Trong bối cảnh Mỹ và NATO công khai coi thường yêu cầu của Nga, trong việc ký kết các thỏa thuận giữa Nga với Mỹ và NATO, về việc cung cấp cho Nga các đảm bảo an ninh.Ông Gavrilov, người đứng đầu phái đoàn Nga tại cuộc đàm phán ở Vienna cho rằng, Nga sẽ phản ứng “cực gắt” đối với việc NATO và Mỹ từ chối việc tổ chức các cuộc đàm phán như vậy. Theo ông Gavrilov, Nga có “Kế hoạch B”, mà NATO sẽ không lấy gì làm “thích thú” cho lắm.Trưởng phái đoàn Nga nhấn mạnh, Moscow sẵn sàng hành động cực kỳ cứng rắn, vì không chỉ lợi ích quốc gia của Nga, mà cả an ninh quốc gia của Nga và Belarus, đều phụ thuộc vào các thỏa thuận như vậy.Ông Gavrilov không đưa ra bất kỳ chi tiết nào, tuy nhiên các chuyên gia tin rằng, Nga không chỉ triển khai lực lượng bổ sung ở biên giới với NATO và Mỹ, mà còn triển khai các tên lửa tầm trung và tầm ngắn hơn ở châu Âu, và chuyển một lượng quân đáng kể tới biên giới với Belarus. Hiện Nga có đủ lực lượng để đối phó với NATO và Mỹ; Moscow có thể triển khai các tên lửa tầm trung và tầm ngắn hơn ở khu vực Kaliningrad, Crimea và thậm chí ở Belarus.Có thể các loại vũ khí chiến thuật và hạt nhân chiến lược sẽ được triển khai càng gần biên giới của NATO càng tốt; và ngoài ra, một đội quân vài chục nghìn người có thể được điều động bổ sung sang nước láng giềng Belarus. Cần lưu ý rằng NATO và Mỹ vẫn chưa đưa ra bình luận nào về việc Nga đe dọa chuyển sang một kế hoạch hành động cứng rắn như vậy; tuy nhiên yêu cầu về đảm bảo an ninh cho Nga, đã bị Mỹ và NATO thẳng thừng bác bỏ.Trong “Kế hoạch B” của Nga, rất có thể Moscow chuyển giao máy bay chiến đấu MiG-31K, được trang bị tên lửa đạn đạo siêu thanh Kinzhal cho Belarus. Sự xuất hiện các tổ hợp Dagger tại Belarus của Nga, sẽ mở rộng phạm vi tấn công lãnh thổ NATO lên hàng trăm nghìn km vuông.Với việc Tổng thống Belarus Lukashenko tuyên bố, sẵn sàng cho Nga triển khai vũ khí hạt nhân trên phần lãnh thổ của mình; nhưng khả năng xuất hiện vũ khí hạt nhân chiến lược trên lãnh thổ của nước láng giềng Belarus, là cực kỳ nhỏ.Tuy nhiên các chuyên gia chú ý đến thực tế là, các hệ thống tên lửa đạn đạo siêu thanh tiến công mục tiêu mặt đất Dagger, được phóng từ chiến đấu cơ MiG-31K, rất có thể được triển khai ở Belarus.Việc trang bị những hệ thống tên lửa đạn đạo siêu thanh Dagger, không chỉ cho phép Nga thực hiện các cuộc tấn công chống lại bất kỳ quốc gia NATO nào ở châu Âu, mà còn mở rộng diện tích bị Không quân Nga tấn công, lên tới hàng trăm nghìn km vuông.Hiện nay, nhiều sân bay trên lãnh thổ Belarus, có thể triển khai máy bay chiến đấu MiG-31 trang bị tên lửa Dagger. Việc trang bị những vũ khí này ở đây, giúp nó có thể bao phủ, không chỉ lãnh thổ của nhiều quốc gia NATO; mà còn cả biên giới của Nga, theo nhiều hướng cùng một lúc. Hơn nữa Belarus sẵn sàng cung cấp các sân bay của mình cho Nga triển khai chiến đấu cơ hoàn toàn miễn phí; trong khi việc triển khai vũ khí hạt nhân chiến lược của Nga ở Belarus, sẽ yêu cầu phân bổ khoản ngân sách khoảng 500 tỷ USD.Đồng thời việc triển khai vũ khí hạt nhân của Nga tại Belarus cũng phải đối mặt với những rủi ro, trong trường hợp có sự thay đổi quyền lực trong nước, và rất có thể, các vũ khí chiến lược này có thể bị NATO tiếp quản.Chuyên gia Nga cho rằng, việc triển khai vũ khí siêu thanh ở Belarus có lẽ là lựa chọn tốt nhất để đảm bảo an ninh cho các biên giới của cả Nga và Belarus; hiện NATO vẫn chưa có vũ khí nào, có thể chống lại được tên lửa Dagger. Điều này sẽ buộc NATO phải suy nghĩ lại về việc, liệu họ có nên chống lại Nga hay không?Cần lưu ý rằng, quyết định triển khai vũ khí của Nga tại Belarus sẽ được đưa ra, dựa trên kết quả của cuộc đối thoại đang diễn ra giữa Nga và NATO, về việc cung cấp các đảm bảo an ninh cho phía Nga; tuy nhiên xu hướng hiện tại cho thấy, NATO sẽ không cam kết bảo đảm an ninh cho Nga. Nguồn ảnh: Foxt.
