Mặc dù luôn được biết đến là quốc gia sở hữu công nghệ tên lửa tiên tiến ở Trung Đông, nhưng trên thực tế sức mạnh quân sự Iran lại là Lục quân và lực lượng này chính là nền tảng giúp Tehran duy trì sự hiện diện quân sự ở các quốc gia đồng minh điều mà Israel không hề mong muốn. Nguồn ảnh: farhangnews.Theo số liệu chính thức Iran chỉ chi khoảng hơn 2 tỷ USD mỗi năm cho quốc phòng nhưng con số thực tế nhiều khả năng gấp ba lần những gì Tehran công bố. Và đây chính nguồn lực cho phép Iran thực hiện các chương trình quốc phòng” dài hơi” trong đó có cả chương trình phát triển tên lửa. Nguồn ảnh: radiofarda.comLục quân Iran có quân số khoảng 350.000 người. Theo Globalfirepower, về quân số, Iran đứng thứ 18 thế giới. Trang bị vũ khí của lục quân Iran khá mạnh, thuộc hàng đứng đầu khu vực Trung Đông. Iran sở hữu 1.658 xe tăng chiến đấu chủ lực các loại, trong đó mạnh nhất là T-72 và Type-72Z Safir-74, T-62 và cả T-90 đặt mua từ Nga (chưa xác định) Nguồn ảnh: noorvision.com.Ngoài ra lực lượng này còn có 1.315 xe thiết giáp các loại, nổi bật là BMP-1, BMP-2, BTR-60, FV101 Scorpion. 320 lựu pháo tự hành các loại, mạnh nhất là lựu pháo tự hành M109 Paladin 155 mm, M107 175 mm của Mỹ, 2S1 Gvozdika 122 mm của Nga, Raad-1, Raad-2 do Iran chế tạo dựa trên lựu pháo của Mỹ và Nga.Nguồn ảnh: ISNA.Với tiềm lực lục quân như trên Iran hoàn toàn có thể tự tin bảo vệ bản thân trước các mối đe dọa xâm lược từ bên ngoài, thậm chí là hỗ trợ quân sự cho các quốc gia đồng minh ở Trung Đông như Syria, Yemen... Nguồn ảnh: ISNA.Việc Iran hậu thuẫn cho các quốc gia đối lập với Mỹ hay Israel là một trong những nguyên nhân chính khiến các đơn vị tác chiến đặc biệt của Iran ở Trung Đông luôn trở thành mục tiêu cho các cuộc không kích của Israel mà cụ thể nhất là ở Syria, bản thân Israel cũng không hề muốn binh lính Iran hay đồng minh của họ xuất hiện gần biên giới Nhà nước Do thái. Nguồn ảnh: Farda News.Nếu Lục quân đóng vai trò nền tảng cho sức mạnh quân sự của Iran, thì lực lượng tên lửa chiến lược lại đóng vai trò như sức mạnh răn đe của Iran đối với các quốc gia thù địch. Iran sở hữu kho tên lửa đạn đạo đồ sộ với tầm bắn bao phủ toàn khu vực Trung Đông. Những tên lửa này được chế tạo với công nghệ không quá hiện đại, nhưng vẫn là thứ vũ khí răn đe mang tầm chiến lược. Nguồn ảnh: Times of Israel.Từ năm 2015, Iran đã công bố phát triển thành công tên lửa hành trình tấn công mặt đất Soumar với tầm bắn tới 2.500 km. Tên lửa này được cho là sao chép lại từ tên lửa hành trình tấn công mặt đất Kh-55 của Liên Xô. Nguồn ảnh: IRNA.Còn về lực lượng không quân, đây chưa từng là thế mạnh của Iran khi họ được trang bị chủ yếu các loại chiến đấu cơ có từ những năm 1970 và do Mỹ sản xuất, bản thân số chiến đấu cơ này đã nhiều thập kỷ chưa được nâng cấp hay hiện đại hóa. Nguồn ảnh: IRNA.Không quân Iran có quân số khoảng 37.000 người, với lực lượng tấn công mạnh nhất gồm 44 tiêm kích