Nếu một cuộc xảy ra giữa Ấn Độ và Trung Quốc trên địa hình phức tạp của dãy núi Himalaya, các chuyên gia phân sẽ băn khoăn rằng, liệu Trung Quốc có triển khai chiến đấu cơ tàng hình J-20 của họ, để chống lại loại máy bay nguy hiểm nhất là Rafales và Su-30 MKI của Ấn Độ hay không?Máy bay chiến đấu tàng hình J-20 của Trung Quốc, được cho là đã trải qua nhiều cuộc thử nghiệm ở vùng núi Tây Tạng, nơi có sân bay Daocheng Yading (DCY) của nước này; đây là sân bay nằm ở độ cao cao nhất thế giới. Đây cũng sẽ là một nơi hoàn hảo, để J-20 thử nghiệm hoạt động ở địa hình có độ cao lớn.Là tiêm kích tàng hình thế hệ năm, J-20 cần phải chứng minh sự tin cậy khi hoạt động ở địa hình cao nguyên. Địa hình phức tạp của cao nguyên và thời tiết thất thường ở độ cao như vậy, đặt ra những thách thức không thể tưởng tượng được, đối với bất kỳ loại máy bay nào.Không khí ở độ cao lớn hơn rất loãng và máy bay chiến đấu cần nhiều ô-xy để quá trình đốt nhiên liệu trong động cơ theo đúng thiết kế; và không phải loại máy bay nào cũng có thể hoạt động tốt trong môi trường như vậy. Đây là những thách thức đối với tiêm kích J-20 của Trung Quốc.Một tin xấu đối với J-20 của Trung Quốc nữa, là các căn cứ không quân của Quân đội Trung Quốc thường nằm ở khoảng cách xa hơn so với đường ranh giới kiểm soát (LAC) đang tranh chấp; điều này có nghĩa là các máy bay chiến đấu của Trung Quốc sẽ có rất ít nhiên liệu để giao chiến với máy bay Ấn Độ.Cũng theo các chuyên gia, phi công lái máy bay chiến đấu tàng hình của Trung Quốc chưa có kinh nghiệm chiến đấu và chưa tham gia bất kỳ cuộc chiến nào. Có rất ít thông tin công khai về khả năng của J-20; nếu có, chỉ là một số thông tin một chiều, được báo chí Trung Quốc phóng đại.Trong trường hợp đối đầu với Không quân Ấn Độ, Trung Quốc có thể sẽ sử dụng máy bay chiến đấu tấn công đa năng Su-35, Su-30MKK của Nga, hoặc J-16, J-11 và J-10C được phát triển trong nước. Số máy bay J-7, J-8 và JH-7 sẽ không được triển khai ra tuyến trước, vì những hạn chế về tầm bay dọc theo LAC.Ngược lại, máy bay chiến đấu Rafales mà Ấn Độ đang trang bị, đã trải qua thực chiến nhiều lần; với trần bay tối đa là 15km, chúng có thể hoạt động đặc biệt tốt ở độ cao lớn.Rafales sở hữu khả năng cơ động vượt trội hơn Su-35 trong một cuộc không chiến tầm gần và có khả năng bay ở tốc độ siêu âm với mức tiêu hao nhiên liệu ít hơn, vượt trội hơn nhiều so với các máy bay chiến đấu J-10, J-11 và Su-27 của Trung Quốc.Sự hiện diện của tên lửa phóng ngoài tầm nhìn Meteor, sử dụng động cơ phản lực xung kép, dẫn đường bằng radar, mang lại cho Rafale lợi thế hơn hầu hết các máy bay chiến đấu của Trung Quốc. Tên lửa không đối không Meteor có tầm bắn ước tính khoảng 120-160 km.Tư lệnh Không quân Ấn Độ ông Dhanoa gần đây cho biết, Không quân Trung Quốc đang sử dụng máy bay chiến đấu Su-30 và Su-35 nhập của Nga, để đối mặt với mối đe dọa với máy bay và tàu chiến của Mỹ ở Biển Đông, chứ không phải máy bay chiến đấu nội địa của họ.