Theo số ra ngày 15/9/2020 của báo Hải quân, tàu đổ bộ 511 (biên chế Lữ đoàn vận tải 125 Hải quân) đã được sửa chữa, hiện đại hóa thành công trong giai đoạn từ 2017-2019 sau 41 năm phục vụ bền bỉ. Đây là tin vui đối với Hải quân Nhân dân Việt Nam nói riêng và Quân đội Nhân dân Việt Nam nói chung về vấn đề đảm bảo vũ khí khí tài. Khi mà tàu 511 là một trong các tàu đổ bộ lớn, đóng vai trò quan trọng đối với vận tải hải quân. Ảnh: Báo Hải quân Việt Nam.Tàu 511 nguyên là tàu đổ bộ do Liên Xô cung cấp cho Việt Nam từ năm 1979 (con tàu được đóng và biên chế năm 1970). Trước đó con tàu đã trải qua 9 năm hoạt động trong Hải quân Liên Xô. Tháng 5/1979, con tàu vượt gần 5.000 hải lý từ Liên Xô về Việt Nam, vào biên chế lữ đoàn vận tải 125 với số hiệu “511”. Ảnh: Báo Hải quân Việt Nam.Ngoài 511, Lữ đoàn vận tải biển 125 hiện còn biên chế 2 tàu cùng loại mang số hiệu 512 và 513 được chuyển giao cùng vào năm 1980. Theo Russianship, cả 3 tàu đều do nhà máy Stocznia Polnocna (Ba Lan) chế tạo theo thiết kế lớp tàu đổ bộ hạng trung Đề án 771A của Liên Xô. Ảnh: Báo Hải quân Việt Nam.Lớp tàu có lượng giãn nước tiêu chuẩn 795 tấn, toàn tải 847 tấn, dài 75,15m, rộng 9,02m, mớn nước 2,07m, tốc độ hành trình 18 hải lý/h, tầm hoạt động khoảng 3.200km, dự trữ hành trình 5 ngày với thủy thủ đoàn 34 người. Ảnh: Báo Hải quân Việt Nam.Trong ảnh, lãnh đạo Hải quân Nhân dân Việt Nam thăm tàu đổ bộ 511 sau hiện đại hóa. Ảnh: Báo Hải quân Việt Nam.Phó Đô đốc Phạm Hoài Nam xem xét hệ thống kính ngắm pháo AK-230 trên tàu đổ bộ 511. Đây là một trong những trang bị mới tích hợp cho tàu đổ bộ 511. Ảnh: Báo Hải quân Việt Nam.Hầm máy của tàu 511 sau sửa chữa lớn, hiện đại hóa lắp thêm các thiết bị kiểm soát mới. Ảnh: Báo Hải quân Việt Nam.Nguyên bản tàu này trang bị 2 máy diesel 40DM công suất 2.200hp/chiếc, 4 máy phát điện 52kW và 2 chân vịt. Tốc độ di chuyển đạt 18,4 hải lý/h. Ảnh: Báo Hải quân Việt Nam.Theo nhà thiết kế, sức chở của tàu đổ bộ lên tới 6 xe tăng T-54 hoặc PT-76 hoặc thiết giáp BTR-60 và 204 bộ đội hải quân đánh bộ. Hoặc có thể tùy chọn chở 3 xe lội nước ATS-1 và 204 lính hoặc 10 xe vận tải Zis-151 và cũng bằng ấy lính. Ảnh: Báo Hải quân Việt Nam.Tàu trang bị một số loại vũ khí tự vệ và yểm trợ cho quân đổ bộ đường biển gồm pháo phòng không AK-230 CIWS và hai bệ pháo phản lực phóng loạt WM-18A với cơ số đạn 180 viên rocket 140mm. Ảnh: Báo Hải quân Việt Nam.Pháo phản lực trang bị các viên đạn nổ phá mảnh M-14OF cỡ 140mm, dài 1,1m, mang lượng thuốc nổ nặng 4kg với tầm bắn từ 600 tới 9.810m. Ảnh: Báo Hải quân Việt Nam.Xe tăng, lính hải quân đánh bộ và xuồng đổ bộ dành cho hải quân đánh bộ sẽ di chuyển ra khỏi tàu bằng hai cánh cửa lớn ở đầu mũi. Bộ đội thường gọi vui là “tàu há mồm” bởi thiết kế đặc biệt: cửa đổ bộ ở phần đầu mũi tàu có thể mở tách ra, hạ “lưỡi” xuống mặt nước để xe tăng bơi vào đảo và lính hải quân đánh bộ cơ động vào đánh chiếm mục tiêu. Ảnh: Báo Hải quân Việt Nam. Video Toàn cảnh Hải quân Việt Nam diễn tập chiếm đảo quy mô lớn - Nguồn: QPVN
Theo số ra ngày 15/9/2020 của báo Hải quân, tàu đổ bộ 511 (biên chế Lữ đoàn vận tải 125 Hải quân) đã được sửa chữa, hiện đại hóa thành công trong giai đoạn từ 2017-2019 sau 41 năm phục vụ bền bỉ. Đây là tin vui đối với Hải quân Nhân dân Việt Nam nói riêng và Quân đội Nhân dân Việt Nam nói chung về vấn đề đảm bảo vũ khí khí tài. Khi mà tàu 511 là một trong các tàu đổ bộ lớn, đóng vai trò quan trọng đối với vận tải hải quân. Ảnh: Báo Hải quân Việt Nam.
