Theo đó, các đơn vị phòng không Trung Quốc với tên lửa phòng không tầm xa S-300PMU1 đã thực hiện một loạt các bài diễn tập đánh chặn các mục tiêu bay tầm thấp giả định (UAV) với đạn tên lửa đất đối không, trên sa mạc Gobi trong trung tuần tháng 7 vừa qua. Được biết, đơn giá của mỗi quả đạn tên lửa S-300 lên đến hơn 1 triệu USD. Nguồn ảnh: Sina.Trong cuộc tập trận này, các đơn vị phòng không Trung Quốc đã được điều động tới khu vực sa mạc - nơi có địa hình, địa vật và cách tác chiến không giống với ở căn cứ chính mà họ đóng quân. Nguồn ảnh: Sina.Điều này sẽ thách thức khả năng thích ứng, đối phó với ngoại cảnh của các kíp chiến đấu của tên lửa S-300PMU1. Nguồn ảnh: Sina.Lính tên lửa Trung Quốc chuẩn bị cho trận địa phóng ở sa mạc Gobi. Nguồn ảnh: Sina.Tác chiến trên địa hình sa mạc là điều cực kỳ khó khăn vì rất khó xác định vị trí khi không có vật chuẩn và gần như toàn bộ kíp chiến đấu sẽ không được che chắn. Nguồn ảnh: Sina.Từ năm 1991, Trung Quốc đã mua những lô tên lửa phòng không S-300PMU1 đầu tiên từ phía Nga bao gồm 2 tiểu đoàn với 8 tổ hợp (32 hệ thống phóng tên lửa) đồng thời mua kèm 384 quả tên lửa 5V55U với tổng giá trị lên tới 220 triệu USD. Nguồn ảnh: Sina.Tới năm 1994, Trung Quốc tiếp tục mua lô tên lửa phòng không thứ 2 thuộc loại S-300PMU1 bao gồm số lượng tương đương như đợt mua đầu tiên nhưng kèm theo 196 quả tên lửa 48N6E với tổng giá trị hợp đồng 400 triệu USD. Trong đó một nửa Trung Quốc trả bằng tiền mặt, một nửa quy ra hàng hoá xuất khẩu. Nguồn ảnh: Sina.Loại tên lửa phòng không tiên tiến nhất thuộc họ S-300PMU1 của Trung Quốc là bản S-300 PMU2 được nước này đặt mua vào năm 2003 với giá trị lên tới 980 triệu USD cho 4 tiểu đoàn (64 hệ thống phóng) và 256 quả tên lửa 48N6E2. Nguồn ảnh: Sina.Tổ hợp tên lửa phòng không S-300 PMU2 sử dụng đạn tên lửa 48N6E2 có tầm bắn trên 200 km, có khả năng theo dõi đồng loạt 72 mục tiêu, khoá 36 mục tiêu và bắn tên lửa tiêu diệt cùng lúc 36 mục tiêu. Nguồn ảnh: Sina.Không chỉ giúp Trung Quốc bảo vệ được vùng trời nước này, việc Trung Quốc được tiếp cận với những công nghệ mới nhất bên trong các tổ hợp S-300 vào đầu thập niên 90 cũng được cho là đã giúp ích rất nhiều cho nước này khi họ bắt đầu nghiên cứu tên lửa phòng không trong nước loại HQ-9 (Hồng Kỳ-9). Nguồn ảnh: Sina.Tới nay, dù đã có trong tay những dàn tên lửa S-400 hiện đại nhất thế giới nhưng các tên lửa S-300 và HQ-9 của Trung Quốc vẫn được coi là "hạt nhân" trong hệ thống phòng thủ vùng trời của nước này do chúng có số lượng nhiều hơn nhiều lần so với S-400 đời mới. Nguồn ảnh: Sina. Mời độc giả xem Video: Tổ hợp tên lửa S-300 PMU1 của Việt Nam. Nguồn: QPVN.
