Được coi là các đơn vị có nhiệm vụ nguy hiểm nhất trong quân đội của mọi quốc gia trên thế giới, lực lượng trực tiếp tham gia phá gỡ mìn, vật liệu nổ trên chiến trường được coi là những "bảo bối" mà không phải quân đội nào cũng dễ dàng có được.Với nhiệm vụ tiếp xúc trực tiếp và gỡ vật liệu nổ bằng tay, chỉ một sai sót nhỏ cũng có thể khiến những người lính này bị thương nặng hoặc tử vong ngay lập tức. Nói cách khác, sự nghiệp của một người lính gỡ bom mìn sẽ kết thúc ngay sau khi anh ta mắc sai lầm.Mặc dù lính công binh Mỹ được trang bị những bộ quần áo chuyên dụng nặng hàng chục kilogram, có khả năng chống sốc và chống mảnh văng rất tốt nhưng nếu mắc sai lầm, rất khó để những bộ quần áo hạng nặng này có thể bảo toàn nguyên vẹn được thân thể của người lính.Một điều rất đáng chú ý đó là khi mặc những bộ quần áo chuyên dụng dành cho gỡ vật liệu nổ này, tay của người lính sẽ luôn được để trần và không có gì che chắn. Điều này đảm bảo khi thao tác, người lính có thể cảm nhận chính xác được những động tác mà mình đang thực hiện.Tuy nhiên đổi lại, nguy cơ cao là người lính sẽ mất hoàn toàn cả hai bàn tay nếu vật liệu phát nổ bất ngờ - đó là trong trường hợp may mắn những bộ phận khác của anh ta vẫn còn nguyên.Trên các chiến trường Trung Đông trước kia, thiết bị nổ không xác định hay còn được gọi tắt là IED có rất nhiều, chiếm 40% thương vong mà Quân đội Mỹ gặp phải tại đây. Chính điều này đã khiến cho các lực lượng rà phá bom mìn và công nghệ phá mìn từ xa được phát triển rất mạnh.Trong một vài trường hợp, thiết bị nổ được đặt ở những khu vực quan trọng nên không thể kích nổ được, buộc những người lính công binh phải có mặt và thực hiện tháo ngòi nổ một cách thủ công.Huyền thoại Iran, Trung tá Fakhir Barwari - người được mệnh danh là "Người đàn ông thép" dù bị mất một chân vẫn tiếp tục công việc và đã tháo gỡ hàng nghìn thiết bị nổ của khủng bố IS qua đời năm 2014 trong một vụ đánh bom liều chết.Những thiết bị nổ tự chế có hàng trăm nghìn cách thức cấu tạo và nguỵ trang tuỳ theo trí tưởng tượng của người tạo ra chúng, với những thiết bị nổ có khả năng lật nhào cả xe bọc thép thì không nên nghĩ tới việc mắc sai lầm khi thực hiện tháo gỡ.Rất nhiều công nghệ hiện đại đã được ra đời để thay thế cho công việc gỡ mìn bằng tay. Tuy nhiên không phải lúc nào các thiết bị này cũng tỏ ra có tác dụng và nhiều khi, những người lính vẫn phải trực tiếp thực hiện công việc này dù biết rằng rất nguy hiểm. Nguồn ảnh: BI. Mời độc giả xem Video: Quân đội Mỹ cận chiến với khủng bố trên chiến trường Iraq.
Được coi là các đơn vị có nhiệm vụ nguy hiểm nhất trong quân đội của mọi quốc gia trên thế giới, lực lượng trực tiếp tham gia phá gỡ mìn, vật liệu nổ trên chiến trường được coi là những "bảo bối" mà không phải quân đội nào cũng dễ dàng có được.
Với nhiệm vụ tiếp xúc trực tiếp và gỡ vật liệu nổ bằng tay, chỉ một sai sót nhỏ cũng có thể khiến những người lính này bị thương nặng hoặc tử vong ngay lập tức. Nói cách khác, sự nghiệp của một người lính gỡ bom mìn sẽ kết thúc ngay sau khi anh ta mắc sai lầm.
Mặc dù lính công binh Mỹ được trang bị những bộ quần áo chuyên dụng nặng hàng chục kilogram, có khả năng chống sốc và chống mảnh văng rất tốt nhưng nếu mắc sai lầm, rất khó để những bộ quần áo hạng nặng này có thể bảo toàn nguyên vẹn được thân thể của người lính.
Một điều rất đáng chú ý đó là khi mặc những bộ quần áo chuyên dụng dành cho gỡ vật liệu nổ này, tay của người lính sẽ luôn được để trần và không có gì che chắn. Điều này đảm bảo khi thao tác, người lính có thể cảm nhận chính xác được những động tác mà mình đang thực hiện.
Tuy nhiên đổi lại, nguy cơ cao là người lính sẽ mất hoàn toàn cả hai bàn tay nếu vật liệu phát nổ bất ngờ - đó là trong trường hợp may mắn những bộ phận khác của anh ta vẫn còn nguyên.
Trên các chiến trường Trung Đông trước kia, thiết bị nổ không xác định hay còn được gọi tắt là IED có rất nhiều, chiếm 40% thương vong mà Quân đội Mỹ gặp phải tại đây. Chính điều này đã khiến cho các lực lượng rà phá bom mìn và công nghệ phá mìn từ xa được phát triển rất mạnh.
Trong một vài trường hợp, thiết bị nổ được đặt ở những khu vực quan trọng nên không thể kích nổ được, buộc những người lính công binh phải có mặt và thực hiện tháo ngòi nổ một cách thủ công.
Huyền thoại Iran, Trung tá Fakhir Barwari - người được mệnh danh là "Người đàn ông thép" dù bị mất một chân vẫn tiếp tục công việc và đã tháo gỡ hàng nghìn thiết bị nổ của khủng bố IS qua đời năm 2014 trong một vụ đánh bom liều chết.
Những thiết bị nổ tự chế có hàng trăm nghìn cách thức cấu tạo và nguỵ trang tuỳ theo trí tưởng tượng của người tạo ra chúng, với những thiết bị nổ có khả năng lật nhào cả xe bọc thép thì không nên nghĩ tới việc mắc sai lầm khi thực hiện tháo gỡ.
Rất nhiều công nghệ hiện đại đã được ra đời để thay thế cho công việc gỡ mìn bằng tay. Tuy nhiên không phải lúc nào các thiết bị này cũng tỏ ra có tác dụng và nhiều khi, những người lính vẫn phải trực tiếp thực hiện công việc này dù biết rằng rất nguy hiểm. Nguồn ảnh: BI.
Mời độc giả xem Video: Quân đội Mỹ cận chiến với khủng bố trên chiến trường Iraq.