Tàu 511 nguyên là tàu đổ bộ do Liên Xô cung cấp cho Việt Nam từ năm 1979 (con tàu được đóng và biên chế năm 1970). Trước đó con tàu đã trải qua 9 năm hoạt động trong Hải quân Liên Xô. Tháng 5/1979, con tàu vượt gần 5.000 hải lý từ Liên Xô về Việt Nam, vào biên chế lữ đoàn vận tải 125 với số hiệu “511”. Ảnh: Báo Hải quân Việt Nam.
Ngoài 511, Lữ đoàn vận tải biển 125 hiện còn biên chế 2 tàu cùng loại mang số hiệu 512 và 513 được chuyển giao cùng vào năm 1980. Theo Russianship, cả 3 tàu đều do nhà máy Stocznia Polnocna (Ba Lan) chế tạo theo thiết kế lớp tàu đổ bộ hạng trung Đề án 771A của Liên Xô. Ảnh: Báo Hải quân Việt Nam.
Lớp tàu có lượng giãn nước tiêu chuẩn 795 tấn, toàn tải 847 tấn, dài 75,15m, rộng 9,02m, mớn nước 2,07m, tốc độ hành trình 18 hải lý/h, tầm hoạt động khoảng 3.200km, dự trữ hành trình 5 ngày với thủy thủ đoàn 34 người. Ảnh: Báo Hải quân Việt Nam.
Trong ảnh, lãnh đạo Hải quân Nhân dân Việt Nam thăm tàu đổ bộ 511 sau hiện đại hóa. Ảnh: Báo Hải quân Việt Nam.
Phó Đô đốc Phạm Hoài Nam xem xét hệ thống kính ngắm pháo AK-230 trên tàu đổ bộ 511. Đây là một trong những trang bị mới tích hợp cho tàu đổ bộ 511. Ảnh: Báo Hải quân Việt Nam.
Hầm máy của tàu 511 sau sửa chữa lớn, hiện đại hóa lắp thêm các thiết bị kiểm soát mới. Ảnh: Báo Hải quân Việt Nam.
Nguyên bản tàu này trang bị 2 máy diesel 40DM công suất 2.200hp/chiếc, 4 máy phát điện 52kW và 2 chân vịt. Tốc độ di chuyển đạt 18,4 hải lý/h. Ảnh: Báo Hải quân Việt Nam.
Theo nhà thiết kế, sức chở của tàu đổ bộ lên tới 6 xe tăng T-54 hoặc PT-76 hoặc thiết giáp BTR-60 và 204 bộ đội hải quân đánh bộ. Hoặc có thể tùy chọn chở 3 xe lội nước ATS-1 và 204 lính hoặc 10 xe vận tải Zis-151 và cũng bằng ấy lính. Ảnh: Báo Hải quân Việt Nam.
Tàu trang bị một số loại vũ khí tự vệ và yểm trợ cho quân đổ bộ đường biển gồm pháo phòng không AK-230 CIWS và hai bệ pháo phản lực phóng loạt WM-18A với cơ số đạn 180 viên rocket 140mm. Ảnh: Báo Hải quân Việt Nam.
Pháo phản lực trang bị các viên đạn nổ phá mảnh M-14OF cỡ 140mm, dài 1,1m, mang lượng thuốc nổ nặng 4kg với tầm bắn từ 600 tới 9.810m. Ảnh: Báo Hải quân Việt Nam.
Xe tăng, lính hải quân đánh bộ và xuồng đổ bộ dành cho hải quân đánh bộ sẽ di chuyển ra khỏi tàu bằng hai cánh cửa lớn ở đầu mũi. Bộ đội thường gọi vui là “tàu há mồm” bởi thiết kế đặc biệt: cửa đổ bộ ở phần đầu mũi tàu có thể mở tách ra, hạ “lưỡi” xuống mặt nước để xe tăng bơi vào đảo và lính hải quân đánh bộ cơ động vào đánh chiếm mục tiêu. Ảnh: Báo Hải quân Việt Nam.
Video Toàn cảnh Hải quân Việt Nam diễn tập chiếm đảo quy mô lớn - Nguồn: QPVN