Lục quân là quân chủng lớn nhất trong quân đội Hàn Quốc; hiện nay Lục quân Hàn Quốc duy trì 70% lực lượng của mình ở phía nam của tuyến Bình Nhưỡng - Wonsan, cho phép họ ngăn chặn các cuộc tấn công bất ngờ của quân đội Triều Tiên trong thời gian ngắn.Lục quân Hàn Quốc được xây dựng và huấn luyện theo mô hình của quân đội Mỹ. Theo Sách trắng quốc phòng Hàn Quốc (MHD): Lực lượng lục quân sau khi hoàn thành hiện đại hóa, sẽ có được khả năng tiến hành chiến tranh cơ giới. Phạm vi tiến công cũng như phòng ngự của các đơn vị sẽ được mở rộng; nâng cao tính cơ động và khả năng chiến đấu, cũng như chỉ huy, tác chiến, kiểm soát, thông tin liên lạc, máy tính và tình báo (C4I).Hiện tại lục quân Hàn Quốc duy trì 41 sư đoàn và 15 lữ đoàn độc lập, được tổ chức thành 11 quân đoàn; trang bị khoảng 2.400 xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT); 2.600 xe bọc thép (AFV) và xe chiến đấu bộ binh; 5.180 khẩu pháo các loại. Xe tăng chiến đấu chủ lực của lục quân Hàn Quốc mới nhất là mẫu K2, có trọng lượng 56 tấn, được trang bị pháo nòng trơn L55 120mm; giúp gia tăng đáng kể về khả năng chiến đấu khi so sánh với pháo L44 120mm được lắp đặt trên các mẫu MBT K1/ K1A1 trước đó.Mục tiêu những năm tới của Lục quân Hàn Quốc là chuyển đổi lực lượng bộ binh còn lại thành lực lượng bộ binh cơ giới, với khả năng cơ động và hỏa lực được tăng cường đáng kể bằng các loại xe chiến đấu bánh hơi K806 và K808 do công nghiệp quốc phòng Hàn Quốc tự phát triển.Tương tự như Lục quân, lực lượng Hải quân Hàn Quốc (RoKN) đang nhanh chóng được hiện đại hóa, nhằm cải thiện khả năng thực hiện các hoạt động đổ bộ, chống ngầm, tấn công chính xác và phòng thủ tên lửa đạn đạo (BMD), chống lại các mối đe dọa của hải quân Triều Tiên ở các khu vực duyên hải rộng lớn của Hàn Quốc.Nhiệm vụ của RoKN hết sức nặng nề và phức tạp, nếu bùng nổ chiến sự với Triều Tiên, RoKN phải đảm nhiệm tiến công chính xác các mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ Triều Tiên bằng các loại tên lửa hành trình được phóng từ tàu ngầm hoặc tàu nổi; đồng thời đối phó với hai hạm đội Đông và Tây của hải quân Triều Tiên. Mặc dù lực lượng hải quân của Triều Tiên bị coi là lạc hậu, nhưng không thể coi thường; vụ tàu hộ tống Cheonan của RoKS bị đánh chìm năm 2010 cho thấy sự nguy hiểm của hải quân Triều Tiên.Trong thập kỷ qua, RoKN đã đưa vào trang bị khinh hạm FFX-II nhằm thay thế vai trò của các tàu hộ vệ lớp Pohang và Ulsan đã lạc hậu. Để đối phó với các tàu chiến nhỏ trang bị tên lửa và ngư lôi của Triều Tiên, RoKN trang bị tàu tấn công nhanh PKX-B Batch 1 và PKX-B Batch 2 để thay thế các tàu tuần tra lớp Chamsuri và Gumdoksuri.Tàu có khả năng chiến đấu mạnh nhất của RoKN hiện nay là ba tàu khu trục tên lửa dẫn đường KDX-3, được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis. Tàu khu trục KDX-3 đầu tiên mang tên Sejong Đại Đế được đưa vào biên chế tháng 11 năm 2008. Chiếc thứ hai mang tên Yulgok YiI đưa vào biên chế tháng 8/2010; chiếc thứ ba Seoae Ryu Seong- ryong năm 2012.Mặc dù Hàn Quốc dự định chỉ đóng ba tàu khu trục KDX-3, nhưng việc Triều Tiên tiếp tục khiêu khích và gây ra những bất ổn