Trong bối cảnh Mỹ và NATO công khai coi thường yêu cầu của Nga, trong việc ký kết các thỏa thuận giữa Nga với Mỹ và NATO, về việc cung cấp cho Nga các đảm bảo an ninh.
Ông Gavrilov, người đứng đầu phái đoàn Nga tại cuộc đàm phán ở Vienna cho rằng, Nga sẽ phản ứng “cực gắt” đối với việc NATO và Mỹ từ chối việc tổ chức các cuộc đàm phán như vậy. Theo ông Gavrilov, Nga có “Kế hoạch B”, mà NATO sẽ không lấy gì làm “thích thú” cho lắm.
Trưởng phái đoàn Nga nhấn mạnh, Moscow sẵn sàng hành động cực kỳ cứng rắn, vì không chỉ lợi ích quốc gia của Nga, mà cả an ninh quốc gia của Nga và Belarus, đều phụ thuộc vào các thỏa thuận như vậy.
Ông Gavrilov không đưa ra bất kỳ chi tiết nào, tuy nhiên các chuyên gia tin rằng, Nga không chỉ triển khai lực lượng bổ sung ở biên giới với NATO và Mỹ, mà còn triển khai các tên lửa tầm trung và tầm ngắn hơn ở châu Âu, và chuyển một lượng quân đáng kể tới biên giới với Belarus.
Hiện Nga có đủ lực lượng để đối phó với NATO và Mỹ; Moscow có thể triển khai các tên lửa tầm trung và tầm ngắn hơn ở khu vực Kaliningrad, Crimea và thậm chí ở Belarus.
Có thể các loại vũ khí chiến thuật và hạt nhân chiến lược sẽ được triển khai càng gần biên giới của NATO càng tốt; và ngoài ra, một đội quân vài chục nghìn người có thể được điều động bổ sung sang nước láng giềng Belarus.
Cần lưu ý rằng NATO và Mỹ vẫn chưa đưa ra bình luận nào về việc Nga đe dọa chuyển sang một kế hoạch hành động cứng rắn như vậy; tuy nhiên yêu cầu về đảm bảo an ninh cho Nga, đã bị Mỹ và NATO thẳng thừng bác bỏ.
Trong “Kế hoạch B” của Nga, rất có thể Moscow chuyển giao máy bay chiến đấu MiG-31K, được trang bị tên lửa đạn đạo siêu thanh Kinzhal cho Belarus. Sự xuất hiện các tổ hợp Dagger tại Belarus của Nga, sẽ mở rộng phạm vi tấn công lãnh thổ NATO lên hàng trăm nghìn km vuông.
Với việc Tổng thống Belarus Lukashenko tuyên bố, sẵn sàng cho Nga triển khai vũ khí hạt nhân trên phần lãnh thổ của mình; nhưng khả năng xuất hiện vũ khí hạt nhân chiến lược trên lãnh thổ của nước láng giềng Belarus, là cực kỳ nhỏ.
Tuy nhiên các chuyên gia chú ý đến thực tế là, các hệ thống tên lửa đạn đạo siêu thanh tiến công mục tiêu mặt đất Dagger, được phóng từ chiến đấu cơ MiG-31K, rất có thể được triển khai ở Belarus.
Việc trang bị những hệ thống tên lửa đạn đạo siêu thanh Dagger, không chỉ cho phép Nga thực hiện các cuộc tấn công chống lại bất kỳ quốc gia NATO nào ở châu Âu, mà còn mở rộng diện tích bị Không quân Nga tấn công, lên tới hàng trăm nghìn km vuông.
Hiện nay, nhiều sân bay trên lãnh thổ Belarus, có thể triển khai máy bay chiến đấu MiG-31 trang bị tên lửa Dagger. Việc trang bị những vũ khí này ở đây, giúp nó có thể bao phủ, không chỉ lãnh thổ của nhiều quốc gia NATO; mà còn cả biên giới của Nga, theo nhiều hướng cùng một lúc.
Hơn nữa Belarus sẵn sàng cung cấp các sân bay của mình cho Nga triển khai chiến đấu cơ hoàn toàn miễn phí; trong khi việc triển khai vũ khí hạt nhân chiến lược của Nga ở Belarus, sẽ yêu cầu phân bổ khoản ngân sách khoảng 500 tỷ USD.
Đồng thời việc triển khai vũ khí hạt nhân của Nga tại Belarus cũng phải đối mặt với những rủi ro, trong trường hợp có sự thay đổi quyền lực trong nước, và rất có thể, các vũ khí chiến lược này có thể bị NATO tiếp quản.
Chuyên gia Nga cho rằng, việc triển khai vũ khí siêu thanh ở Belarus có lẽ là lựa chọn tốt nhất để đảm bảo an ninh cho các biên giới của cả Nga và Belarus; hiện NATO vẫn chưa có vũ khí nào, có thể chống lại được tên lửa Dagger. Điều này sẽ buộc NATO phải suy nghĩ lại về việc, liệu họ có nên chống lại Nga hay không?
Cần lưu ý rằng, quyết định triển khai vũ khí của Nga tại Belarus sẽ được đưa ra, dựa trên kết quả của cuộc đối thoại đang diễn ra giữa Nga và NATO, về việc cung cấp các đảm bảo an ninh cho phía Nga; tuy nhiên xu hướng hiện tại cho thấy, NATO sẽ không cam kết bảo đảm an ninh cho Nga. Nguồn ảnh: Foxt.