Đây là một trong những chiếc trực thăng có hình dáng "dị" nhất từng được sản xuất hàng loạt trên thế giới. Trực thăng Ka-26 không có phần khoang sau mà chỉ có phần buồng lái với hai ghế, mọi chi tiết đều được tối giản và phần khoang sau có thể tùy biến bằng nhiều mô-đun khác nhau. Nguồn ảnh: Sina.Điểm dễ nhận ra nhất là phần động cơ rất to được gắn hai bên trục thân máy bay. Giống với các loại máy bay dòng Ka khác, Ka-26 là loại trực thăng đồng trục với hai cánh quạt phía trên nóc máy bay, điều này khiến chiếc trực thăng không cần có hệ thống cánh quạt điều hướng phía đuôi máy bay như thông thường. Nguồn ảnh: Sina.Phần bụng máy bay có thể được lắp đặt nhiều mô-đun khác nhau phù hợp cho từng nhiệm vụ cụ thể, một vài mô-đun phổ biến nhất là khoang hành khách với số lượng tối đa 6 người, mô-đun y tế với trang bị như một bệnh viện di động hay mô-đun... phun thuốc trừ sâu phục vụ cho mục đích làm nông nghiệp. Nguồn ảnh: Sina.Khoang lái của những chiếc Ka-26 với hai ghế ngồi dành cho phi công và bảng điều khiển ở giữa khá tối giản. Dù là dòng máy bay trực thăng đa dụng tuy nhiên tính năng bay của chiếc máy bay này không có gì đặc biệt ngoài việc nó có khả năng cơ động khá tốt với hai cánh quạt đồng trục. Nguồn ảnh: Sina.Trên những chiếc Ka-26 vẫn còn được sử dụng cho tới ngày nay, hệ thống lái bên trong ca-bin đã được cải tiến với các màn hình điện tử giúp phi công có khả năng kiểm soát bay, dẫn đường tốt hơn so với hệ thống bảng điều khiển chỉ có vỏn vẹn chục cái đồng hồ hiển thị thông số như trước đây. Nguồn ảnh: Sina.Chiếc trực thăng Ka-26 của Liên Xô được trang bị 2 động cơ Vedeneyev M14 V26 với công suất tối đa 325 sức ngựa mỗi chiếc, cho phép chiếc máy bay cất cánh với trọng lượng tối đa vào khoảng 3,2 tấn. Nguồn ảnh: Wiki.Tốc độ tối đa chiếc máy bay trực thăng cánh quạt đồng trục này đạt được vào khoảng 170 km/h, tầm bay 400 km (với mô-đun hành khách chở theo tối đa 6 người). Trần bay tối đa của chiếc Ka-26 vào khoảng 3000 mét. Nguồn ảnh: Sina.Hiện tại có 8 nước đang sử dụng chiếc trực thăng hạng nhẹ đa dụng này với nhiều mục đích khác nhau, 3 nước sử dụng chính bao gồm Nga, Romania và Hungary. Kể từ khi được sản xuất hàng loạt từ năm 1969 tới nay, đã có tổng 816 chiếc Ka-26 được ra đời. Nguồn ảnh: wiki.Chiếc Ka-26 là tiền đề để nhà máy Kamov cho ra đời chiếc Ka-226 với tính năng tùy biến hệ thống ca-bin đa năng rất hữu dụng vào năm 1997. Tuy nhiên chiếc Ka-226 đời mới mới chỉ được sản xuất có 69 chiếc tính đến cuối năm 2013, có lẽ do những chiếc Ka-26 vẫn còn quá tốt nên không có mấy khách hàng muốn nâng cấp chiếc trực thăng đa dụng này lên phiên bản mới hơn. Nguồn ảnh: wiki.
Đây là một trong những chiếc trực thăng có hình dáng "dị" nhất từng được sản xuất hàng loạt trên thế giới. Trực thăng Ka-26 không có phần khoang sau mà chỉ có phần buồng lái với hai ghế, mọi chi tiết đều được tối giản và phần khoang sau có thể tùy biến bằng nhiều mô-đun khác nhau. Nguồn ảnh: Sina.
Điểm dễ nhận ra nhất là phần động cơ rất to được gắn hai bên trục thân máy bay. Giống với các loại máy bay dòng Ka khác, Ka-26 là loại trực thăng đồng trục với hai cánh quạt phía trên nóc máy bay, điều này khiến chiếc trực thăng không cần có hệ thống cánh quạt điều hướng phía đuôi máy bay như thông thường. Nguồn ảnh: Sina.
Phần bụng máy bay có thể được lắp đặt nhiều mô-đun khác nhau phù hợp cho từng nhiệm vụ cụ thể, một vài mô-đun phổ biến nhất là khoang hành khách với số lượng tối đa 6 người, mô-đun y tế với trang bị như một bệnh viện di động hay mô-đun... phun thuốc trừ sâu phục vụ cho mục đích làm nông nghiệp. Nguồn ảnh: Sina.
Khoang lái của những chiếc Ka-26 với hai ghế ngồi dành cho phi công và bảng điều khiển ở giữa khá tối giản. Dù là dòng máy bay trực thăng đa dụng tuy nhiên tính năng bay của chiếc máy bay này không có gì đặc biệt ngoài việc nó có khả năng cơ động khá tốt với hai cánh quạt đồng trục. Nguồn ảnh: Sina.
Trên những chiếc Ka-26 vẫn còn được sử dụng cho tới ngày nay, hệ thống lái bên trong ca-bin đã được cải tiến với các màn hình điện tử giúp phi công có khả năng kiểm soát bay, dẫn đường tốt hơn so với hệ thống bảng điều khiển chỉ có vỏn vẹn chục cái đồng hồ hiển thị thông số như trước đây. Nguồn ảnh: Sina.
Chiếc trực thăng Ka-26 của Liên Xô được trang bị 2 động cơ Vedeneyev M14 V26 với công suất tối đa 325 sức ngựa mỗi chiếc, cho phép chiếc máy bay cất cánh với trọng lượng tối đa vào khoảng 3,2 tấn. Nguồn ảnh: Wiki.
Tốc độ tối đa chiếc máy bay trực thăng cánh quạt đồng trục này đạt được vào khoảng 170 km/h, tầm bay 400 km (với mô-đun hành khách chở theo tối đa 6 người). Trần bay tối đa của chiếc Ka-26 vào khoảng 3000 mét. Nguồn ảnh: Sina.
Hiện tại có 8 nước đang sử dụng chiếc trực thăng hạng nhẹ đa dụng này với nhiều mục đích khác nhau, 3 nước sử dụng chính bao gồm Nga, Romania và Hungary. Kể từ khi được sản xuất hàng loạt từ năm 1969 tới nay, đã có tổng 816 chiếc Ka-26 được ra đời. Nguồn ảnh: wiki.
Chiếc Ka-26 là tiền đề để nhà máy Kamov cho ra đời chiếc Ka-226 với tính năng tùy biến hệ thống ca-bin đa năng rất hữu dụng vào năm 1997. Tuy nhiên chiếc Ka-226 đời mới mới chỉ được sản xuất có 69 chiếc tính đến cuối năm 2013, có lẽ do những chiếc Ka-26 vẫn còn quá tốt nên không có mấy khách hàng muốn nâng cấp chiếc trực thăng đa dụng này lên phiên bản mới hơn. Nguồn ảnh: wiki.