Tàu đổ bộ tiếp theo của Indonesia được đóng theo lớp Makassar đã được nước này cho hạ thủy hôm cuối tuần vừa rồi. Điều đáng nói là chiếc Wahidin Soedirohusodo này lại không phải tàu đổ bộ dành cho quân đội.Dù được thiết kế dựa trên lớp tàu đổ bộ Makassar, tuy nhiên chiếc Wahidin Soedirohusodo của Indonesia lại là một tàu bệnh viện.Quá trình đóng mới tàu Wahidin Soedirohusodo đã được Indonesia đẩy nhanh tối đa, chủ yếu để biến nó thành một bệnh viện nổi di động, sẵn sàng phục vụ nếu dịch bệnh COVID-19 bùng phát trở lại ở quốc gia này.Có số thân 991, tàu Wahidin Soedirohusodo được Indonesia thi công tại Nhà máy đóng tàu PT PAL của nước này.Tàu được thiết kế dựa trên thiết kế của tàu đổ bộ lớp Makassar - lớp tàu đổ bộ đông nhất ở Đông Nam Á tính cho tới thời điểm hiện tại.Makassar là mẫu tàu đổ bộ được thiết kế bởi Hàn Quốc nhưng lại rất "thịnh hành" ở khu vực Đông Nam Á, hiện tại đã có ba quốc gia trong khu vực sử dụng loại tàu đổ bộ này với quân số tổng cộng 8 chiếc.Ưu điểm lớn nhất của các tàu đổ bộ lớp Makassar đó là nó có giá thành chế tạo khá rẻ, chỉ từ 37 cho tới tối đa 45 triệu USD tùy theo cấu hình và thiết bị đi kèm.Loại tàu đổ bộ này có độ giãn nước tối đa 12.400 tấn, dài 122 tới 125 mét tùy từng phiên bản, lườn rộng 22 mét và mớm nước 5 mét. Tàu có khả năng di chuyển với tốc độ hành trình 14 hải lý/giờ, thời gian hoạt động trên biển tối đa 45 ngày.Về mặt lý thuyết, các tàu đổ bộ Makassar có khả năng mang theo được 35 phương tiện chiến đấu dành cho bộ binh và 354 lính. Trong trường hợp khẩn cấp, tàu có thể vận chuyển được tối đa 507 người cùng thủy thủ đoàn đầy đủ 126 người.Ngoài ra, con tàu đổ bộ này còn được trang bị hai bãi đỗ trực thăng, kèm theo đó là gara có khả năng chưa tối đa ba chiếc. Như vậy, tối đa mỗi tàu lớp Makassar có thể mang theo 5 máy bay trực thăng.Trong tổng số 10 chiếc tàu đổ bộ lớp Makassar đang phục vụ trên khắp thế giới, có tới năm chiếc thuộc biên chế Indonesia, hai chiếc thuộc Philippines và một chiếc ở Myanmar.Ngoài ra, Hải quân Peru cũng sở hữu một tàu đổ bộ loại này trong biên chế và đang dự kiến đưa chiếc thứ hai vào phục vụ. Năm ngoái, Brazil cũng đã thể hiện sự quan tâm tới loại tàu đổ bộ này. Nguồn ảnh: BMDP. Cận cảnh kích thước khổng lồ của tàu đổ bộ lớp Makassar.
Tàu đổ bộ tiếp theo của Indonesia được đóng theo lớp Makassar đã được nước này cho hạ thủy hôm cuối tuần vừa rồi. Điều đáng nói là chiếc Wahidin Soedirohusodo này lại không phải tàu đổ bộ dành cho quân đội.
Dù được thiết kế dựa trên lớp tàu đổ bộ Makassar, tuy nhiên chiếc Wahidin Soedirohusodo của Indonesia lại là một tàu bệnh viện.
Quá trình đóng mới tàu Wahidin Soedirohusodo đã được Indonesia đẩy nhanh tối đa, chủ yếu để biến nó thành một bệnh viện nổi di động, sẵn sàng phục vụ nếu dịch bệnh COVID-19 bùng phát trở lại ở quốc gia này.
Có số thân 991, tàu Wahidin Soedirohusodo được Indonesia thi công tại Nhà máy đóng tàu PT PAL của nước này.
Tàu được thiết kế dựa trên thiết kế của tàu đổ bộ lớp Makassar - lớp tàu đổ bộ đông nhất ở Đông Nam Á tính cho tới thời điểm hiện tại.
Makassar là mẫu tàu đổ bộ được thiết kế bởi Hàn Quốc nhưng lại rất "thịnh hành" ở khu vực Đông Nam Á, hiện tại đã có ba quốc gia trong khu vực sử dụng loại tàu đổ bộ này với quân số tổng cộng 8 chiếc.
Ưu điểm lớn nhất của các tàu đổ bộ lớp Makassar đó là nó có giá thành chế tạo khá rẻ, chỉ từ 37 cho tới tối đa 45 triệu USD tùy theo cấu hình và thiết bị đi kèm.
Loại tàu đổ bộ này có độ giãn nước tối đa 12.400 tấn, dài 122 tới 125 mét tùy từng phiên bản, lườn rộng 22 mét và mớm nước 5 mét. Tàu có khả năng di chuyển với tốc độ hành trình 14 hải lý/giờ, thời gian hoạt động trên biển tối đa 45 ngày.
Về mặt lý thuyết, các tàu đổ bộ Makassar có khả năng mang theo được 35 phương tiện chiến đấu dành cho bộ binh và 354 lính. Trong trường hợp khẩn cấp, tàu có thể vận chuyển được tối đa 507 người cùng thủy thủ đoàn đầy đủ 126 người.
Ngoài ra, con tàu đổ bộ này còn được trang bị hai bãi đỗ trực thăng, kèm theo đó là gara có khả năng chưa tối đa ba chiếc. Như vậy, tối đa mỗi tàu lớp Makassar có thể mang theo 5 máy bay trực thăng.
Trong tổng số 10 chiếc tàu đổ bộ lớp Makassar đang phục vụ trên khắp thế giới, có tới năm chiếc thuộc biên chế Indonesia, hai chiếc thuộc Philippines và một chiếc ở Myanmar.
Ngoài ra, Hải quân Peru cũng sở hữu một tàu đổ bộ loại này trong biên chế và đang dự kiến đưa chiếc thứ hai vào phục vụ. Năm ngoái, Brazil cũng đã thể hiện sự quan tâm tới loại tàu đổ bộ này. Nguồn ảnh: BMDP.
Cận cảnh kích thước khổng lồ của tàu đổ bộ lớp Makassar.