trong khu vực đã khiến nước này ký hợp đồng đóng thêm 3 chiếc KDX-3 để tạo ra hai hoặc ba biên đội tàu KDX-3 để có thể đồng thời tác chiến cả ở Biển Hoàng Hải và biển Nhật Bản; ba chiếc KDX- thứ hai dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào khoảng năm 2023 đến 2027.RoKN đã thành lập một bộ tư lệnh tàu ngầm mới vào năm 2015, lực lượng tàu ngầm của RoKN bao gồm các tàu ngầm tấn công diesel-điện lớp Chang Bogo được chế tạo dựa trên thiết kế tàu ngầm Type 209/1200 của Đức và tàu ngầm tấn công lớp KSS-2 mới hơn dựa trên thiết kế Type 214.Việc đưa vào biên chế tàu đổ bộ trực thăng Dokdo vào tháng 7 năm 2007 đã mang đến một khả năng mới về đổ bộ của RoKN. Dokdo có thể mang theo 700 lính thủy đánh bộ, 10 máy bay trực thăng, hai tàu đổ bộ đệm không khí tốc độ cao và 10 MBT; nếu được cải tạo sàn đáp, Dokdo có thể làm nơi cất hạ cánh của máy bay chiến đấu thế hệ 5 F-35B; mang lại lợi thế rất lớn cho Hải quân Hàn Quốc. RoKN sẽ đưa 3 chiếc tàu đổ bộ trực thăng lớp này vào hoạt động cùng với những tàu đổ bộ (LST) mới khác.Không quân Hàn Quốc (RoKAF), được công nhận là một trong những lực lượng không quân được trang bị và huấn luyện tốt nhất ở châu Á - Thái Bình Dương, nếu không nói là cấp thế giới. Hiện đại hóa RoKAF tập trung vào phát triển các khả năng hoạt động độc lập, bao gồm tấn công chính xác tầm xa, tình báo, giám sát và trinh sát tiên tiến (ISR); ngoài việc cho phép phản ứng nhanh với các mối đe dọa bắt nguồn từ bên trong bán đảo Triều Tiên và xa hơn nữa.RoKAF hiện có trong biên chế khoảng 800 máy bay các loại, trong đó có 450 máy bay chiến đấu và hệ thống phòng không quốc gia với mạng lưới radar và tên lửa đất đối không (SAM) dày đặc, bao gồm hệ thống Patriot-2 (PAC-2), các hệ thống PAC-3 mới đã được triển khai vào năm 2018.
Xương sống của RoKAF là 170 máy bay chiến đấu hạng nhẹ F-16C/D Block 50/52 và F-16 Falcon; 60 máy bay chiến đấu hạng nặng F-15K; hiện RoKAF vẫn có trong biên chế một số máy bay thế hệ cũ như F-4E và F-5E, nhưng những máy bay này sẽ dần rút ra khỏi biên chế.Hàn Quốc cũng là những quốc gia đầu tiên chỉ sau Mỹ được trang bị máy bay chiến đấu thế hệ 5 F-35A. Việc RoKAF trang bị máy bay chiến đấu thế hệ 5 đã góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu của quân đội Hàn Quốc. Hiện nay RoKAF đang thay thế máy bay chiến đấu F-5E cũ bằng 60 máy bay tấn công hạng nhẹ FA-50 Golden Eagle do Hàn Quốc chế tạo, dự kiến sẽ tăng số lượng FA-50 lên 100 chiếc.Các khả năng tấn công tầm xa của RoKAF cũng được cải thiện đáng kể với việc đưa vào trang bị tên lửa hành trình phóng từ trên không Taurus KEPD 350K, được trang bị trên máy bay chiến đấu F-15K. Một lô tên lửa ban đầu đã được mua vào tháng 11 năm 2013, với một đợt bổ sung được công bố vào tháng 3 năm 2018.Tên lửa Taurus nặng 1.400kg, với tầm bắn hơn 500km, trang bị đầu đạn xuyên đa tác dụng nặng 1.000kg; được thiết kế đặc biệt để sử dụng chống lại các mục tiêu kiên cố và nằm sâu trong lòng đất. Nếu được trang bị tên lửa Taurus, F-15K của Hàn Quốc có thể tấn công thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên, khi chỉ bay qua Daejeon, cách Seoul 164km về phía nam.
