Mặc dù Nga và Trung Quốc đều có thể sẵn sàng xuất khẩu máy bay chiến đấu cho Iran, nhưng rõ ràng quốc gia Trung Đông này không đủ khả năng mua những máy bay chiến đấu hiện đại như J-10C, Su-30SM hay Su-57; và khả năng mua sắm lớn của Iran là rất khó xảy ra.Để tăng cường lực lượng trong điều kiện khả năng kinh tế hạn chế, Iran có thể không mua máy bay chiến đấu mới, mà dựa vào hệ thống phòng không mặt đất hiện đại để bảo vệ không phận của mình; đồng thời dựa vào máy bay không người lái và tên lửa hành trình để tấn công đối phương.Một phương án được Iran tính đến là mua các máy bay chiến đấu cũ, có giá rẻ hơn từ Trung Quốc hoặc Nga, để hiện đại hóa phi đội của họ. Mặc dù loại máy bay này không còn được sản xuất, nhưng vẫn còn hàng loại biên sớm hoặc hàng tồn kho; và nếu cần, có thể được nâng cấp, để đáp ứng các yêu cầu của Iran.Những máy bay loại của Nga và Trung Quốc đều là máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư, vẫn tiên tiến hơn nhiều so với các máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba hiện có của Iran như tiêm kích F-4E, F-5E và J-7. Những loại chiến đấu cơ cũ mà Iran có thể mua để tăng cường lực lượng gồm J-10, JH-7 của Trung Quốc, MiG-29, Su-24 và thậm chí là cả MiG-31 của Nga.Máy bay chiến đấu J-10 được đưa vào biên chế trong Không quân Trung Quốc từ năm 2006. Ước tính có hàng trăm chiếc hiện đang được biên chế, trong đó có khoảng 75 chiếc là máy bay huấn luyện J-10S hai chỗ ngồi. Không quân Trung Quốc có thể cho loại biên những chiếc J-10A cũ, để thay thế bằng J-10C mới.Iran có thể mua J-10A với giá thấp hơn nhiều so với phiên bản cải tiến mới nhất là J-10C. J-10A chỉ được trang bị radar kiểu cũ, hiệu suất động cơ yếu, tầm bắn của tên lửa không đối không ngắn và ít sử dụng vật liệu composite trong thân máy bay. Nếu được nâng cấp, J-10A có tính năng cao hơn hẳn số J-7 và F-5E của Iran.Một loại chiến đấu cơ nữa của Trung Quốc mà Iran có thể lựa chọn là JH-7, đây là loại máy bay cường kích bom, có thể mang nhiều loại tên lửa chống hạm và tên lửa đất đối không phóng từ bên ngoài khu vực phòng thủ. JH-7 được đánh giá có tính năng tương đương Su-25 của Liên Xô.Hiện tại, JH-7 không còn được sản xuất, với sự phát triển của máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5, Trung Quốc có thể sẵn sàng cho loại biên một phần phi đội JH-7 và bán nó ra nước ngoài. JH-7 có thể được Trung Quốc thay thế bằng loại J-16 hiện đại hơn.Cường kích JH-7A có thể sử dụng đồng thời các loại vũ khí không đối đất chính xác dẫn đường bằng laser và vệ tinh. Nếu Iran mua loại máy bay cũ này, nó sẽ là máy bay cường kích mạnh nhất trong Không quân Iran và có thể thay thế máy bay F-4E do Mỹ sản xuất đã rất cũ.Nga luôn là địa chỉ cung cấp vũ khí cả mới và cũ. Trước khi Liên Xô sụp đổ, khoảng 1.000 máy bay chiến đấu MiG-29 đã được sản xuất, trong đó khoảng 700 chiếc được chế tạo cho Không quân Liên Xô