F-14 Tomcat, 28 tiêm kích bảo vệ không phận MiG-29. Lực lượng tấn công mặt đất gồm 30 cường kích Su-24, 19 cường kích Su-25. Tổng số máy bay của Iran khoảng 471 chiếc. Nguồn ảnh: IRNA.Khác với không quân, Hải quân Iran được đánh giá khá mạnh trong khu vực Hải với quân số khoảng 18.000 người, 397 tàu chiến các loại, phần lớn do công nghiệp đóng tàu Iran chế tạo. Nguồn ảnh: IRNA.Tàu chiến mặt nước mạnh nhất của Iran là tàu hộ tống tên lửa lớp Moudge, lượng choán nước 1.500 tấn, 2 tàu đang hoạt động. 3 tàu hộ vệ tên lửa lớp Alvand, lượng choán nước 1.540 tấn. Nguồn ảnh: IRNA.Đặc biệt, Hải quân Iran là lực lượng duy nhất ở Trung Đông có tàu ngầm điện diesel lớp Kilo được Hải quân Mỹ đặt cho biệt danh “Hố đen đại dương”. 3 tàu ngầm Kilo đang hoạt động mang lại cho Hải quân Iran khả năng tấn công dưới nước mạnh mẽ. Ngoài ra, Iran còn có số lượng lớn tàu ngầm mini lớp Ghadir do nước này chế tạo. Nguồn ảnh: IRNA.Nhìn chung với sức mạnh quân sự kể trên Iran là một trong những thế lực có thể làm thay đổi cán cân quân sự ở Trung Đông nếu như họ được hiện đại hóa toàn diện trong tương lai gần. Chính vì lo sợ điều này mà Mỹ đã hủy bỏ thỏa thuận hạt nhân năm 2015 với Iran và tiếp tục các lệnh trừng phạt chống lại Tehran, đây cũng là điều mà Israel hay Ả rập Xê út mong muốn. Nguồn ảnh: IRNA.Mời độc giả xem video: Quân đội Iran duyệt binh trong năm 2017.
Mặc dù luôn được biết đến là quốc gia sở hữu công nghệ tên lửa tiên tiến ở Trung Đông, nhưng trên thực tế sức mạnh quân sự Iran lại là Lục quân và lực lượng này chính là nền tảng giúp Tehran duy trì sự hiện diện quân sự ở các quốc gia đồng minh điều mà Israel không hề mong muốn. Nguồn ảnh: farhangnews.
Theo số liệu chính thức Iran chỉ chi khoảng hơn 2 tỷ USD mỗi năm cho quốc phòng nhưng con số thực tế nhiều khả năng gấp ba lần những gì Tehran công bố. Và đây chính nguồn lực cho phép Iran thực hiện các chương trình quốc phòng” dài hơi” trong đó có cả chương trình phát triển tên lửa. Nguồn ảnh: radiofarda.com
Lục quân Iran có quân số khoảng 350.000 người. Theo Globalfirepower, về quân số, Iran đứng thứ 18 thế giới. Trang bị vũ khí của lục quân Iran khá mạnh, thuộc hàng đứng đầu khu vực Trung Đông. Iran sở hữu 1.658 xe tăng chiến đấu chủ lực các loại, trong đó mạnh nhất là T-72 và Type-72Z Safir-74, T-62 và cả T-90 đặt mua từ Nga (chưa xác định) Nguồn ảnh: noorvision.com.
Ngoài ra lực lượng này còn có 1.315 xe thiết giáp các loại, nổi bật là BMP-1, BMP-2, BTR-60, FV101 Scorpion. 320 lựu pháo tự hành các loại, mạnh nhất là lựu pháo tự hành M109 Paladin 155 mm, M107 175 mm của Mỹ, 2S1 Gvozdika 122 mm của Nga, Raad-1, Raad-2 do Iran chế tạo dựa trên lựu pháo của Mỹ và Nga.Nguồn ảnh: ISNA.
Với tiềm lực lục quân như trên Iran hoàn toàn có thể tự tin bảo vệ bản thân trước các mối đe dọa xâm lược từ bên ngoài, thậm chí là hỗ trợ quân sự cho các quốc gia đồng minh ở Trung Đông như Syria, Yemen... Nguồn ảnh: ISNA.