Lục quân là quân chủng lớn nhất trong quân đội Hàn Quốc; hiện nay Lục quân Hàn Quốc duy trì 70% lực lượng của mình ở phía nam của tuyến Bình Nhưỡng - Wonsan, cho phép họ ngăn chặn các cuộc tấn công bất ngờ của quân đội Triều Tiên trong thời gian ngắn.
Lục quân Hàn Quốc được xây dựng và huấn luyện theo mô hình của quân đội Mỹ. Theo Sách trắng quốc phòng Hàn Quốc (MHD): Lực lượng lục quân sau khi hoàn thành hiện đại hóa, sẽ có được khả năng tiến hành chiến tranh cơ giới. Phạm vi tiến công cũng như phòng ngự của các đơn vị sẽ được mở rộng; nâng cao tính cơ động và khả năng chiến đấu, cũng như chỉ huy, tác chiến, kiểm soát, thông tin liên lạc, máy tính và tình báo (C4I).
Hiện tại lục quân Hàn Quốc duy trì 41 sư đoàn và 15 lữ đoàn độc lập, được tổ chức thành 11 quân đoàn; trang bị khoảng 2.400 xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT); 2.600 xe bọc thép (AFV) và xe chiến đấu bộ binh; 5.180 khẩu pháo các loại. Xe tăng chiến đấu chủ lực của lục quân Hàn Quốc mới nhất là mẫu K2, có trọng lượng 56 tấn, được trang bị pháo nòng trơn L55 120mm; giúp gia tăng đáng kể về khả năng chiến đấu khi so sánh với pháo L44 120mm được lắp đặt trên các mẫu MBT K1/ K1A1 trước đó.
Mục tiêu những năm tới của Lục quân Hàn Quốc là chuyển đổi lực lượng bộ binh còn lại thành lực lượng bộ binh cơ giới, với khả năng cơ động và hỏa lực được tăng cường đáng kể bằng các loại xe chiến đấu bánh hơi K806 và K808 do công nghiệp quốc phòng Hàn Quốc tự phát triển.
Tương tự như Lục quân, lực lượng Hải quân Hàn Quốc (RoKN) đang nhanh chóng được hiện đại hóa, nhằm cải thiện khả năng thực hiện các hoạt động đổ bộ, chống ngầm, tấn công chính xác và phòng thủ tên lửa đạn đạo (BMD), chống lại các mối đe dọa của hải quân Triều Tiên ở các khu vực duyên hải rộng lớn của Hàn Quốc.
Nhiệm vụ của RoKN hết sức nặng nề và phức tạp, nếu bùng nổ chiến sự với Triều Tiên, RoKN phải đảm nhiệm tiến công chính xác các mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ Triều Tiên bằng các loại tên lửa hành trình được phóng từ tàu ngầm hoặc tàu nổi; đồng thời đối phó với hai hạm đội Đông và Tây của hải quân Triều Tiên. Mặc dù lực lượng hải quân của Triều Tiên bị coi là lạc hậu, nhưng không thể coi thường; vụ tàu hộ tống Cheonan của RoKS bị đánh chìm năm 2010 cho thấy sự nguy hiểm của hải quân Triều Tiên.
Trong thập kỷ qua, RoKN đã đưa vào trang bị khinh hạm FFX-II nhằm thay thế vai trò của các tàu hộ vệ lớp Pohang và Ulsan đã lạc hậu. Để đối phó với các tàu chiến nhỏ trang bị tên lửa và ngư lôi của Triều Tiên, RoKN trang bị tàu tấn công nhanh PKX-B Batch 1 và PKX-B Batch 2 để thay thế các tàu tuần tra lớp Chamsuri và Gumdoksuri.
Tàu có khả năng chiến đấu mạnh nhất của RoKN hiện nay là ba tàu khu trục tên lửa dẫn đường KDX-3, được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis. Tàu khu trục KDX-3 đầu tiên mang tên Sejong Đại Đế được đưa vào biên chế tháng 11 năm 2008. Chiếc thứ hai mang tên Yulgok YiI đưa vào biên chế tháng 8/2010; chiếc thứ ba Seoae Ryu Seong- ryong năm 2012.
