Hiện tại hải quân Indonesia được đánh giá có sức mạnh đứng đầu khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên tàu chiến mặt nước lớn nhất của Hải quân Indonesia lớp Sigma (Kiểu 10514), lượng giãn nước đầy tải chỉ khoảng 2.300 tấn, nhưng khinh hạm của lực lượng hải quân một số quốc gia Đông Nam Á đã tới 3.000 tấn. Có thể nói, về tàu nổi thì hiện thời Indonesia đã kém xa. Ảnh: Tàu hộ tống lớp Sigma 9113 (KRI Diponegoro 365) của Hải quân Indonesia - Nguồn: Wikipedia.Lãnh đạo Indonesia, tất nhiên nhận thức được tình hình này, vì vậy họ đã thực hiện nhiều biện pháp khác nhau để nâng tầm sức mạnh; Hải quân Indonesia đã ký hợp đồng mua khinh hạm lớp Iver Huitfeldt của Đan Mạch; đây là loại tàu chiến có lượng giãn nước đầy tải 6.645 tấn, được trang bị radar mảng pha quét bốn mặt APAR, giá mua hai tàu chiến loại này là 720 triệu USD. Ảnh: Tàu chiến lớp Iver Huitfeldt - Nguồn: Wikipedia.Không chỉ quan tâm mua tàu chiến của Đan Mạch, hải quân Indonesia còn quan tâm đến khinh hạm Gowind 2500 của Pháp. Mặc dù loại tàu chiến có lượng giãn nước đầy tải 3.100 tấn này không phải là "hàng đỉnh", nhưng khả năng chiến đấu toàn diện của nó không được bị đánh giá thấp. Ảnh: Tàu chiến lớp Gowind 2500 - Nguồn: Wikipedia.Tuy nhiên khi nhiều người lầm tưởng Hải quân Indonesia sẽ lựa chọn tàu chiến có nguồn gốc châu Âu, thì một đối thủ từ châu Á bất ngờ xuất hiện, đó là khinh hạm 30FFM của Nhật Bản, đã được lãnh đạo Quân đội Indonesia chấp nhận. Ảnh: Đồ họa khinh hạm lớp 30FFM - Nguồn: Wikipedia.Khinh hạm 30FFM do công ty Mitsubishi Heavy Industries của Nhật Bản phát triển. Lượng giãn nước tiêu chuẩn của loại khinh hạm này là 3.900 tấn, khi đầy tải đạt 5.500 tấn. Mặc dù so với Gowind 2500 của Pháp, về lượng giãn nước cũng như khả năng chiến đấu, 30FFM đều cao hơn; nhưng so với Iver Huitfeldt của Đan Mạch, thì 30FFM không hơn về sức mạnh chiến đấu, cũng như tầm hoạt động.Iver Huitfeldt sử dụng bốn động cơ diesel; 30FFM sử dụng kết hợp động cơ diesel và tua-bin khí (CODAG). Mặc dù hai loại khinh hạm có hệ thống động lực khác nhau, nhưng tốc độ tối đa của chúng đều là 30 hải lý/giờ. Nhưng xét về tầm hoạt động, cự ly 6.000 hải lý của 30FFM thua xa 9.000 hải lý của Iver Huitfeldt. Ảnh: Đồ họa khinh hạm lớp 30FFM - Nguồn: Navy RecognitionVề sức mạnh chiến đấu, Iver Huitfeldt cũng có nhiều lợi thế hơn, nếu 30FFM chỉ được trang bị radar mảng pha chủ động OPY-1A băng tần C (phiên bản đơn giản của FCS-3A). Vũ khí trang bị chính là pháo hải quân MK-45 127mm, 2 bệ phóng thẳng đứng MK-41 8 ống phóng. Bệ phóng tên lửa hạm đối hạm Type-17… Ảnh: Đồ họa khinh hạm lớp 30FFM - Nguồn: Wikipedia.Chiếc Iver Huitfeldt được trang bị hệ thống radar mảng pha APAR bốn chiều, vũ khí chính là 4 tổ hợp gồm 8 hệ thống phóng thẳng đứng MK-41 và 2 tổ hợp hệ thống phóng thẳng đứng MK-56 gồm 12 ống phóng/tổ hợp. Bốn bệ phóng tên lửa chống hạm MK-141 Harpoon (một bệ gồm 4 ống phóng). Ảnh: Tàu chiến lớp Iver Huitfeldt - Nguồn: Wikipedia.Giữa hai khinh hạm của Nhật và Đan Mạch có lượng choán nước chênh lệch hơn 1.000 tấn, nên có sự chênh lệch lớn về vũ khí trang bị như vậy; nguyên nhân chính là do khinh hạm 30FFM của Nhật Bản vốn là phiên bản chống tàu ngầm. Vì vậy tuy hy sinh một số vũ khí phòng không và chống hạm, nhưng 30FFM sở hữu những hệ thống vũ khí tối tân nhất, trong tác chiến chống