“Thực tế là các máy bay chiến đấu của Trung Quốc không thể sánh được với máy bay của Mỹ. Phần lớn máy bay của Trung Quốc là sao chép lậu máy bay của Nga và có thiết kế nền tảng Su-27 hoặc Su-30. Chúng thậm chí còn được trang bị động cơ AL-31F (Su-30) và RD-33 (MiG-29) của Nga”; ông Dhanoa nói thêm.Khi nói đến khả năng không chiến trên các địa hình hùng vĩ của dãy Himalaya, các phi đội máy bay chiến đấu do Trung Quốc chế tạo sẽ "nhạt nhòa" hơn, so với kho vũ khí của máy bay chiến đấu Ấn Độ, hoàn toàn có nguồn gốc Nga và Pháp.Trung Quốc thường tự hào về sức mạnh không quân và những loại chiến đấu cơ "sao chép" từ nhiều nguồn của họ trong nhiều năm nay; tuy nhiên, thế giới vẫn chưa thấy bất kỳ máy bay chiến đấu nào của họ "thực chiến", trong một cuộc giao tranh trên không, ở bất kỳ đâu.Ngược lại, Ấn Độ đã tham gia nhiều cuộc chiến tranh, liên quan đến các cuộc không chiến thường xuyên với các nước đối thủ. Các chuyên gia cho biết, họ đã thử và kiểm tra các vũ khí, khí tài của mình và do đó, họ nhận thức rõ hơn về khả năng loại máy bay chiến đấu của mình.Mặc dù Trung Quốc có thể có nhiều máy bay hơn, nhưng môi trường tự nhiên trên khắp LAC và vị trí của các căn cứ không quân và các cơ sở quân sự đều có lợi cho phía Ấn Độ. Do đó, Trung Quốc khó có khả năng xảy ra một cuộc giao tranh trên không với lực lượng Không quân Ấn Độ. Nếu có một cuộc xung đột, Trung Quốc muốn một cuộc chiến truyền thống bằng lực lượng mặt đất hơn. Nguồn ảnh: Arked. Sức mạnh của chiến đấu cơ J-20 dù được Trung Quốc quảng cáo đã lâu, nhưng vẫn bị thế giới hoài nghi về sự thực đằng sau. Nguồn: CCTV.
Nếu một cuộc xảy ra giữa Ấn Độ và Trung Quốc trên địa hình phức tạp của dãy núi Himalaya, các chuyên gia phân sẽ băn khoăn rằng, liệu Trung Quốc có triển khai chiến đấu cơ tàng hình J-20 của họ, để chống lại loại máy bay nguy hiểm nhất là Rafales và Su-30 MKI của Ấn Độ hay không?
Máy bay chiến đấu tàng hình J-20 của Trung Quốc, được cho là đã trải qua nhiều cuộc thử nghiệm ở vùng núi Tây Tạng, nơi có sân bay Daocheng Yading (DCY) của nước này; đây là sân bay nằm ở độ cao cao nhất thế giới. Đây cũng sẽ là một nơi hoàn hảo, để J-20 thử nghiệm hoạt động ở địa hình có độ cao lớn.
Là tiêm kích tàng hình thế hệ năm, J-20 cần phải chứng minh sự tin cậy khi hoạt động ở địa hình cao nguyên. Địa hình phức tạp của cao nguyên và thời tiết thất thường ở độ cao như vậy, đặt ra những thách thức không thể tưởng tượng được, đối với bất kỳ loại máy bay nào.
Không khí ở độ cao lớn hơn rất loãng và máy bay chiến đấu cần nhiều ô-xy để quá trình đốt nhiên liệu trong động cơ theo đúng thiết kế; và không phải loại máy bay nào cũng có thể hoạt động tốt trong môi trường như vậy. Đây là những thách thức đối với tiêm kích J-20 của Trung Quốc.
Một tin xấu đối với J-20 của Trung Quốc nữa, là các căn cứ không quân của Quân đội Trung Quốc thường nằm ở khoảng cách xa hơn so với đường ranh giới kiểm soát (LAC) đang tranh chấp; điều này có nghĩa là các máy bay chiến đấu của Trung Quốc sẽ có rất ít nhiên liệu để giao chiến với máy bay Ấn Độ.