Theo đó, các đơn vị phòng không Trung Quốc với tên lửa phòng không tầm xa S-300PMU1 đã thực hiện một loạt các bài diễn tập đánh chặn các mục tiêu bay tầm thấp giả định (UAV) với đạn tên lửa đất đối không, trên sa mạc Gobi trong trung tuần tháng 7 vừa qua. Được biết, đơn giá của mỗi quả đạn tên lửa S-300 lên đến hơn 1 triệu USD. Nguồn ảnh: Sina.
Trong cuộc tập trận này, các đơn vị phòng không Trung Quốc đã được điều động tới khu vực sa mạc - nơi có địa hình, địa vật và cách tác chiến không giống với ở căn cứ chính mà họ đóng quân. Nguồn ảnh: Sina.
Điều này sẽ thách thức khả năng thích ứng, đối phó với ngoại cảnh của các kíp chiến đấu của tên lửa S-300PMU1. Nguồn ảnh: Sina.
Lính tên lửa Trung Quốc chuẩn bị cho trận địa phóng ở sa mạc Gobi. Nguồn ảnh: Sina.
Tác chiến trên địa hình sa mạc là điều cực kỳ khó khăn vì rất khó xác định vị trí khi không có vật chuẩn và gần như toàn bộ kíp chiến đấu sẽ không được che chắn. Nguồn ảnh: Sina.
Từ năm 1991, Trung Quốc đã mua những lô tên lửa phòng không S-300PMU1 đầu tiên từ phía Nga bao gồm 2 tiểu đoàn với 8 tổ hợp (32 hệ thống phóng tên lửa) đồng thời mua kèm 384 quả tên lửa 5V55U với tổng giá trị lên tới 220 triệu USD. Nguồn ảnh: Sina.
Tới năm 1994, Trung Quốc tiếp tục mua lô tên lửa phòng không thứ 2 thuộc loại S-300PMU1 bao gồm số lượng tương đương như đợt mua đầu tiên nhưng kèm theo 196 quả tên lửa 48N6E với tổng giá trị hợp đồng 400 triệu USD. Trong đó một nửa Trung Quốc trả bằng tiền mặt, một nửa quy ra hàng hoá xuất khẩu. Nguồn ảnh: Sina.
Loại tên lửa phòng không tiên tiến nhất thuộc họ S-300PMU1 của Trung Quốc là bản S-300 PMU2 được nước này đặt mua vào năm 2003 với giá trị lên tới 980 triệu USD cho 4 tiểu đoàn (64 hệ thống phóng) và 256 quả tên lửa 48N6E2. Nguồn ảnh: Sina.
Tổ hợp tên lửa phòng không S-300 PMU2 sử dụng đạn tên lửa 48N6E2 có tầm bắn trên 200 km, có khả năng theo dõi đồng loạt 72 mục tiêu, khoá 36 mục tiêu và bắn tên lửa tiêu diệt cùng lúc 36 mục tiêu. Nguồn ảnh: Sina.
Không chỉ giúp Trung Quốc bảo vệ được vùng trời nước này, việc Trung Quốc được tiếp cận với những công nghệ mới nhất bên trong các tổ hợp S-300 vào đầu thập niên 90 cũng được cho là đã giúp ích rất nhiều cho nước này khi họ bắt đầu nghiên cứu tên lửa phòng không trong nước loại HQ-9 (Hồng Kỳ-9). Nguồn ảnh: Sina.
Tới nay, dù đã có trong tay những dàn tên lửa S-400 hiện đại nhất thế giới nhưng các tên lửa S-300 và HQ-9 của Trung Quốc vẫn được coi là "hạt nhân" trong hệ thống phòng thủ vùng trời của nước này do chúng có số lượng nhiều hơn nhiều lần so với S-400 đời mới. Nguồn ảnh: Sina.
Mời độc giả xem Video: Tổ hợp tên lửa S-300 PMU1 của Việt Nam. Nguồn: QPVN.