Theo Shepherd Media, Tập đoàn quốc phòng Nexter của Pháp đã chuyển giao ít nhất 20 đơn vị lựu pháo 105mm LG1 thế hệ thứ 3 cho Indonesia. Toàn bộ số pháo này đều được biên chế cho lực lượng Lính thủy Đánh bộ Indonesia. Trong tương lai LG1 sẽ dần thay thế cho mẫu lựu pháo 105mm M101 có trong biên chế Hải quân Indonesia. Nguồn ảnh: Army Recognition.Phát ngôn viên của Nexter cho biết, sở dĩ Indonesia quyết định đưa vào trang bị LG1 là bởi khả năng tác chiến và tính cơ động của nó trên chiến trường. Một khẩu LG1 có trọng lượng chỉ 1.5 tấn có thể dễ dàng triển khai bằng các loại trực thăng vận tải quân sự thông thường như Bell 212 hay SA 330 Puma. Nguồn ảnh: Ejército de Colombia.Lựu pháo 105mm LG1 là một trong những dòng pháo khá nổi tiếng của Nexter với tên gọi trước đây là GIAT LG1. Biến thể LG 1 Indonesia mới đưa vào trang bị là Nexter LG1 Mk III được nâng cấp từ LG1 Mk II. Tuy nhiên dòng pháo kéo này lại không mấy phổ biến trên thế giới. Nguồn ảnh: Armstrade.Như đã nói ở trên, lợi thế lớn nhất của LG1 Mk III chính là khả năng cơ động của nó với trọng lượng chỉ 1.5 tấn và mẫu pháo này hoàn toàn phù hợp với các lực lượng yêu cầu khả năng tác chiến cơ động như Lính thủy Đánh bộ Indonesia. Dù vậy nhỏ gọn không có nghĩa LG1 Mk III thiếu sức mạnh hỏa lực. Nguồn ảnh: Milinfo.Với cỡ nòng 105mm theo tiêu chuẩn NATO, LG1 Mk III có thể bắn nhiều loại đạn pháo 105mm khác nhau kể cả các loại đạn dành cho pháo M101, tầm bắn hiệu quả của nó có thể lên tới 17km chỉ với đạn thông thường. Nguồn ảnh: Russian Military Forum.Nhưng đó chưa phải là tất cả ưu điểm của LG1 Mk III, một lợi thế khác của dòng pháo này chính là việc nó được tích hợp sẵn hệ thống dẫn đường quán tính hổ trợ dẫn bắn và hệ thống kiểm soát hỏa lực cho phép pháo thủ tính toán chính xác vị trí mục tiêu. Nguồn ảnh: Pakistan Defence.Thời gian triển khai của LG1 Mk III cũng khá nhanh tầm 30 giây và nó có thể bắn tới 12 phát/phút. Kíp chiến đấu của LG1 Mk III chỉ cần tới 3 binh sĩ trong khi đó ở LG1 Mk II là năm người điều này một phần nhờ vào hệ thống dẫn bắn tự động của nó. Nguồn ảnh: Army Recognition.Trong ảnh là biến thể LG1 của Quân đội Thái Lan không được trang bị hệ thống dẫn đường quán tính lẫn hệ thống kiểm soát hỏa lực. Nguồn ảnh: TAF.Một đơn vị LG1 Mk III chỉ cần tới 3 khẩu pháo cùng kíp chiến đấu chưa tới 15 người. Đây là một lợi thế cho các đơn vị lính thủy đánh bộ được trang bị LG1 Mk III với quân số vốn thường khá hạn chế khi tác chiến đổ bộ trên biển. Nguồn ảnh: Prime Portal.Trong ảnh là một khẩu LG1 được không vận bằng trực thăng nó có thể được triển khai tại bất kỳ loại địa hình nào từ đồng bằng cho tới miền núi.
Theo Shepherd Media, Tập đoàn quốc phòng Nexter của Pháp đã chuyển giao ít nhất 20 đơn vị lựu pháo 105mm LG1 thế hệ thứ 3 cho Indonesia. Toàn bộ số pháo này đều được biên chế cho lực lượng Lính thủy Đánh bộ Indonesia. Trong tương lai LG1 sẽ dần thay thế cho mẫu lựu pháo 105mm M101 có trong biên chế Hải quân Indonesia. Nguồn ảnh: Army Recognition.
Phát ngôn viên của Nexter cho biết, sở dĩ Indonesia quyết định đưa vào trang bị LG1 là bởi khả năng tác chiến và tính cơ động của nó trên chiến trường. Một khẩu LG1 có trọng lượng chỉ 1.5 tấn có thể dễ dàng triển khai bằng các loại trực thăng vận tải quân sự thông thường như Bell 212 hay SA 330 Puma. Nguồn ảnh: Ejército de Colombia.
Lựu pháo 105mm LG1 là một trong những dòng pháo khá nổi tiếng của Nexter với tên gọi trước đây là GIAT LG1. Biến thể LG 1 Indonesia mới đưa vào trang bị là Nexter LG1 Mk III được nâng cấp từ LG1 Mk II. Tuy nhiên dòng pháo kéo này lại không mấy phổ biến trên thế giới. Nguồn ảnh: Armstrade.
Như đã nói ở trên, lợi thế lớn nhất của LG1 Mk III chính là khả năng cơ động của nó với trọng lượng chỉ 1.5 tấn và mẫu pháo này hoàn toàn phù hợp với các lực lượng yêu cầu khả năng tác chiến cơ động như Lính thủy Đánh bộ Indonesia. Dù vậy nhỏ gọn không có nghĩa LG1 Mk III thiếu sức mạnh hỏa lực. Nguồn ảnh: Milinfo.
Với cỡ nòng 105mm theo tiêu chuẩn NATO, LG1 Mk III có thể bắn nhiều loại đạn pháo 105mm khác nhau kể cả các loại đạn dành cho pháo M101, tầm bắn hiệu quả của nó có thể lên tới 17km chỉ với đạn thông thường. Nguồn ảnh: Russian Military Forum.
Nhưng đó chưa phải là tất cả ưu điểm của LG1 Mk III, một lợi thế khác của dòng pháo này chính là việc nó được tích hợp sẵn hệ thống dẫn đường quán tính hổ trợ dẫn bắn và hệ thống kiểm soát hỏa lực cho phép pháo thủ tính toán chính xác vị trí mục tiêu. Nguồn ảnh: Pakistan Defence.
Thời gian triển khai của LG1 Mk III cũng khá nhanh tầm 30 giây và nó có thể bắn tới 12 phát/phút. Kíp chiến đấu của LG1 Mk III chỉ cần tới 3 binh sĩ trong khi đó ở LG1 Mk II là năm người điều này một phần nhờ vào hệ thống dẫn bắn tự động của nó. Nguồn ảnh: Army Recognition.
Trong ảnh là biến thể LG1 của Quân đội Thái Lan không được trang bị hệ thống dẫn đường quán tính lẫn hệ thống kiểm soát hỏa lực. Nguồn ảnh: TAF.
Một đơn vị LG1 Mk III chỉ cần tới 3 khẩu pháo cùng kíp chiến đấu chưa tới 15 người. Đây là một lợi thế cho các đơn vị lính thủy đánh bộ được trang bị LG1 Mk III với quân số vốn thường khá hạn chế khi tác chiến đổ bộ trên biển. Nguồn ảnh: Prime Portal.
Trong ảnh là một khẩu LG1 được không vận bằng trực thăng nó có thể được triển khai tại bất kỳ loại địa hình nào từ đồng bằng cho tới miền núi.