Kalinin K-7 là một trong những chiếc máy bay lớn nhất từng xuất hiện trước thời đại phản lực, do Konstantin Kalinin - người đứng đầu Văn phòng thiết kế hàng không tại Kharkov chủ trì đề tài, công việc chế tạo nó bắt đầu tại Kharkiv, Ukraine từ năm 1931 và kéo dài trong khoảng thời gian 2 năm. Nguồn ảnh: airwar.ru.Vật liệu cấu tạo nên chiếc máy bay này là Chromoly (Chrome Molybdenum) với đặc tính nhẹ hơn thép thường nhưng lại chịu được lực va đập cao mà không sợ bị biến dạng. Kết cấu của chiếc K-7 khá kỳ lạ khi bố trí khoang hành khách ở hai bên cánh làm bằng thép tấm dày 2,3 m, kết hợp với hai khoang khác dạng con nhộng trông như phao của thủy phi cơ ngay dưới càng đáp. Nguồn ảnh: airwar.ru.Ban đầu dự định chiếc Kalinin K-7 sẽ có 6 động cơ, nhưng vì trọng lượng quá nặng cho nên sau này 1 động cơ khác đã bắt buộc phải bổ sung vào phía sau ở chính giữa cánh để đủ sức nhấc bổng con quái vật khổng lồ này lên bầu trời. Hình ảnh hiếm hoi về K-7 trong một đợt bay thử nghiệm trên không. Nguồn ảnh: airwar.ru.Chiếc Kalinin K-7 có chiều dài 28 m; sải cánh 53 m; chiều cao 12,4 m; diện tích cánh 454 m²; trọng lượng rỗng 24.400 kg; trọng lượng có tải 38.000 kg; kíp lái 11 người và có khả năng chuyên chở 120 hành khách cùng 7.000 kg hàng hóa. Nguồn ảnh: airwar.ru.Trái tim của chiếc máy bay này là 7 động cơ piston cánh quạt Mikulin AM-34F V-12 công suất 560 kW (750 mã lực mỗi chiếc), cho tốc độ tối đa 225 km/h; trần bay 4.000 m; áp lực lên cánh 84 kg/m²; lực đẩy/trọng lượng 103 W/kg. Trong ảnh phi hành đoàn của K-7 đứng dưới ngay hệ thống động cơ Mikulin AM-34F của nó. Nguồn ảnh: airwar.ru.Bên cạnh biến thể dân dụng, một phiên bản quân sự của chiếc Kalinin K-7 cũng đã được phác thảo với vai trò siêu pháo đài bay, nó có tới 10 động cơ trên cánh, vũ khí trang bị gồm có 8 pháo tự động 20 mm; 8 súng máy 7,62 mm; mang được 9,6 tấn bom; 112 lính dù và 8,5 tấn thiết bị nhảy dù. Nguồn ảnh: imgur.com.Các thông số trên giúp cho chiếc Kalinin K-7 trở thành một con quái vật biết bay, một chiếc thiết giáp hạm trên không của Liên Xô, vượt trội hoàn toàn các đối thủ khác trên khắp thế giới. Nguồn ảnh: warhead.su.Kalinin K-7 cất cánh lần đầu tiên vào ngày 11/8/1933, chuyến bay thử nghiệm thất bại khi xuất hiện rung lắc nghiêm trọng vì khung máy bay dao động cộng hưởng với tần số của động cơ. Giải pháp xử lý được đưa ra là rút ngắn và gia cường phần cánh đuôi, tuy nhiên kết quả không tiến triển là bao. Nguồn ảnh: wikia.comChiếc máy bay khổng lồ trên đã hoàn tất 7 cuộc thử nghiệm trên không trước khi gặp tai nạn và bị rơi vào ngày 22/11/1933, làm thiệt mạng tổng cộng 15 người (14 trên máy bay và 1 dưới mặt đất). Nguồn ảnh: Nguồn ảnh: MiGFlug.com.Nhiều giả thiết được nêu ra, trong đó đáng chú ý nhất gồm cả liên quan đến vai trò của chính giới và đối thủ cạnh tranh là Văn phòng thiết kế Andrei Tupolev, từ đó dẫn tới nghi ngờ về khả năng đây là một vụ phá hoại có tổ chức. Nguồn ảnh: Hush-Kit.Mặc dù có 2 nguyên mẫu Kalinin K-7 khác được đặt hàng trong năm 1933 nhưng dự án đã bị hủy bỏ vào năm 1935 do kinh phí chế tạo quá lớn cũng như ngày càng thất thế trước các loại máy bay tiêm kích nhỏ có độ linh hoạt cao hơn. Nguồn ảnh: Pinterest.Mời độc giả xem video: Những hình ảnh hiếm hoi về Kalinin K-7 được quay lại trong đầu những năm 1930. (Nguồn Weigel)
Kalinin K-7 là một trong những chiếc máy bay lớn nhất từng xuất hiện trước thời đại phản lực, do Konstantin Kalinin - người đứng đầu Văn phòng thiết kế hàng không tại Kharkov chủ trì đề tài, công việc chế tạo nó bắt đầu tại Kharkiv, Ukraine từ năm 1931 và kéo dài trong khoảng thời gian 2 năm. Nguồn ảnh: airwar.ru.