ngầm. Ảnh: Tàu chiến lớp Iver Huitfeldt - Nguồn: Wikipedia.Khinh hạm 30FFM được trang bị sonar chủ động độ sâu thay đổi (VDS) và sonar thụ động mảng kéo (TASS). Đồng thời 30FFM còn được trang bị tàu mặt nước không người lái (USV), phương tiện tàu ngầm không người lái (UUV) và đạn chống mìn tự hành (EMD), để thực hiện các nhiệm vụ rà phá bom mìn. Ảnh: Đồ họa khinh hạm lớp 30FFM - Nguồn: Wikipedia.Ngoài ra 30FFM còn có nhà chứa trực thăng độc lập, có thể chứa trực thăng SH-60K. Các hệ thống chống ngầm và chống mìn tiên tiến này, không thể thiếu cho Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản, với nhiệm vụ chính là tác chiến chống ngầm và chống mìn. Tuy nhiên, nó lại hơi "xa xỉ" đối với Indonesia. Ảnh: Động cơ tua-bin khí LM-30 trang bị trên khinh hạm 30FFM - Nguồn: Rolls-Royce.Vậy tại sao 30FFM vẫn được lãnh đạo Quân đội Indonesia "để ý" và ưu ái? Những lý do không gì khác ngoài ba lý do sau; thứ nhất, 30FFM có lượng giãn nước 5.500 tấn, các hệ thống tác chiến chống ngầm nguyên bản cũng có thể tháo dỡ, do đó nó có đủ không gian và trọng tải để mang các hệ thống vũ khí phòng không và chống hạm khác mà Indonesia cần. Ảnh: Đồ họa khinh hạm lớp 30FFM - Nguồn:NavalnewsThứ hai là giá thành của 30FFM rẻ, theo thông báo, giá thành của hai chiếc 30FFM do Nhật Bản đặt hàng ban đầu chỉ là 467 triệu USD, sau đó giảm giá xuống khoảng 441 triệu USD. Ảnh: Đồ họa khinh hạm lớp 30FFM - Nguồn:Navalnews.Mặc dù 30FFM của Nhật giá thấp hơn lớp Iver Huitfeldt của Đan Mạch, nhưng đừng quên rằng, nhiều chi tiết Iver Huitfeldt áp dụng tiêu chuẩn tàu dân sự, do đó chi phí đóng mới đã được giảm xuống, nhưng chất lượng không thể so với 30FFM, áp dụng tiêu chuẩn tàu chiến hoàn toàn. Ảnh: Đồ họa khinh hạm lớp 30FFM - Nguồn: Wikipedia.Thứ ba là lý do quan trọng nhất, Nhật Bản đã đồng ý chuyển giao một số công nghệ để Indonesia chế tạo khinh hạm 30FFM. Theo cách này, Indonesia chỉ cần trả 3 tỷ USD để có được 8 khinh hạm 30FFM, trong đó 4 chiếc được mua nguyên chiếc và 4 chiếc còn lại được đóng tại Indonesia. Đây chắc chắn là một cám dỗ rất lớn đối với Indonesia. Ảnh: Đồ họa khinh hạm lớp 30FFM - Nguồn: Wikipedia.Điều chắc chắn là một khi có được 8 khinh hạm 30FFM, chắc chắn sức mạnh hải quân Indonesia sẽ dẫn đầu toàn bộ khu vực Đông Nam Á. Hiện tại Nhật Bản đang tích cực chào hàng 30FFM, nhưng chưa biết Indonesia liệu có quyết định có mua nó hay không? Ảnh: Đồ họa khinh hạm lớp 30FFM - Nguồn: Wikipedia.Nhưng với tham vọng đứng đầu Đông Nam Á về hải quân của lãnh đạo Indonesia, cũng như nỗ lực phát triển công nghiệp quốc phòng của Nhật Bản, chắc chắn rằng, hợp đồng mua bán khinh hạm 30FFM của Indonesia với Nhật Bản sẽ thành công. Ảnh: Tàu ngầm lớp Chang Bogo của Hải quân Indonesia - Nguồn: Wikipedia. Video Nơi ra đời những tàu chiến hiện đại của Hải quân Việt Nam: Nhà máy X51 - Nguồn: QPVN
Hiện tại hải quân Indonesia được đánh giá có sức mạnh đứng đầu khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên tàu chiến mặt nước lớn nhất của Hải quân Indonesia lớp Sigma (Kiểu 10514), lượng giãn nước đầy tải chỉ khoảng 2.300 tấn, nhưng khinh hạm của lực lượng hải quân một số quốc gia Đông Nam Á đã tới 3.000 tấn. Có thể nói, về tàu nổi thì hiện thời Indonesia đã kém xa. Ảnh: Tàu hộ tống lớp Sigma 9113 (KRI Diponegoro 365) của Hải quân Indonesia - Nguồn: Wikipedia.
