Trong thời gian qua quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp đã trở nên cực kỳ căng thẳng liên quan tới tranh chấp các nguồn tài nguyên trên biển Địa Trung Hải.Thậm chí nguy cơ chiến tranh còn cận kề khi Athens và Ankara đã triển khai binh sĩ cùng những vũ khí hiện đại nhất tại điểm nóng nhằm sẵn sàng chiến đấu.Do tiềm lực quân sự thua kém, Hy Lạp đã tìm nguồn trợ giúp từ những quốc gia EU và NATO khác, đặc biệt là từ Pháp, Athens đang đề nghị Paris bán cho loạt tiêm kích Rafale cùng chiến hạm thế hệ mới.Nhưng chưa dừng lại ở đây, các nhà chức trách Hy Lạp còn dự định ký hợp đồng với Nga về việc nâng cấp cho Athens các hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-300PMU-1.Lý do dẫn tới hành động trên là sự thiếu vắng vũ khí hiện đại trong trang bị của quân đội Hy Lạp cho phép chiến đấu với tiêm kích F-16, cũng như mối đe dọa từ Thổ Nhĩ Kỳ đang gia tăng rất nhiều.Các tổ hợp S-300PMU-1 được Athens mua về từ khá lâu, hiện họ muốn nâng cấp lên cấp độ của S-300PMU-2, điều này sẽ làm tăng đáng kể khả năng phòng thủ của quân đội Hy Lạp.Hy Lạp lưu ý rằng việc hiện đại hóa tổ hợp S-300 không phải là lý do để Mỹ áp đặt các lệnh trừng phạt, đặc biệt là khi Washington không cung cấp cho Athens những vũ khí thích hợp.Trang DefenseNet.gr cho biết: "Theo nguồn tin quân sự, các cuộc đàm phán Hy Lạp - Nga về việc hiện đại hóa hệ thống phòng không tầm xa S-300PMU-1 lên tiêu chuẩn PMU-2 đang đạt được đà tiến bộ"."Toàn bộ chương trình không phải chịu lệnh cấm của NATO đối với các nước thành viên vì đó chỉ là một chương trình duy trì tình trạng sẵn sàng chiến đấu, không phải là mua thiết bị quân sự mới"."Việc cung cấp và đổi mới các phụ tùng thay thế không bị cấm, chúng khác biệt với hợp đồng mua sắm các hệ thống tên lửa chống tăng Kornet, vốn bị đình chỉ kể từ năm 2014"."Tiêu chuẩn PMU-2 dành cho S-300 mang hệ thống này gần hơn với hiệu suất của S-400 Triumf Thổ Nhĩ Kỳ: các thành phần bao gồm trung tâm chỉ huy và điều khiển 54K6E2, radar điều khiển hỏa lực 30N6E2 thế hệ mới"."Ngoài ra còn có radar cảnh giới mọi độ cao 96L6E, nó thay thế radar 36D6/ST-68UM và radar tầm thấp 76N6E. Khí tài này là một phần của tổ hợp S-300PMU-2, nhưng nó tương thích mà không cần nâng cấp thêm các hệ thống thế hệ trước dùng cho tổ hợp S-300PMU-1"."Và trên hết, điều này làm tăng phạm vi tác chiến từ 150 lên 200 km, nhờ đó hệ thống phòng không đặt tại Crete có thể bao phủ sân bay Dalaman đối diện Rhodes”.“Tất nhiên S-300PMU-2 còn cung cấp khả năng bảo vệ trên không rộng khắp Dodecanese, cũng như tới khu vực biển phía Đông Crete", trang DefenseNet.gr nói rõ.Giới chuyên gia tin rằng nếu các nước thành viên NATO khác không cung cấp cho Hy Lạp sự hỗ trợ thích hợp, Athens có thể trở thành một khách hàng khác mua vũ khí của Nga, điều này đang khiến họ cảm thấy tương đối khó xử.