Vật liệu cấu tạo nên chiếc máy bay này là Chromoly (Chrome Molybdenum) với đặc tính nhẹ hơn thép thường nhưng lại chịu được lực va đập cao mà không sợ bị biến dạng. Kết cấu của chiếc K-7 khá kỳ lạ khi bố trí khoang hành khách ở hai bên cánh làm bằng thép tấm dày 2,3 m, kết hợp với hai khoang khác dạng con nhộng trông như phao của thủy phi cơ ngay dưới càng đáp. Nguồn ảnh: airwar.ru.
Ban đầu dự định chiếc Kalinin K-7 sẽ có 6 động cơ, nhưng vì trọng lượng quá nặng cho nên sau này 1 động cơ khác đã bắt buộc phải bổ sung vào phía sau ở chính giữa cánh để đủ sức nhấc bổng con quái vật khổng lồ này lên bầu trời. Hình ảnh hiếm hoi về K-7 trong một đợt bay thử nghiệm trên không. Nguồn ảnh: airwar.ru.
Chiếc Kalinin K-7 có chiều dài 28 m; sải cánh 53 m; chiều cao 12,4 m; diện tích cánh 454 m²; trọng lượng rỗng 24.400 kg; trọng lượng có tải 38.000 kg; kíp lái 11 người và có khả năng chuyên chở 120 hành khách cùng 7.000 kg hàng hóa. Nguồn ảnh: airwar.ru.
Trái tim của chiếc máy bay này là 7 động cơ piston cánh quạt Mikulin AM-34F V-12 công suất 560 kW (750 mã lực mỗi chiếc), cho tốc độ tối đa 225 km/h; trần bay 4.000 m; áp lực lên cánh 84 kg/m²; lực đẩy/trọng lượng 103 W/kg. Trong ảnh phi hành đoàn của K-7 đứng dưới ngay hệ thống động cơ Mikulin AM-34F của nó. Nguồn ảnh: airwar.ru.
Bên cạnh biến thể dân dụng, một phiên bản quân sự của chiếc Kalinin K-7 cũng đã được phác thảo với vai trò siêu pháo đài bay, nó có tới 10 động cơ trên cánh, vũ khí trang bị gồm có 8 pháo tự động 20 mm; 8 súng máy 7,62 mm; mang được 9,6 tấn bom; 112 lính dù và 8,5 tấn thiết bị nhảy dù. Nguồn ảnh: imgur.com.
Các thông số trên giúp cho chiếc Kalinin K-7 trở thành một con quái vật biết bay, một chiếc thiết giáp hạm trên không của Liên Xô, vượt trội hoàn toàn các đối thủ khác trên khắp thế giới. Nguồn ảnh: warhead.su.
Kalinin K-7 cất cánh lần đầu tiên vào ngày 11/8/1933, chuyến bay thử nghiệm thất bại khi xuất hiện rung lắc nghiêm trọng vì khung máy bay dao động cộng hưởng với tần số của động cơ. Giải pháp xử lý được đưa ra là rút ngắn và gia cường phần cánh đuôi, tuy nhiên kết quả không tiến triển là bao. Nguồn ảnh: wikia.com
Chiếc máy bay khổng lồ trên đã hoàn tất 7 cuộc thử nghiệm trên không trước khi gặp tai nạn và bị rơi vào ngày 22/11/1933, làm thiệt mạng tổng cộng 15 người (14 trên máy bay và 1 dưới mặt đất). Nguồn ảnh: Nguồn ảnh: MiGFlug.com.
Nhiều giả thiết được nêu ra, trong đó đáng chú ý nhất gồm cả liên quan đến vai trò của chính giới và đối thủ cạnh tranh là Văn phòng thiết kế Andrei Tupolev, từ đó dẫn tới nghi ngờ về khả năng đây là một vụ phá hoại có tổ chức. Nguồn ảnh: Hush-Kit.
Mặc dù có 2 nguyên mẫu Kalinin K-7 khác được đặt hàng trong năm 1933 nhưng dự án đã bị hủy bỏ vào năm 1935 do kinh phí chế tạo quá lớn cũng như ngày càng thất thế trước các loại máy bay tiêm kích nhỏ có độ linh hoạt cao hơn. Nguồn ảnh: Pinterest.
Mời độc giả xem video: Những hình ảnh hiếm hoi về Kalinin K-7 được quay lại trong đầu những năm 1930. (Nguồn Weigel)