và phần lớn được Nga thừa kế.Iran đã mua MiG-29 vào cuối những năm 1980 và hiện có hai phi đội MiG-29A đang được biên chế. Còn Nga buộc phải cho loại biên hàng trăm chiếc MiG-29 sau cuộc suy thoái kinh tế gay gắt vào những năm 1990. Mặc dù Nga vẫn tiếp tục sản xuất những chiếc MiG-29M hiện đại hơn để xuất khẩu cho Ai Cập và Algeria, nhưng Nga vẫn cung cấp cho các khách hàng nước ngoài MiG-29A từ thời Liên Xô.Những chiếc MiG-29A hiện nay của Nga, phần lớn ở dạng khung chưa sử dụng, hoặc mới sử dụng, nhưng được rút ra niêm cất; gần đây được bán cho Syria và Ấn Độ. MiG-29A là máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư rẻ nhất do Nga xuất khẩu và Không quân Iran có thể mua với số lượng lớn với giá vừa phải.Nếu MiG-29A được trang bị tên lửa không đối không dẫn đường bằng radar chủ động R-77 hiện đại (vốn là vũ khí thiếu trong các máy bay chiến đấu của Iran), thì MiG-29A sẽ là vũ khí lợi hại hơn cả F-4E và F5E có số lượng lớn.Hiện nay Nga cũng còn hàng trăm cường kích Su-24M được cất giữ trong kho. Từ năm 2014, với việc biên chế Su-34, hàng chục chiếc Su-24M đã được cho loại biên và Nga sẵn sàng xuất khẩu loại máy bay này.Hiện nay Iran chỉ có một phi đội Su-24, và được mua dới thời Liên Xô, nên tính năng kém xa so với các mẫu Su-24M được nâng cấp và cải tiến hiện đang được sử dụng tại Nga. Nếu có thêm Su-24M, sẽ cải thiện rõ rệt khả năng tiến công mặt đất của Không quân Iran.Một loại chiến đấu cơ nữa mà Iran đã "một tay chạm vào", mà chưa có được, đó là MiG-31; đây là máy bay chiến đấu hạng nặng nhất, được thiết kế để chuyên chiếm ưu thế trên không. Hiện MiG-31M nâng cấp của Không quân Nga, cũng được coi là vũ khí không chiến nguy hiểm nhất.MiG-31M được trang bị radar mảng pha Zathlon, có khả năng bắt mục tiêu rất mạnh nhờ công suất lớn. Về vũ khí, MiG-31 được trang bị tên lửa không đối không R-37 có tầm bắn lên tới 400 km và trọng lượng đầu đạn là 60 kg. Có hơn 100 chiếc MiG-31 đã được niêm phong sau khi Liên Xô tan rã, hiện một số chiếc đã được vận chuyển ra khỏi kho và hiện đại hóa.Theo mốt số thông tin, Iran đã hỏi mua MiG-31 trong những năm 1990, nhưng do áp lực của phương Tây đối với Nga, Iran đã không có được MiG-31. Trong số các máy bay chiến đấu đã qua sử dụng, MiG-31 sẽ là lựa chọn đắt tiền nhất, và nó đắt hơn nhiều máy bay chiến đấu mới như MiG-29M, đặc biệt là khi xét đến chi phí nâng cấp và chi phí vận hành cực cao của loại máy bay này.Nhưng "của đắt, xắt ra miếng", những tên lửa đánh chặn của MiG-31 sẽ cung cấp khả năng chiếm ưu thế trên không rất rõ ràng, và có thể được sử dụng cho cả nhiệm vụ chống vệ tinh và có thể phóng tên lửa đạn đạo phóng từ trên không. Nếu Iran sở hữu MiG-31, Không quân Mỹ cũng phải dè chừng loại máy bay có tính năng chiến đấu cực mạnh này. Nguồn ảnh: Flickr. Tiêm kích F-14 của Iran hộ tống máy bay ném bom Tu-95 Nga trong một chiến dịch không kích ở Syria. Nguồn: RMD.
