Địa đạo Củ Chi là một hệ thống phòng thủ nằm trong lòng đất ở huyện Củ Chi - ngoại thành TP Hồ Chí Minh, cách trung tâm thành phố 70km về phía Tây Bắc. Công trình này được thực hiện trong hai giai đoạn: Kháng chiến chống Pháp (1946-1948) và kháng chiến chống Mỹ (1961-1965). Đây là vùng ven Sài Gòn xưa, còn khá hoang vu với những cánh rừng rậm rạp.Địa đạo Củ Chi là tên gọi chung của toàn hệ thống địa đạo trên địa bàn Củ Chi, với tổng chiều dài khoảng 200km hầm, có chiều sâu 3 tầng, tầng trên cách mặt đất khoảng 3m. Ở nơi đây người dân đã thiết lập một cuộc sống đặc biệt: ăn ở, sinh hoạt, sản xuất, chiến đấu ngay trong lòng đất. Hai khu địa đạo lớn nhất vẫn còn được gìn giữ là địa đạo Bến Đình và địa đạo Bến Dược.Hệ thống địa đạo được đào hoàn toàn bằng sức người, có các nhánh chính và nhiều nhánh nhỏ kết nối với nhau, có nhánh ra tận sông Sài Gòn. Các đường hầm giao thông hẹp có chiều cao rất hạn chế, chỉ đủ một người đi lom khom; những khu chức năng khác như nơi ở, hội họp, sản xuất, ổ chiến đấu có diện tích và chiều cao lớn hơn. Tầng trên cùng có thể chịu được sức công phá của đạn pháo và tải trọng của xe thiết giáp.Hệ thống đường hầm được thông lên mặt đất qua các lỗ thông hơi và các của bí mật. Các cửa này chỉ đủ một người chui lọt, được nguỵ trang kín đáo.Một không gian hội họp trong lòng đất. Liên hoàn với địa đạo có các hầm rộng để nghỉ ngơi, có nơi dự trữ vũ khí, lương thực, có giếng nước, có bếp Hoàng Cầm, có hầm chỉ huy, hầm giải phẫu... Còn có cả hầm lớn, mái lợp thoáng mát, nguỵ trang khéo léo để xem phim, văn nghệ.Cuộc sống nơi đây phần lớn là tự cung tự cấp.Xưởng quân khí chuyên sản xuất vũ khí chiến đấu. Vũ khí của quân và dân Củ Chi là cả các loại súng đạn hiện đại và các loại vũ khí thô sơ của chiến tranh du kích.Mô hình một hầm chông trên mặt đất. Đi trên đất thép Củ Chi thời chiến, nếu không biết lối sẽ bị rơi vào rất nhiều hệ thống bẫy chông, mìn.Khu vực tái hiện vùng Củ Chi giải phóng. Ở đây là một cuộc sống khác, bình yên hơn tuy nhiên vẫn trong tinh thần chiến đấu với khát vọng thống nhất đất nước.Trong một ngôi nhà vùng giải phóng. Bàn thờ treo cờ của Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam.Trạm thông tin. Nơi đây liên tục cập nhật tình hình cuộc sống, chiến đấu của người dân và chiến sự trên khắp vùng miền.Người dân vừa chiến đấu vừa tăng gia sản xuất.Một lớp học trong vùng giải phóng.Trong khu địa đạo Bến Dược, còn có quần thể đền tưởng niệm Bến Dược. Đền Bến Dược - Củ Chi là nơi tưởng niệm những anh hùng liệt sỹ của Việt Minh và Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.Trong đền, bàn thờ Tổ quốc được đặt chính giữa. Ở trên những bức tường là những phiến đá khắc tên những anh hùng liệt sỹ đã hy sinh. Có tất cả 44.752 tên anh hùng liệt sĩ được tạc tại gian chính điện cùng phối thờ (Trong đó có: 43.777 liệt sĩ, 11 vị lãnh đạo Đảng CSVN, 42 vị Anh hùng LLVT, 975 Bà mẹ VN Anh Hùng)."Số Liệu tính đến thời điểm: 14/12/2012".Bên ngoài đền, trên bức tường có bức tranh gốm lớn nhất Việt Nam, được hoàn thành tháng 8/2001. Nội dung tác phẩm ca ngợi lịch sử khai phá, xây dựng và bảo vệ vùng đất Sài Gòn – Gia Định từ xưa đến ngày đại thắng mùa xuân 1975. Tác phẩm do 11 hoạ sỹ - giảng viên trường Đại học Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh thực hiện trong 4 năm.Tượng đài “Hồn thiêng đất nước” nằm phía sau đền Bến Dược. Công trình cao 16m, nặng 243 tấn, được làm bằng đá granit đặt giữa vườn hoa mặt hướng ra sông Sài Gòn. Nội dung được thể hiện qua hình tượng một giọt nước mắt, khái quát về sự đau thương mất mát của bao thế hệ người Việt Nam đã chiến đấu hy sinh để giữ gìn đất nước.Ngày 23/12/2015, Thủ tưởng Chính phủ đã ký quyết định công nhận Khu Di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi là di tích quốc gia đặc biệt. Ngày 12/2/2016 (tức mồng 5 Tết Bính Thân) vừa qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP Hồ Chí Minh đã vinh dự đón bằng công nhận Di tích quốc gia đặc biệt cho Địa đạo Củ Chi, ghi thêm dấu son cho miền đất thép anh hùng.
