Nghe có vẻ điên rồ nhưng đó là sự thật, tờ báo của Công ty CP Kỹ thuật giao thông Omsk thuộc Tập đoàn Uralvagonzavod mới đây loại tin, họ vừa tiếp nhận hợp đồng "khủng" từ Bộ Quốc phòng khôi phục dây chuyền sản xuất dòng xe tăng T-34-85 danh tiếng trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Nguồn ảnh: Arms-ExpoChuyện sẽ không phải quá lạ với nước Nga nếu như người ta không nói tới số lượng mà Bộ Quốc phòng Nga dự tính - 400 chiếc. Một con số thật kinh khủng! Con số này tương đương với lực lượng xe tăng của một quốc gia trên thế giới. Không thể hiểu nổi với quyết định của người Nga, dẫu cho là dùng để phục vụ nhiệm vụ giáo dục quốc phòng, diễu hành, diễu binh thì đâu cần phải sản xuất nhiều tới vậy? Nguồn ảnh: Arms-ExpoĐó là chưa kể, sau khi nhận yêu cầu từ Bộ Quốc phòng Nga, Tập đoàn Uralvagonzavod - nhà sản xuất xe thiết giáp lớn nhất Liên bang Nga còn tiết lộ "sốc" hơn. Cụ thể, không chỉ T-34-85, họ cũng đang nghiên cứu khôi phục sản xuất các phương tiện chiến tranh danh tiếng trong CTTG 2 khác. Nguồn ảnh: Vitaly KuzminĐầu tiên là T-34-76 – thế hệ đầu tiên của dòng xe tăng hạng trung T-34 huyền thoại. Ước tính, trong giai đoạn từ tháng 6/1941 tới tháng 5/1945, Liên Xô đã sản xuất 35.119 T-34-76 và một số phiên bản khác, còn với T-34-85 là 29.340 chiếc dù sản xuất muộn hơn mấy năm. Nguồn ảnh: Vitaly KuzminSo với T-34-85, T-34-76 có giáp mỏng hơn, pháo 76mm F-34 có sức xuyên kém hơn so với S-53 85mm. Nhìn chung, kể từ khi T-34-85 xuất hiện, T-34-76 dẫn bị lu mờ dù vẫn đóng vai trò quan trọng trong Hồng quân Liên Xô. Nguồn ảnh: YoutubeTiếp đến là pháo tự hành SU-100 được sản xuất từ năm 1944 trên cơ sở dùng khung gầm xe tăng T-34 lắp khẩu pháo rãnh xoắn uy lực mạnh D-10S 100mm. Ước tính hơn 2.200 chiếc đã được sản xuất từ tháng 3/1944 tới tháng 7/1945. Nguồn ảnh: Vitaly KuzminKhông có nhiều tài liệu chi tiết rõ ràng về hiệu quả của SU-100 trong các trận chiến, chỉ biết rằng nếu so với Jagdpanzer IV của Đức thì nó vượt trội mọi mặt. Còn nếu so với Jagdpanther thì cơ bản SU-100 vượt trên về giá thành rẻ, dễ chế tạo, dễ sửa chữa trong khi hỏa lực tương đương nhau. Nguồn ảnh: WikipediaSau năm 1945, cũng như T-34, SU-100 còn xuất hiện trong một số cuộc chiến tranh trước khi "rút vào hậu trường". Đáng chú ý, đến ngày nay Su-100 vẫn còn nằm trong biên chế một vài quốc gia, trong đó có Hải quân Việt Nam. Nguồn ảnh: WikipeidaCùng với SU-100, Uralvagonzavod cũng có ý định sản xuất lại một cơ số pháo tự hành SU-76M. Được Liên Xô sản xuất tới hơn 14.000 chiếc chỉ trong 3 năm từ 1942-1945. Khẩu pháo này thời đó được thiết kế cho 3 vai trò: pháo đột kích hạng nhẹ; pháo chống tăng cơ động và pháo tự hành bắn gián tiếp. Nguồn ảnh: PinterestSU-76M được thiết kế trên khung gầm xe tăng hạng nhẹ T-76, không có tháp pháo mà pháo 76mm Zis-3SH gắn vào thân xe, không có mái che. Khẩu pháo SU-76M có thể xuyên thủng xe tăng hạng nhẹ và hạng trung như Panther của Đức. Khẩu pháo này đạt tầm bắn tối đa tới 17km trong vai trò pháo tự hành thông thường. Nguồn ảnh: FlickrĐáng quan tâm, Uralvagonzavod còn có ý định “điên rồ” sẽ chế tạo lại cặp xe tăng hạng nặng lừng danh IS-2 và IS-3. Ước tính, trong giai đoạn 1943-1945, Liên Xô đã sản xuất cho hồng quân 3.854 chiếc IS-2 nặng tới 46 tấn, bọc giáp dày từ 90-130mm, trang bị khẩu đại pháo 122mm D-25T cực mạnh. Trong ảnh là một xe IS-2M hiếm hoi còn hoạt động tốt đến ngày nay trong Quân đội Nga. Nguồn ảnh: