Theo Jakarta Post, Indonesia đang có kế hoạch trang bị thêm 3 tàu ngầm tấn công như là một phần trong chương trình lực lượng thiết yếu tối thiểu bảo vệ đất nước (MEF). Tuy nhiên, Ban chính sách Công nghiệp Quốc phòng (KKIP) cho biết là chính quyền Indonesia chưa quyết định là sẽ mua hay là sản xuất tàu ngầm trong nước. Nguồn ảnh: Defence.pkTrước đó Indonesia đã ký mua 3 tàu ngầm tấn công Type 209 Improved trị giá 1,07 tỷ USD từ Tập đoàn đóng tàu Daewoo (DSME) của Hản Quốc. Nguồn ảnh: W54.bizTrong ảnh là chiếc tàu ngầm tấn công Type 209 Improved đầu tiên mà Hàn Quốc chế tạo cho Hải quân Indonesia. Chiếc này được định danh là KRI Nagapasa (403) đã được hạ thủy trong năm nay, dự kiến biên chế vào năm 2017. Nguồn ảnh: W54.bizHai tàu ngầm Type 209 Improved còn lại sẽ được DSME đóng tiếp một chiếc, còn một chiếc sẽ được chuyển giao công nghệ cho Indonesia chế tạo trong nước. Nguồn ảnh: YoutubeNgoài ra, Hải quân Indonesia vẫn đang vận hành 2 tàu ngầm tấn công Type 209 mua của Đức từ những năm 1980 mang tên KRI Cakra và KRI Nanggala - chúng đều được Daewoo đại tu sửa chữa, nâng cấp toàn diện vào năm 2004 và 2009. Nguồn ảnh: myhomelandofindonesiaNếu kế hoạch mua 3 tàu ngầm mới được thông qua, trong tương lai 5-7 năm nữa, Hải quân Indonesia sẽ trở thành lực lượng sở hữu số lượng tàu ngầm đông đảo nhất khu vực Đông Nam Á với 8 chiếc, đứng thứ 2 sẽ là Việt Nam với 6 chiếc Kilo 636. Nguồn ảnh: far-marocHiện Indonesia vẫn chưa đưa ra quyết định sẽ chọn quốc gia nào đóng tàu ngầm mới. Không loại trừ khả năng Indonesia sẽ chọn lớp Kilo 636 của Nga mà Việt Nam đã mua. Tuy nhiên, dù là mua từ quốc gia nào, Indonesia đều đưa ra điều kiện tiên quyết phải chuyển giao công nghệ chế tạo. Nguồn ảnh: RentakaLớp tàu ngầm Type 209 do HDW (Đức) và DSME (Hàn Quốc) chế tạo cơ bản là cùng một lớp tàu. HDW của Đức đã chuyển giao công nghệ cho phép DSME được chế tạo và phục vụ xuất khẩu. Kích thước của chúng chỉ hơn kém nhau một chút, cùng trang bị động cơ điện - diesel cho phép đạt tốc độ tối đa khi lặn tới 22 hải lý/h, tầm hoạt động khi lặn tới 700km, hỗn hợp 15.000km, dự trữ hành trình đến 50 ngày, lặn sâu tối đa 500m. Nguồn ảnh: PhotobucketCác tàu ngầm Type 209 của Indonesia được thiết kế 8 ống phóng ngư lôi 533mm cho phép sử dụng các lợi ngư lôi, thủy lôi và phóng tên lửa hành trình UGM-84 Harpoon. Nguồn ảnh: ictmiliter
Theo Jakarta Post, Indonesia đang có kế hoạch trang bị thêm 3 tàu ngầm tấn công như là một phần trong chương trình lực lượng thiết yếu tối thiểu bảo vệ đất nước (MEF). Tuy nhiên, Ban chính sách Công nghiệp Quốc phòng (KKIP) cho biết là chính quyền Indonesia chưa quyết định là sẽ mua hay là sản xuất tàu ngầm trong nước. Nguồn ảnh: Defence.pk
Trước đó Indonesia đã ký mua 3 tàu ngầm tấn công Type 209 Improved trị giá 1,07 tỷ USD từ Tập đoàn đóng tàu Daewoo (DSME) của Hản Quốc. Nguồn ảnh: W54.biz
Trong ảnh là chiếc tàu ngầm tấn công Type 209 Improved đầu tiên mà Hàn Quốc chế tạo cho Hải quân Indonesia. Chiếc này được định danh là KRI Nagapasa (403) đã được hạ thủy trong năm nay, dự kiến biên chế vào năm 2017. Nguồn ảnh: W54.biz
Hai tàu ngầm Type 209 Improved còn lại sẽ được DSME đóng tiếp một chiếc, còn một chiếc sẽ được chuyển giao công nghệ cho Indonesia chế tạo trong nước. Nguồn ảnh: Youtube
Ngoài ra, Hải quân Indonesia vẫn đang vận hành 2 tàu ngầm tấn công Type 209 mua của Đức từ những năm 1980 mang tên KRI Cakra và KRI Nanggala - chúng đều được Daewoo đại tu sửa chữa, nâng cấp toàn diện vào năm 2004 và 2009. Nguồn ảnh: myhomelandofindonesia
Nếu kế hoạch mua 3 tàu ngầm mới được thông qua, trong tương lai 5-7 năm nữa, Hải quân Indonesia sẽ trở thành lực lượng sở hữu số lượng tàu ngầm đông đảo nhất khu vực Đông Nam Á với 8 chiếc, đứng thứ 2 sẽ là Việt Nam với 6 chiếc Kilo 636. Nguồn ảnh: far-maroc
Hiện Indonesia vẫn chưa đưa ra quyết định sẽ chọn quốc gia nào đóng tàu ngầm mới. Không loại trừ khả năng Indonesia sẽ chọn lớp Kilo 636 của Nga mà Việt Nam đã mua. Tuy nhiên, dù là mua từ quốc gia nào, Indonesia đều đưa ra điều kiện tiên quyết phải chuyển giao công nghệ chế tạo. Nguồn ảnh: Rentaka
Lớp tàu ngầm Type 209 do HDW (Đức) và DSME (Hàn Quốc) chế tạo cơ bản là cùng một lớp tàu. HDW của Đức đã chuyển giao công nghệ cho phép DSME được chế tạo và phục vụ xuất khẩu. Kích thước của chúng chỉ hơn kém nhau một chút, cùng trang bị động cơ điện - diesel cho phép đạt tốc độ tối đa khi lặn tới 22 hải lý/h, tầm hoạt động khi lặn tới 700km, hỗn hợp 15.000km, dự trữ hành trình đến 50 ngày, lặn sâu tối đa 500m. Nguồn ảnh: Photobucket
Các tàu ngầm Type 209 của Indonesia được thiết kế 8 ống phóng ngư lôi 533mm cho phép sử dụng các lợi ngư lôi, thủy lôi và phóng tên lửa hành trình UGM-84 Harpoon. Nguồn ảnh: ictmiliter