Cũng theo các chuyên gia, phi công lái máy bay chiến đấu tàng hình của Trung Quốc chưa có kinh nghiệm chiến đấu và chưa tham gia bất kỳ cuộc chiến nào. Có rất ít thông tin công khai về khả năng của J-20; nếu có, chỉ là một số thông tin một chiều, được báo chí Trung Quốc phóng đại.
Trong trường hợp đối đầu với Không quân Ấn Độ, Trung Quốc có thể sẽ sử dụng máy bay chiến đấu tấn công đa năng Su-35, Su-30MKK của Nga, hoặc J-16, J-11 và J-10C được phát triển trong nước. Số máy bay J-7, J-8 và JH-7 sẽ không được triển khai ra tuyến trước, vì những hạn chế về tầm bay dọc theo LAC.
Ngược lại, máy bay chiến đấu Rafales mà Ấn Độ đang trang bị, đã trải qua thực chiến nhiều lần; với trần bay tối đa là 15km, chúng có thể hoạt động đặc biệt tốt ở độ cao lớn.
Rafales sở hữu khả năng cơ động vượt trội hơn Su-35 trong một cuộc không chiến tầm gần và có khả năng bay ở tốc độ siêu âm với mức tiêu hao nhiên liệu ít hơn, vượt trội hơn nhiều so với các máy bay chiến đấu J-10, J-11 và Su-27 của Trung Quốc.
Sự hiện diện của tên lửa phóng ngoài tầm nhìn Meteor, sử dụng động cơ phản lực xung kép, dẫn đường bằng radar, mang lại cho Rafale lợi thế hơn hầu hết các máy bay chiến đấu của Trung Quốc. Tên lửa không đối không Meteor có tầm bắn ước tính khoảng 120-160 km.
Tư lệnh Không quân Ấn Độ ông Dhanoa gần đây cho biết, Không quân Trung Quốc đang sử dụng máy bay chiến đấu Su-30 và Su-35 nhập của Nga, để đối mặt với mối đe dọa với máy bay và tàu chiến của Mỹ ở Biển Đông, chứ không phải máy bay chiến đấu nội địa của họ.
“Thực tế là các máy bay chiến đấu của Trung Quốc không thể sánh được với máy bay của Mỹ. Phần lớn máy bay của Trung Quốc là sao chép lậu máy bay của Nga và có thiết kế nền tảng Su-27 hoặc Su-30. Chúng thậm chí còn được trang bị động cơ AL-31F (Su-30) và RD-33 (MiG-29) của Nga”; ông Dhanoa nói thêm.
Khi nói đến khả năng không chiến trên các địa hình hùng vĩ của dãy Himalaya, các phi đội máy bay chiến đấu do Trung Quốc chế tạo sẽ "nhạt nhòa" hơn, so với kho vũ khí của máy bay chiến đấu Ấn Độ, hoàn toàn có nguồn gốc Nga và Pháp.
Trung Quốc thường tự hào về sức mạnh không quân và những loại chiến đấu cơ "sao chép" từ nhiều nguồn của họ trong nhiều năm nay; tuy nhiên, thế giới vẫn chưa thấy bất kỳ máy bay chiến đấu nào của họ "thực chiến", trong một cuộc giao tranh trên không, ở bất kỳ đâu.
Ngược lại, Ấn Độ đã tham gia nhiều cuộc chiến tranh, liên quan đến các cuộc không chiến thường xuyên với các nước đối thủ. Các chuyên gia cho biết, họ đã thử và kiểm tra các vũ khí, khí tài của mình và do đó, họ nhận thức rõ hơn về khả năng loại máy bay chiến đấu của mình.
Mặc dù Trung Quốc có thể có nhiều máy bay hơn, nhưng môi trường tự nhiên trên khắp LAC và vị trí của các căn cứ không quân và các cơ sở quân sự đều có lợi cho phía Ấn Độ. Do đó, Trung Quốc khó có khả năng xảy ra một cuộc giao tranh trên không với lực lượng Không quân Ấn Độ. Nếu có một cuộc xung đột, Trung Quốc muốn một cuộc chiến truyền thống bằng lực lượng mặt đất hơn. Nguồn ảnh: Arked.
Sức mạnh của chiến đấu cơ J-20 dù được Trung Quốc quảng cáo đã lâu, nhưng vẫn bị thế giới hoài nghi về sự thực đằng sau. Nguồn: CCTV.