Mặc dù Nga và Trung Quốc đều có thể sẵn sàng xuất khẩu máy bay chiến đấu cho Iran, nhưng rõ ràng quốc gia Trung Đông này không đủ khả năng mua những máy bay chiến đấu hiện đại như J-10C, Su-30SM hay Su-57; và khả năng mua sắm lớn của Iran là rất khó xảy ra.
Để tăng cường lực lượng trong điều kiện khả năng kinh tế hạn chế, Iran có thể không mua máy bay chiến đấu mới, mà dựa vào hệ thống phòng không mặt đất hiện đại để bảo vệ không phận của mình; đồng thời dựa vào máy bay không người lái và tên lửa hành trình để tấn công đối phương.
Một phương án được Iran tính đến là mua các máy bay chiến đấu cũ, có giá rẻ hơn từ Trung Quốc hoặc Nga, để hiện đại hóa phi đội của họ. Mặc dù loại máy bay này không còn được sản xuất, nhưng vẫn còn hàng loại biên sớm hoặc hàng tồn kho; và nếu cần, có thể được nâng cấp, để đáp ứng các yêu cầu của Iran.
Những máy bay loại của Nga và Trung Quốc đều là máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư, vẫn tiên tiến hơn nhiều so với các máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba hiện có của Iran như tiêm kích F-4E, F-5E và J-7. Những loại chiến đấu cơ cũ mà Iran có thể mua để tăng cường lực lượng gồm J-10, JH-7 của Trung Quốc, MiG-29, Su-24 và thậm chí là cả MiG-31 của Nga.
Máy bay chiến đấu J-10 được đưa vào biên chế trong Không quân Trung Quốc từ năm 2006. Ước tính có hàng trăm chiếc hiện đang được biên chế, trong đó có khoảng 75 chiếc là máy bay huấn luyện J-10S hai chỗ ngồi. Không quân Trung Quốc có thể cho loại biên những chiếc J-10A cũ, để thay thế bằng J-10C mới.
Iran có thể mua J-10A với giá thấp hơn nhiều so với phiên bản cải tiến mới nhất là J-10C. J-10A chỉ được trang bị radar kiểu cũ, hiệu suất động cơ yếu, tầm bắn của tên lửa không đối không ngắn và ít sử dụng vật liệu composite trong thân máy bay. Nếu được nâng cấp, J-10A có tính năng cao hơn hẳn số J-7 và F-5E của Iran.
Một loại chiến đấu cơ nữa của Trung Quốc mà Iran có thể lựa chọn là JH-7, đây là loại máy bay cường kích bom, có thể mang nhiều loại tên lửa chống hạm và tên lửa đất đối không phóng từ bên ngoài khu vực phòng thủ. JH-7 được đánh giá có tính năng tương đương Su-25 của Liên Xô.
Hiện tại, JH-7 không còn được sản xuất, với sự phát triển của máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5, Trung Quốc có thể sẵn sàng cho loại biên một phần phi đội JH-7 và bán nó ra nước ngoài. JH-7 có thể được Trung Quốc thay thế bằng loại J-16 hiện đại hơn.
Cường kích JH-7A có thể sử dụng đồng thời các loại vũ khí không đối đất chính xác dẫn đường bằng laser và vệ tinh. Nếu Iran mua loại máy bay cũ này, nó sẽ là máy bay cường kích mạnh nhất trong Không quân Iran và có thể thay thế máy bay F-4E do Mỹ sản xuất đã rất cũ.
Nga luôn là địa chỉ cung cấp vũ khí cả mới và cũ. Trước khi Liên Xô sụp đổ, khoảng 1.000 máy bay chiến đấu MiG-29 đã được sản xuất, trong đó khoảng 700 chiếc được chế tạo cho Không quân Liên Xô và phần lớn được Nga thừa kế.