Vitaly KuzminTrong lịch sử chiến tranh, dù tham gia vào giai đoạn cuối cuộc chiến nhưng IS-2 đã khiến phát xít Đức phải gọi chúng là "quỷ dữ" bởi sức mạnh quá khủng khiếp dù Đức có siêu tăng Tiger. "Đừng tham gia vào một trận đánh với xe tăng Stalin nếu không có ưu thế áp đảo về số lượng. Tôi tin rằng để hạ mỗi chiếc IS, chúng ta phải huy động toàn bộ một trung đội Tiger (gồm 3-5 chiếc). Bất kỳ một nỗ lực nào nhằm đem Tiger đánh một-chọi-một với IS chỉ có thể dẫn đến sự mất mát một cỗ máy chiến tranh quý giá của Đức", tướng xe tăng Heinz Guderian từng đánh giá. Nguồn ảnh: Russia BeyondSau sự thành công vang dội của IS-2, dù đã ở giai đoạn cuối cuộc chiến và mọi thứ gần như ngã ngũ nhưng Liên Xô vẫn cố gắng nghiên cứu nhanh, sản xuất gọn từ 1945 các xe tăng hạng nặng IS-3 với giáp cải tiến hiện đại hơn IS-2 nhằm đối phó với khẩu pháo 88mm L71 trên King Tiger. Khoảng 2.300 chiếc IS-3 đã được sản xuất tới tận 1947. Nguồn ảnh: WikipediaIS-3 trang bị tháp pháo đúc hình bán cầu, vỏ giáp trước thân xe vát nghiêng 60 độ nhìn như mũi cá măng cho độ dày tương đương 260mm thép đặt thẳng đứng. Hỏa lực vẫn là khẩu pháo D-25T 122mm có thể phá hủy giáp tăng Tiger ở mọi tầm. Nguồn ảnh: Tank ArchivesVà cuối cùng, Nga cũng có ý định sẽ sản xuất một số chiếc xe tăng hạng năng đa tháp pháo T-35 - "thần tượng" của Hồng quân giai đoạn trước chiến tranh. Chiếc xe tăng như một "pháo đài di động" thời bấy giờ với 5 tháp pháo gồm: một pháo 76,2mm; 2 pháo 45mm và phần còn lại là các ụ súng máy 7,62mm DT. Nguồn ảnh: World War PhotosMời độc giả xem video hình ảnh hiếm hoi về xe tăng T-34 cách đây hơn nửa thế kỷ. Nguồn: Youtube
Nghe có vẻ điên rồ nhưng đó là sự thật, tờ báo của Công ty CP Kỹ thuật giao thông Omsk thuộc Tập đoàn Uralvagonzavod mới đây loại tin, họ vừa tiếp nhận hợp đồng "khủng" từ Bộ Quốc phòng khôi phục dây chuyền sản xuất dòng xe tăng T-34-85 danh tiếng trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Nguồn ảnh: Arms-Expo
Chuyện sẽ không phải quá lạ với nước Nga nếu như người ta không nói tới số lượng mà Bộ Quốc phòng Nga dự tính - 400 chiếc. Một con số thật kinh khủng! Con số này tương đương với lực lượng xe tăng của một quốc gia trên thế giới. Không thể hiểu nổi với quyết định của người Nga, dẫu cho là dùng để phục vụ nhiệm vụ giáo dục quốc phòng, diễu hành, diễu binh thì đâu cần phải sản xuất nhiều tới vậy? Nguồn ảnh: Arms-Expo
Đó là chưa kể, sau khi nhận yêu cầu từ Bộ Quốc phòng Nga, Tập đoàn Uralvagonzavod - nhà sản xuất xe thiết giáp lớn nhất Liên bang Nga còn tiết lộ "sốc" hơn. Cụ thể, không chỉ T-34-85, họ cũng đang nghiên cứu khôi phục sản xuất các phương tiện chiến tranh danh tiếng trong CTTG 2 khác. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin
Đầu tiên là T-34-76 – thế hệ đầu tiên của dòng xe tăng hạng trung T-34 huyền thoại. Ước tính, trong giai đoạn từ tháng 6/1941 tới tháng 5/1945, Liên Xô đã sản xuất 35.119 T-34-76 và một số phiên bản khác, còn với T-34-85 là 29.340 chiếc dù sản xuất muộn hơn mấy năm. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin
So với T-34-85, T-34-76 có giáp mỏng hơn, pháo 76mm F-34 có sức xuyên kém hơn so với S-53 85mm. Nhìn chung, kể từ khi T-34-85 xuất hiện, T-34-76 dẫn bị lu mờ dù vẫn đóng vai trò quan trọng trong Hồng quân Liên Xô. Nguồn ảnh: Youtube