Lãnh đạo Indonesia, tất nhiên nhận thức được tình hình này, vì vậy họ đã thực hiện nhiều biện pháp khác nhau để nâng tầm sức mạnh; Hải quân Indonesia đã ký hợp đồng mua khinh hạm lớp Iver Huitfeldt của Đan Mạch; đây là loại tàu chiến có lượng giãn nước đầy tải 6.645 tấn, được trang bị radar mảng pha quét bốn mặt APAR, giá mua hai tàu chiến loại này là 720 triệu USD. Ảnh: Tàu chiến lớp Iver Huitfeldt - Nguồn: Wikipedia.
Không chỉ quan tâm mua tàu chiến của Đan Mạch, hải quân Indonesia còn quan tâm đến khinh hạm Gowind 2500 của Pháp. Mặc dù loại tàu chiến có lượng giãn nước đầy tải 3.100 tấn này không phải là "hàng đỉnh", nhưng khả năng chiến đấu toàn diện của nó không được bị đánh giá thấp. Ảnh: Tàu chiến lớp Gowind 2500 - Nguồn: Wikipedia.
Tuy nhiên khi nhiều người lầm tưởng Hải quân Indonesia sẽ lựa chọn tàu chiến có nguồn gốc châu Âu, thì một đối thủ từ châu Á bất ngờ xuất hiện, đó là khinh hạm 30FFM của Nhật Bản, đã được lãnh đạo Quân đội Indonesia chấp nhận. Ảnh: Đồ họa khinh hạm lớp 30FFM - Nguồn: Wikipedia.
Khinh hạm 30FFM do công ty Mitsubishi Heavy Industries của Nhật Bản phát triển. Lượng giãn nước tiêu chuẩn của loại khinh hạm này là 3.900 tấn, khi đầy tải đạt 5.500 tấn. Mặc dù so với Gowind 2500 của Pháp, về lượng giãn nước cũng như khả năng chiến đấu, 30FFM đều cao hơn; nhưng so với Iver Huitfeldt của Đan Mạch, thì 30FFM không hơn về sức mạnh chiến đấu, cũng như tầm hoạt động.
Iver Huitfeldt sử dụng bốn động cơ diesel; 30FFM sử dụng kết hợp động cơ diesel và tua-bin khí (CODAG). Mặc dù hai loại khinh hạm có hệ thống động lực khác nhau, nhưng tốc độ tối đa của chúng đều là 30 hải lý/giờ. Nhưng xét về tầm hoạt động, cự ly 6.000 hải lý của 30FFM thua xa 9.000 hải lý của Iver Huitfeldt. Ảnh: Đồ họa khinh hạm lớp 30FFM - Nguồn: Navy Recognition
Về sức mạnh chiến đấu, Iver Huitfeldt cũng có nhiều lợi thế hơn, nếu 30FFM chỉ được trang bị radar mảng pha chủ động OPY-1A băng tần C (phiên bản đơn giản của FCS-3A). Vũ khí trang bị chính là pháo hải quân MK-45 127mm, 2 bệ phóng thẳng đứng MK-41 8 ống phóng. Bệ phóng tên lửa hạm đối hạm Type-17… Ảnh: Đồ họa khinh hạm lớp 30FFM - Nguồn: Wikipedia.
Chiếc Iver Huitfeldt được trang bị hệ thống radar mảng pha APAR bốn chiều, vũ khí chính là 4 tổ hợp gồm 8 hệ thống phóng thẳng đứng MK-41 và 2 tổ hợp hệ thống phóng thẳng đứng MK-56 gồm 12 ống phóng/tổ hợp. Bốn bệ phóng tên lửa chống hạm MK-141 Harpoon (một bệ gồm 4 ống phóng). Ảnh: Tàu chiến lớp Iver Huitfeldt - Nguồn: Wikipedia.