Iran đã mua MiG-29 vào cuối những năm 1980 và hiện có hai phi đội MiG-29A đang được biên chế. Còn Nga buộc phải cho loại biên hàng trăm chiếc MiG-29 sau cuộc suy thoái kinh tế gay gắt vào những năm 1990. Mặc dù Nga vẫn tiếp tục sản xuất những chiếc MiG-29M hiện đại hơn để xuất khẩu cho Ai Cập và Algeria, nhưng Nga vẫn cung cấp cho các khách hàng nước ngoài MiG-29A từ thời Liên Xô.
Những chiếc MiG-29A hiện nay của Nga, phần lớn ở dạng khung chưa sử dụng, hoặc mới sử dụng, nhưng được rút ra niêm cất; gần đây được bán cho Syria và Ấn Độ. MiG-29A là máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư rẻ nhất do Nga xuất khẩu và Không quân Iran có thể mua với số lượng lớn với giá vừa phải.
Nếu MiG-29A được trang bị tên lửa không đối không dẫn đường bằng radar chủ động R-77 hiện đại (vốn là vũ khí thiếu trong các máy bay chiến đấu của Iran), thì MiG-29A sẽ là vũ khí lợi hại hơn cả F-4E và F5E có số lượng lớn.
Hiện nay Nga cũng còn hàng trăm cường kích Su-24M được cất giữ trong kho. Từ năm 2014, với việc biên chế Su-34, hàng chục chiếc Su-24M đã được cho loại biên và Nga sẵn sàng xuất khẩu loại máy bay này.
Hiện nay Iran chỉ có một phi đội Su-24, và được mua dới thời Liên Xô, nên tính năng kém xa so với các mẫu Su-24M được nâng cấp và cải tiến hiện đang được sử dụng tại Nga. Nếu có thêm Su-24M, sẽ cải thiện rõ rệt khả năng tiến công mặt đất của Không quân Iran.
Một loại chiến đấu cơ nữa mà Iran đã "một tay chạm vào", mà chưa có được, đó là MiG-31; đây là máy bay chiến đấu hạng nặng nhất, được thiết kế để chuyên chiếm ưu thế trên không. Hiện MiG-31M nâng cấp của Không quân Nga, cũng được coi là vũ khí không chiến nguy hiểm nhất.
MiG-31M được trang bị radar mảng pha Zathlon, có khả năng bắt mục tiêu rất mạnh nhờ công suất lớn. Về vũ khí, MiG-31 được trang bị tên lửa không đối không R-37 có tầm bắn lên tới 400 km và trọng lượng đầu đạn là 60 kg. Có hơn 100 chiếc MiG-31 đã được niêm phong sau khi Liên Xô tan rã, hiện một số chiếc đã được vận chuyển ra khỏi kho và hiện đại hóa.
Theo mốt số thông tin, Iran đã hỏi mua MiG-31 trong những năm 1990, nhưng do áp lực của phương Tây đối với Nga, Iran đã không có được MiG-31. Trong số các máy bay chiến đấu đã qua sử dụng, MiG-31 sẽ là lựa chọn đắt tiền nhất, và nó đắt hơn nhiều máy bay chiến đấu mới như MiG-29M, đặc biệt là khi xét đến chi phí nâng cấp và chi phí vận hành cực cao của loại máy bay này.
Nhưng "của đắt, xắt ra miếng", những tên lửa đánh chặn của MiG-31 sẽ cung cấp khả năng chiếm ưu thế trên không rất rõ ràng, và có thể được sử dụng cho cả nhiệm vụ chống vệ tinh và có thể phóng tên lửa đạn đạo phóng từ trên không. Nếu Iran sở hữu MiG-31, Không quân Mỹ cũng phải dè chừng loại máy bay có tính năng chiến đấu cực mạnh này. Nguồn ảnh: Flickr.
Tiêm kích F-14 của Iran hộ tống máy bay ném bom Tu-95 Nga trong một chiến dịch không kích ở Syria. Nguồn: RMD.