Trong thời gian qua quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp đã trở nên cực kỳ căng thẳng liên quan tới tranh chấp các nguồn tài nguyên trên biển Địa Trung Hải.
Thậm chí nguy cơ chiến tranh còn cận kề khi Athens và Ankara đã triển khai binh sĩ cùng những vũ khí hiện đại nhất tại điểm nóng nhằm sẵn sàng chiến đấu.
Do tiềm lực quân sự thua kém, Hy Lạp đã tìm nguồn trợ giúp từ những quốc gia EU và NATO khác, đặc biệt là từ Pháp, Athens đang đề nghị Paris bán cho loạt tiêm kích Rafale cùng chiến hạm thế hệ mới.
Nhưng chưa dừng lại ở đây, các nhà chức trách Hy Lạp còn dự định ký hợp đồng với Nga về việc nâng cấp cho Athens các hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-300PMU-1.
Lý do dẫn tới hành động trên là sự thiếu vắng vũ khí hiện đại trong trang bị của quân đội Hy Lạp cho phép chiến đấu với tiêm kích F-16, cũng như mối đe dọa từ Thổ Nhĩ Kỳ đang gia tăng rất nhiều.
Các tổ hợp S-300PMU-1 được Athens mua về từ khá lâu, hiện họ muốn nâng cấp lên cấp độ của S-300PMU-2, điều này sẽ làm tăng đáng kể khả năng phòng thủ của quân đội Hy Lạp.
Hy Lạp lưu ý rằng việc hiện đại hóa tổ hợp S-300 không phải là lý do để Mỹ áp đặt các lệnh trừng phạt, đặc biệt là khi Washington không cung cấp cho Athens những vũ khí thích hợp.
Trang DefenseNet.gr cho biết: "Theo nguồn tin quân sự, các cuộc đàm phán Hy Lạp - Nga về việc hiện đại hóa hệ thống phòng không tầm xa S-300PMU-1 lên tiêu chuẩn PMU-2 đang đạt được đà tiến bộ".
"Toàn bộ chương trình không phải chịu lệnh cấm của NATO đối với các nước thành viên vì đó chỉ là một chương trình duy trì tình trạng sẵn sàng chiến đấu, không phải là mua thiết bị quân sự mới".
"Việc cung cấp và đổi mới các phụ tùng thay thế không bị cấm, chúng khác biệt với hợp đồng mua sắm các hệ thống tên lửa chống tăng Kornet, vốn bị đình chỉ kể từ năm 2014".
"Tiêu chuẩn PMU-2 dành cho S-300 mang hệ thống này gần hơn với hiệu suất của S-400 Triumf Thổ Nhĩ Kỳ: các thành phần bao gồm trung tâm chỉ huy và điều khiển 54K6E2, radar điều khiển hỏa lực 30N6E2 thế hệ mới".
"Ngoài ra còn có radar cảnh giới mọi độ cao 96L6E, nó thay thế radar 36D6/ST-68UM và radar tầm thấp 76N6E. Khí tài này là một phần của tổ hợp S-300PMU-2, nhưng nó tương thích mà không cần nâng cấp thêm các hệ thống thế hệ trước dùng cho tổ hợp S-300PMU-1".
"Và trên hết, điều này làm tăng phạm vi tác chiến từ 150 lên 200 km, nhờ đó hệ thống phòng không đặt tại Crete có thể bao phủ sân bay Dalaman đối diện Rhodes”.
“Tất nhiên S-300PMU-2 còn cung cấp khả năng bảo vệ trên không rộng khắp Dodecanese, cũng như tới khu vực biển phía Đông Crete", trang DefenseNet.gr nói rõ.
Giới chuyên gia tin rằng nếu các nước thành viên NATO khác không cung cấp cho Hy Lạp sự hỗ trợ thích hợp, Athens có thể trở thành một khách hàng khác mua vũ khí của Nga, điều này đang khiến họ cảm thấy tương đối khó xử.