Tiếp đến là pháo tự hành SU-100 được sản xuất từ năm 1944 trên cơ sở dùng khung gầm xe tăng T-34 lắp khẩu pháo rãnh xoắn uy lực mạnh D-10S 100mm. Ước tính hơn 2.200 chiếc đã được sản xuất từ tháng 3/1944 tới tháng 7/1945. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin
Không có nhiều tài liệu chi tiết rõ ràng về hiệu quả của SU-100 trong các trận chiến, chỉ biết rằng nếu so với Jagdpanzer IV của Đức thì nó vượt trội mọi mặt. Còn nếu so với Jagdpanther thì cơ bản SU-100 vượt trên về giá thành rẻ, dễ chế tạo, dễ sửa chữa trong khi hỏa lực tương đương nhau. Nguồn ảnh: Wikipedia
Sau năm 1945, cũng như T-34, SU-100 còn xuất hiện trong một số cuộc chiến tranh trước khi "rút vào hậu trường". Đáng chú ý, đến ngày nay Su-100 vẫn còn nằm trong biên chế một vài quốc gia, trong đó có Hải quân Việt Nam. Nguồn ảnh: Wikipeida
Cùng với SU-100, Uralvagonzavod cũng có ý định sản xuất lại một cơ số pháo tự hành SU-76M. Được Liên Xô sản xuất tới hơn 14.000 chiếc chỉ trong 3 năm từ 1942-1945. Khẩu pháo này thời đó được thiết kế cho 3 vai trò: pháo đột kích hạng nhẹ; pháo chống tăng cơ động và pháo tự hành bắn gián tiếp. Nguồn ảnh: Pinterest
SU-76M được thiết kế trên khung gầm xe tăng hạng nhẹ T-76, không có tháp pháo mà pháo 76mm Zis-3SH gắn vào thân xe, không có mái che. Khẩu pháo SU-76M có thể xuyên thủng xe tăng hạng nhẹ và hạng trung như Panther của Đức. Khẩu pháo này đạt tầm bắn tối đa tới 17km trong vai trò pháo tự hành thông thường. Nguồn ảnh: Flickr
Đáng quan tâm, Uralvagonzavod còn có ý định “điên rồ” sẽ chế tạo lại cặp xe tăng hạng nặng lừng danh IS-2 và IS-3. Ước tính, trong giai đoạn 1943-1945, Liên Xô đã sản xuất cho hồng quân 3.854 chiếc IS-2 nặng tới 46 tấn, bọc giáp dày từ 90-130mm, trang bị khẩu đại pháo 122mm D-25T cực mạnh. Trong ảnh là một xe IS-2M hiếm hoi còn hoạt động tốt đến ngày nay trong Quân đội Nga. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin
Trong lịch sử chiến tranh, dù tham gia vào giai đoạn cuối cuộc chiến nhưng IS-2 đã khiến phát xít Đức phải gọi chúng là "quỷ dữ" bởi sức mạnh quá khủng khiếp dù Đức có siêu tăng Tiger. "Đừng tham gia vào một trận đánh với xe tăng Stalin nếu không có ưu thế áp đảo về số lượng. Tôi tin rằng để hạ mỗi chiếc IS, chúng ta phải huy động toàn bộ một trung đội Tiger (gồm 3-5 chiếc). Bất kỳ một nỗ lực nào nhằm đem Tiger đánh một-chọi-một với IS chỉ có thể dẫn đến sự mất mát một cỗ máy chiến tranh quý giá của Đức", tướng xe tăng Heinz Guderian từng đánh giá. Nguồn ảnh: Russia Beyond
Sau sự thành công vang dội của IS-2, dù đã ở giai đoạn cuối cuộc chiến và mọi thứ gần như ngã ngũ nhưng Liên Xô vẫn cố gắng nghiên cứu nhanh, sản xuất gọn từ 1945 các xe tăng hạng nặng IS-3 với giáp cải tiến hiện đại hơn IS-2 nhằm đối phó với khẩu pháo 88mm L71 trên King Tiger. Khoảng 2.300 chiếc IS-3 đã được sản xuất tới tận 1947. Nguồn ảnh: Wikipedia
IS-3 trang bị tháp pháo đúc hình bán cầu, vỏ giáp trước thân xe vát nghiêng 60 độ nhìn như mũi cá măng cho độ dày tương đương 260mm thép đặt thẳng đứng. Hỏa lực vẫn là khẩu pháo D-25T 122mm có thể phá hủy giáp tăng Tiger ở mọi tầm. Nguồn ảnh: Tank Archives
Và cuối cùng, Nga cũng có ý định sẽ sản xuất một số chiếc xe tăng hạng năng đa tháp pháo T-35 - "thần tượng" của Hồng quân giai đoạn trước chiến tranh. Chiếc xe tăng như một "pháo đài di động" thời bấy giờ với 5 tháp pháo gồm: một pháo 76,2mm; 2 pháo 45mm và phần còn lại là các ụ súng máy 7,62mm DT. Nguồn ảnh: World War Photos
Mời độc giả xem video hình ảnh hiếm hoi về xe tăng T-34 cách đây hơn nửa thế kỷ. Nguồn: Youtube