Mặc dù Hàn Quốc dự định chỉ đóng ba tàu khu trục KDX-3, nhưng việc Triều Tiên tiếp tục khiêu khích và gây ra những bất ổn trong khu vực đã khiến nước này ký hợp đồng đóng thêm 3 chiếc KDX-3 để tạo ra hai hoặc ba biên đội tàu KDX-3 để có thể đồng thời tác chiến cả ở Biển Hoàng Hải và biển Nhật Bản; ba chiếc KDX- thứ hai dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào khoảng năm 2023 đến 2027.
RoKN đã thành lập một bộ tư lệnh tàu ngầm mới vào năm 2015, lực lượng tàu ngầm của RoKN bao gồm các tàu ngầm tấn công diesel-điện lớp Chang Bogo được chế tạo dựa trên thiết kế tàu ngầm Type 209/1200 của Đức và tàu ngầm tấn công lớp KSS-2 mới hơn dựa trên thiết kế Type 214.
Việc đưa vào biên chế tàu đổ bộ trực thăng Dokdo vào tháng 7 năm 2007 đã mang đến một khả năng mới về đổ bộ của RoKN. Dokdo có thể mang theo 700 lính thủy đánh bộ, 10 máy bay trực thăng, hai tàu đổ bộ đệm không khí tốc độ cao và 10 MBT; nếu được cải tạo sàn đáp, Dokdo có thể làm nơi cất hạ cánh của máy bay chiến đấu thế hệ 5 F-35B; mang lại lợi thế rất lớn cho Hải quân Hàn Quốc. RoKN sẽ đưa 3 chiếc tàu đổ bộ trực thăng lớp này vào hoạt động cùng với những tàu đổ bộ (LST) mới khác.
Không quân Hàn Quốc (RoKAF), được công nhận là một trong những lực lượng không quân được trang bị và huấn luyện tốt nhất ở châu Á - Thái Bình Dương, nếu không nói là cấp thế giới. Hiện đại hóa RoKAF tập trung vào phát triển các khả năng hoạt động độc lập, bao gồm tấn công chính xác tầm xa, tình báo, giám sát và trinh sát tiên tiến (ISR); ngoài việc cho phép phản ứng nhanh với các mối đe dọa bắt nguồn từ bên trong bán đảo Triều Tiên và xa hơn nữa.
RoKAF hiện có trong biên chế khoảng 800 máy bay các loại, trong đó có 450 máy bay chiến đấu và hệ thống phòng không quốc gia với mạng lưới radar và tên lửa đất đối không (SAM) dày đặc, bao gồm hệ thống Patriot-2 (PAC-2), các hệ thống PAC-3 mới đã được triển khai vào năm 2018.
Xương sống của RoKAF là 170 máy bay chiến đấu hạng nhẹ F-16C/D Block 50/52 và F-16 Falcon; 60 máy bay chiến đấu hạng nặng F-15K; hiện RoKAF vẫn có trong biên chế một số máy bay thế hệ cũ như F-4E và F-5E, nhưng những máy bay này sẽ dần rút ra khỏi biên chế.
Hàn Quốc cũng là những quốc gia đầu tiên chỉ sau Mỹ được trang bị máy bay chiến đấu thế hệ 5 F-35A. Việc RoKAF trang bị máy bay chiến đấu thế hệ 5 đã góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu của quân đội Hàn Quốc. Hiện nay RoKAF đang thay thế máy bay chiến đấu F-5E cũ bằng 60 máy bay tấn công hạng nhẹ FA-50 Golden Eagle do Hàn Quốc chế tạo, dự kiến sẽ tăng số lượng FA-50 lên 100 chiếc.
Các khả năng tấn công tầm xa của RoKAF cũng được cải thiện đáng kể với việc đưa vào trang bị tên lửa hành trình phóng từ trên không Taurus KEPD 350K, được trang bị trên máy bay chiến đấu F-15K. Một lô tên lửa ban đầu đã được mua vào tháng 11 năm 2013, với một đợt bổ sung được công bố vào tháng 3 năm 2018.
Tên lửa Taurus nặng 1.400kg, với tầm bắn hơn 500km, trang bị đầu đạn xuyên đa tác dụng nặng 1.000kg; được thiết kế đặc biệt để sử dụng chống lại các mục tiêu kiên cố và nằm sâu trong lòng đất. Nếu được trang bị tên lửa Taurus, F-15K của Hàn Quốc có thể tấn công thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên, khi chỉ bay qua Daejeon, cách Seoul 164km về phía nam.