Giữa hai khinh hạm của Nhật và Đan Mạch có lượng choán nước chênh lệch hơn 1.000 tấn, nên có sự chênh lệch lớn về vũ khí trang bị như vậy; nguyên nhân chính là do khinh hạm 30FFM của Nhật Bản vốn là phiên bản chống tàu ngầm. Vì vậy tuy hy sinh một số vũ khí phòng không và chống hạm, nhưng 30FFM sở hữu những hệ thống vũ khí tối tân nhất, trong tác chiến chống ngầm. Ảnh: Tàu chiến lớp Iver Huitfeldt - Nguồn: Wikipedia.
Khinh hạm 30FFM được trang bị sonar chủ động độ sâu thay đổi (VDS) và sonar thụ động mảng kéo (TASS). Đồng thời 30FFM còn được trang bị tàu mặt nước không người lái (USV), phương tiện tàu ngầm không người lái (UUV) và đạn chống mìn tự hành (EMD), để thực hiện các nhiệm vụ rà phá bom mìn. Ảnh: Đồ họa khinh hạm lớp 30FFM - Nguồn: Wikipedia.
Ngoài ra 30FFM còn có nhà chứa trực thăng độc lập, có thể chứa trực thăng SH-60K. Các hệ thống chống ngầm và chống mìn tiên tiến này, không thể thiếu cho Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản, với nhiệm vụ chính là tác chiến chống ngầm và chống mìn. Tuy nhiên, nó lại hơi "xa xỉ" đối với Indonesia. Ảnh: Động cơ tua-bin khí LM-30 trang bị trên khinh hạm 30FFM - Nguồn: Rolls-Royce.
Vậy tại sao 30FFM vẫn được lãnh đạo Quân đội Indonesia "để ý" và ưu ái? Những lý do không gì khác ngoài ba lý do sau; thứ nhất, 30FFM có lượng giãn nước 5.500 tấn, các hệ thống tác chiến chống ngầm nguyên bản cũng có thể tháo dỡ, do đó nó có đủ không gian và trọng tải để mang các hệ thống vũ khí phòng không và chống hạm khác mà Indonesia cần. Ảnh: Đồ họa khinh hạm lớp 30FFM - Nguồn:Navalnews
Thứ hai là giá thành của 30FFM rẻ, theo thông báo, giá thành của hai chiếc 30FFM do Nhật Bản đặt hàng ban đầu chỉ là 467 triệu USD, sau đó giảm giá xuống khoảng 441 triệu USD. Ảnh: Đồ họa khinh hạm lớp 30FFM - Nguồn:Navalnews.
Mặc dù 30FFM của Nhật giá thấp hơn lớp Iver Huitfeldt của Đan Mạch, nhưng đừng quên rằng, nhiều chi tiết Iver Huitfeldt áp dụng tiêu chuẩn tàu dân sự, do đó chi phí đóng mới đã được giảm xuống, nhưng chất lượng không thể so với 30FFM, áp dụng tiêu chuẩn tàu chiến hoàn toàn. Ảnh: Đồ họa khinh hạm lớp 30FFM - Nguồn: Wikipedia.
Thứ ba là lý do quan trọng nhất, Nhật Bản đã đồng ý chuyển giao một số công nghệ để Indonesia chế tạo khinh hạm 30FFM. Theo cách này, Indonesia chỉ cần trả 3 tỷ USD để có được 8 khinh hạm 30FFM, trong đó 4 chiếc được mua nguyên chiếc và 4 chiếc còn lại được đóng tại Indonesia. Đây chắc chắn là một cám dỗ rất lớn đối với Indonesia. Ảnh: Đồ họa khinh hạm lớp 30FFM - Nguồn: Wikipedia.
Điều chắc chắn là một khi có được 8 khinh hạm 30FFM, chắc chắn sức mạnh hải quân Indonesia sẽ dẫn đầu toàn bộ khu vực Đông Nam Á. Hiện tại Nhật Bản đang tích cực chào hàng 30FFM, nhưng chưa biết Indonesia liệu có quyết định có mua nó hay không? Ảnh: Đồ họa khinh hạm lớp 30FFM - Nguồn: Wikipedia.
Nhưng với tham vọng đứng đầu Đông Nam Á về hải quân của lãnh đạo Indonesia, cũng như nỗ lực phát triển công nghiệp quốc phòng của Nhật Bản, chắc chắn rằng, hợp đồng mua bán khinh hạm 30FFM của Indonesia với Nhật Bản sẽ thành công. Ảnh: Tàu ngầm lớp Chang Bogo của Hải quân Indonesia - Nguồn: Wikipedia.
Video Nơi ra đời những tàu chiến hiện đại của Hải quân Việt Nam: Nhà máy X51 - Nguồn: QPVN