Địa đạo Củ Chi là một hệ thống phòng thủ nằm trong lòng đất ở huyện Củ Chi - ngoại thành TP Hồ Chí Minh, cách trung tâm thành phố 70km về phía Tây Bắc. Công trình này được thực hiện trong hai giai đoạn: Kháng chiến chống Pháp (1946-1948) và kháng chiến chống Mỹ (1961-1965). Đây là vùng ven Sài Gòn xưa, còn khá hoang vu với những cánh rừng rậm rạp.
Địa đạo Củ Chi là tên gọi chung của toàn hệ thống địa đạo trên địa bàn Củ Chi, với tổng chiều dài khoảng 200km hầm, có chiều sâu 3 tầng, tầng trên cách mặt đất khoảng 3m. Ở nơi đây người dân đã thiết lập một cuộc sống đặc biệt: ăn ở, sinh hoạt, sản xuất, chiến đấu ngay trong lòng đất. Hai khu địa đạo lớn nhất vẫn còn được gìn giữ là địa đạo Bến Đình và địa đạo Bến Dược.
Hệ thống địa đạo được đào hoàn toàn bằng sức người, có các nhánh chính và nhiều nhánh nhỏ kết nối với nhau, có nhánh ra tận sông Sài Gòn. Các đường hầm giao thông hẹp có chiều cao rất hạn chế, chỉ đủ một người đi lom khom; những khu chức năng khác như nơi ở, hội họp, sản xuất, ổ chiến đấu có diện tích và chiều cao lớn hơn. Tầng trên cùng có thể chịu được sức công phá của đạn pháo và tải trọng của xe thiết giáp.
Hệ thống đường hầm được thông lên mặt đất qua các lỗ thông hơi và các của bí mật. Các cửa này chỉ đủ một người chui lọt, được nguỵ trang kín đáo.
Một không gian hội họp trong lòng đất. Liên hoàn với địa đạo có các hầm rộng để nghỉ ngơi, có nơi dự trữ vũ khí, lương thực, có giếng nước, có bếp Hoàng Cầm, có hầm chỉ huy, hầm giải phẫu... Còn có cả hầm lớn, mái lợp thoáng mát, nguỵ trang khéo léo để xem phim, văn nghệ.
Cuộc sống nơi đây phần lớn là tự cung tự cấp.
Xưởng quân khí chuyên sản xuất vũ khí chiến đấu. Vũ khí của quân và dân Củ Chi là cả các loại súng đạn hiện đại và các loại vũ khí thô sơ của chiến tranh du kích.
Mô hình một hầm chông trên mặt đất. Đi trên đất thép Củ Chi thời chiến, nếu không biết lối sẽ bị rơi vào rất nhiều hệ thống bẫy chông, mìn.
Khu vực tái hiện vùng Củ Chi giải phóng. Ở đây là một cuộc sống khác, bình yên hơn tuy nhiên vẫn trong tinh thần chiến đấu với khát vọng thống nhất đất nước.
Trong một ngôi nhà vùng giải phóng. Bàn thờ treo cờ của Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam.
Trạm thông tin. Nơi đây liên tục cập nhật tình hình cuộc sống, chiến đấu của người dân và chiến sự trên khắp vùng miền.
Người dân vừa chiến đấu vừa tăng gia sản xuất.
Một lớp học trong vùng giải phóng.
Trong khu địa đạo Bến Dược, còn có quần thể đền tưởng niệm Bến Dược. Đền Bến Dược - Củ Chi là nơi tưởng niệm những anh hùng liệt sỹ của Việt Minh và Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Trong đền, bàn thờ Tổ quốc được đặt chính giữa. Ở trên những bức tường là những phiến đá khắc tên những anh hùng liệt sỹ đã hy sinh. Có tất cả 44.752 tên anh hùng liệt sĩ được tạc tại gian chính điện cùng phối thờ (Trong đó có: 43.777 liệt sĩ, 11 vị lãnh đạo Đảng CSVN, 42 vị Anh hùng LLVT, 975 Bà mẹ VN Anh Hùng)."Số Liệu tính đến thời điểm: 14/12/2012".
Bên ngoài đền, trên bức tường có bức tranh gốm lớn nhất Việt Nam, được hoàn thành tháng 8/2001. Nội dung tác phẩm ca ngợi lịch sử khai phá, xây dựng và bảo vệ vùng đất Sài Gòn – Gia Định từ xưa đến ngày đại thắng mùa xuân 1975. Tác phẩm do 11 hoạ sỹ - giảng viên trường Đại học Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh thực hiện trong 4 năm.
Tượng đài “Hồn thiêng đất nước” nằm phía sau đền Bến Dược. Công trình cao 16m, nặng 243 tấn, được làm bằng đá granit đặt giữa vườn hoa mặt hướng ra sông Sài Gòn. Nội dung được thể hiện qua hình tượng một giọt nước mắt, khái quát về sự đau thương mất mát của bao thế hệ người Việt Nam đã chiến đấu hy sinh để giữ gìn đất nước.
Ngày 23/12/2015, Thủ tưởng Chính phủ đã ký quyết định công nhận Khu Di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi là di tích quốc gia đặc biệt. Ngày 12/2/2016 (tức mồng 5 Tết Bính Thân) vừa qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP Hồ Chí Minh đã vinh dự đón bằng công nhận Di tích quốc gia đặc biệt cho Địa đạo Củ Chi, ghi thêm dấu son cho miền đất thép anh hùng.