Việc Iran hậu thuẫn cho các quốc gia đối lập với Mỹ hay Israel là một trong những nguyên nhân chính khiến các đơn vị tác chiến đặc biệt của Iran ở Trung Đông luôn trở thành mục tiêu cho các cuộc không kích của Israel mà cụ thể nhất là ở Syria, bản thân Israel cũng không hề muốn binh lính Iran hay đồng minh của họ xuất hiện gần biên giới Nhà nước Do thái. Nguồn ảnh: Farda News.
Nếu Lục quân đóng vai trò nền tảng cho sức mạnh quân sự của Iran, thì lực lượng tên lửa chiến lược lại đóng vai trò như sức mạnh răn đe của Iran đối với các quốc gia thù địch. Iran sở hữu kho tên lửa đạn đạo đồ sộ với tầm bắn bao phủ toàn khu vực Trung Đông. Những tên lửa này được chế tạo với công nghệ không quá hiện đại, nhưng vẫn là thứ vũ khí răn đe mang tầm chiến lược. Nguồn ảnh: Times of Israel.
Từ năm 2015, Iran đã công bố phát triển thành công tên lửa hành trình tấn công mặt đất Soumar với tầm bắn tới 2.500 km. Tên lửa này được cho là sao chép lại từ tên lửa hành trình tấn công mặt đất Kh-55 của Liên Xô. Nguồn ảnh: IRNA.
Còn về lực lượng không quân, đây chưa từng là thế mạnh của Iran khi họ được trang bị chủ yếu các loại chiến đấu cơ có từ những năm 1970 và do Mỹ sản xuất, bản thân số chiến đấu cơ này đã nhiều thập kỷ chưa được nâng cấp hay hiện đại hóa. Nguồn ảnh: IRNA.
Không quân Iran có quân số khoảng 37.000 người, với lực lượng tấn công mạnh nhất gồm 44 tiêm kích F-14 Tomcat, 28 tiêm kích bảo vệ không phận MiG-29. Lực lượng tấn công mặt đất gồm 30 cường kích Su-24, 19 cường kích Su-25. Tổng số máy bay của Iran khoảng 471 chiếc. Nguồn ảnh: IRNA.
Khác với không quân, Hải quân Iran được đánh giá khá mạnh trong khu vực Hải với quân số khoảng 18.000 người, 397 tàu chiến các loại, phần lớn do công nghiệp đóng tàu Iran chế tạo. Nguồn ảnh: IRNA.
Tàu chiến mặt nước mạnh nhất của Iran là tàu hộ tống tên lửa lớp Moudge, lượng choán nước 1.500 tấn, 2 tàu đang hoạt động. 3 tàu hộ vệ tên lửa lớp Alvand, lượng choán nước 1.540 tấn. Nguồn ảnh: IRNA.
Đặc biệt, Hải quân Iran là lực lượng duy nhất ở Trung Đông có tàu ngầm điện diesel lớp Kilo được Hải quân Mỹ đặt cho biệt danh “Hố đen đại dương”. 3 tàu ngầm Kilo đang hoạt động mang lại cho Hải quân Iran khả năng tấn công dưới nước mạnh mẽ. Ngoài ra, Iran còn có số lượng lớn tàu ngầm mini lớp Ghadir do nước này chế tạo. Nguồn ảnh: IRNA.
Nhìn chung với sức mạnh quân sự kể trên Iran là một trong những thế lực có thể làm thay đổi cán cân quân sự ở Trung Đông nếu như họ được hiện đại hóa toàn diện trong tương lai gần. Chính vì lo sợ điều này mà Mỹ đã hủy bỏ thỏa thuận hạt nhân năm 2015 với Iran và tiếp tục các lệnh trừng phạt chống lại Tehran, đây cũng là điều mà Israel hay Ả rập Xê út mong muốn. Nguồn ảnh: IRNA.
Mời độc giả xem video: Quân đội Iran duyệt binh trong năm 2017.