiệt mạng.Phần đuôi của máy bay B-17 này do va chạm với một máy bay khác dẫn đến hư hỏng, cánh đuôi ngang bên trái bị lìa ra, tuy nhiên vẫn bay được tới căn cứ.Phần thân máy bay tiếp nối với cánh chính bị vỡ nát nhưng chiếc B-17 này vẫn về tới "nhà".Đuôi máy bay B-17 bị pháo phòng không bắn nát, giết chết xạ thủ đuôi.Thủng thân nhưng vẫn về được sân bay.Mất một phần cánh cũng chẳng là gì!Còn đây, chính B-17 này bị mất cánh đuôi ngang bên trái nhưng vẫn hoạt động ổn định.Tất nhiên, không phải lúc nào "thần may mắn" cũng đứng cạnh B-17 - khoảnh khắc kinh hoàng chiếc B-17 bị bay đầu, dù động cơ vẫn hoạt động nhưng máy bay đang trên đà lao xuống đất.Bức ảnh khiến người xem phải "lạnh gáy" - khoảnh khắc một bên cánh chiếc B-17 đứt lìa khỏi thân. Mất cánh, máy bay không có khả năng nào để sống sót.Chiếc B-17 bốc cháy dữ dội trên không sau khi bị bắn trúng thùng nhiên liệu.Trong suốt 9 năm (1936-1945), Mỹ đã sản xuất tổng cộng 12.731 chiếc máy bay ném bom B-17 và triển khai tham chiến ở khắp chiến trường châu Âu. Trong 1,5 triệu tấn bom được quân đồng minh ném xuống nước Đức, thì có tới 640.000 tấn bom được thả từ B-17.B-17 được xem là một trong những máy bay ném bom lớn nhất nước Mỹ và lớn nhất trên thế giới thời bấy giờ. Nó có trọng lượng cất cánh tối đa tới 29,7 tấn, dài 22,66m, rộng 5,82m, sải cánh 31,62m.Để đưa "pháo đài bay" trên bầu trời, Boeing đã trang bị cho nó 4 động cơ tuốc bin tăng áp R-1820-97 (công suất 1.200 mã lực/chiếc) cho tốc độ tối đa 462km/h, tầm bay 3.000km với tải trọng 2,7 tấn bom, tải trọng tổng thể là 7,8 tấn bom.Thời bấy giờ, các tiêm kích thường có tầm bay ngắn, khó hộ tống B-17 ở tầm bay xa nên các phi đội B-17 thường xuyên phải bay trong tình trạng không có bảo vệ. Chính vì thế, trên máy bay được trang bị tới 13 khẩu đại liên 12,7mm (bố trí ở khắp thân máy bay) nhằm chống máy bay tiêm kích. Trong ảnh: có thể thấy rõ là đầu mũi máy bay có tới 3-4 khẩu, dưới bụng có 2 khẩu, đuôi có 2 khẩu, hai bên thân có 2 khẩu.
Máy bay ném bom B-17 Flying Fortress của Không quân Mỹ xứng đáng là máy bay "may mắn" nhất lịch sử chiến tranh. Trong số hàng trăm nghìn phi vụ không kích, B-17 dù bị vỡ nát đầu, thân, cánh nhưng lại vẫn có thể bay trở về căn cứ an toàn. Trong ảnh, chiếc B-17 số hiệu 43-38172 bị pháo Đức bắn nát phần mũi nhưng vẫn lết được về căn cứ, đáng tiếc là sĩ quan ném bom đã thiệt mạng.
Phần đuôi của máy bay B-17 này do va chạm với một máy bay khác dẫn đến hư hỏng, cánh đuôi ngang bên trái bị lìa ra, tuy nhiên vẫn bay được tới căn cứ.
Phần thân máy bay tiếp nối với cánh chính bị vỡ nát nhưng chiếc B-17 này vẫn về tới "nhà".
Đuôi máy bay B-17 bị pháo phòng không bắn nát, giết chết xạ thủ đuôi.
Thủng thân nhưng vẫn về được sân bay.
Mất một phần cánh cũng chẳng là gì!
Còn đây, chính B-17 này bị mất cánh đuôi ngang bên trái nhưng vẫn hoạt động ổn định.
Tất nhiên, không phải lúc nào "thần may mắn" cũng đứng cạnh B-17 - khoảnh khắc kinh hoàng chiếc B-17 bị bay đầu, dù động cơ vẫn hoạt động nhưng máy bay đang trên đà lao xuống đất.
Bức ảnh khiến người xem phải "lạnh gáy" - khoảnh khắc một bên cánh chiếc B-17 đứt lìa khỏi thân. Mất cánh, máy bay không có khả năng nào để sống sót.
Chiếc B-17 bốc cháy dữ dội trên không sau khi bị bắn trúng thùng nhiên liệu.
Trong suốt 9 năm (1936-1945), Mỹ đã sản xuất tổng cộng 12.731 chiếc máy bay ném bom B-17 và triển khai tham chiến ở khắp chiến trường châu Âu. Trong 1,5 triệu tấn bom được quân đồng minh ném xuống nước Đức, thì có tới 640.000 tấn bom được thả từ B-17.
B-17 được xem là một trong những máy bay ném bom lớn nhất nước Mỹ và lớn nhất trên thế giới thời bấy giờ. Nó có trọng lượng cất cánh tối đa tới 29,7 tấn, dài 22,66m, rộng 5,82m, sải cánh 31,62m.
Để đưa "pháo đài bay" trên bầu trời, Boeing đã trang bị cho nó 4 động cơ tuốc bin tăng áp R-1820-97 (công suất 1.200 mã lực/chiếc) cho tốc độ tối đa 462km/h, tầm bay 3.000km với tải trọng 2,7 tấn bom, tải trọng tổng thể là 7,8 tấn bom.
Thời bấy giờ, các tiêm kích thường có tầm bay ngắn, khó hộ tống B-17 ở tầm bay xa nên các phi đội B-17 thường xuyên phải bay trong tình trạng không có bảo vệ. Chính vì thế, trên máy bay được trang bị tới 13 khẩu đại liên 12,7mm (bố trí ở khắp thân máy bay) nhằm chống máy bay tiêm kích. Trong ảnh: có thể thấy rõ là đầu mũi máy bay có tới 3-4 khẩu, dưới bụng có 2 khẩu, đuôi có 2 khẩu, hai bên thân có 2 khẩu.