Các cuộc đàm phán của Hy Lạp với Pháp là giọt nước tràn ly đã lấn át sự kiên nhẫn của Thổ Nhĩ Kỳ, những người trước đây lo lắng về sự hiện diện của tiêm kích Rafale ở Đông Địa Trung Hải, do vậy họ đã quay sang Moskva để được giúp đỡ.Ban lãnh đạo đầy tham vọng của Thổ Nhĩ Kỳ đang cố gắng thay đổi hiện trạng ở Đông Địa Trung Hải vốn được thiết lập kể từ sau Thế chiến II, cụ thể là Ankara muốn thôn tính các mỏ dầu khí.Tuy nhiên Thổ Nhĩ Kỳ khó có thể thành công, vì các cường quốc lớn trên thế giới chắc chắn không đồng ý thay đổi đường biên giới được chấp nhận ổn định trong một thời gian dài.Về vấn đề này, tuyên bố của cố vấn Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ, giáo sư Đại học Bahcesehir - chuyên gia Abdullah Agar rất đáng được chú ý.Ông Agar tin rằng sau khi Thổ Nhĩ Kỳ mua S-400, khả năng cao là Ankara sẽ thực hiện bước đi tiếp theo là mua gấp tiêm kích Su-35, kể cả phải lấy những chiếc sẵn có từ trong biên chế không quân Nga.Thổ Nhĩ Kỳ không còn mặn mà với tiêm kích F-35 thế hệ thứ năm. Điều này đơn giản là bởi họ sẽ không thể sử dụng chúng do các hạn chế được Mỹ áp đặt, Washington sẽ không cho phép Ankara sử dụng F-35 để chống lại các đồng minh NATO.Giáo sư Agar nhấn mạnh rằng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan hầu như không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tìm kiếm nguồn hỗ trợ quân sự từ Nga.Tuy nhiên bất chấp những khác biệt, Ankara sẽ không rời NATO. Nếu Thổ Nhĩ Kỳ không chỉ mua Su-35 mà thậm chí sắm cả Su-57, điều này cũng không ảnh hưởng nhiều đến quan hệ với Mỹ.Bên cạnh đó, chuyên gia Nga Alexander Sitnikov không nghi ngờ gì về việc Ankara cần Su-35 cho một "cuộc chiến khí đốt" với Hy Lạp và Ai Cập.Sự hiện diện của máy bay chiến đấu Su-35 được nhận xét sẽ không làm cho chiếc chiến đấu cơ này chiếm ưu thế trong không quân Thổ Nhĩ Kỳ, khi lực lượng này vốn được trang bị tới 240 máy bay F-16.Ông Sitnikov tin rằng Thổ Nhĩ Kỳ đang lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế, cho nên các nhà chức trách muốn có thêm nguồn nguyên liệu thô làm động lực tạo ra tăng trưởng trong tương lai.Ngoài ra Tổng thống Erdogan đang bị thúc đẩy bởi những người theo chủ nghĩa dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ, họ mơ về một "đế chế vĩ đại". Kết quả là hành động của Ankara đã gây ra sự tức giận với gần như một nửa hành tinh.Trong diễn biến liên quan, truyền thông Nga sau khi tham khảo nguồn tin từ tổ hợp công nghiệp quốc phòng cho biết Thổ Nhĩ Kỳ sẽ sớm có phi đội tiêm kích đa năng Su-35 với số lượng lên tới 40 chiếc.Theo một số nguồn tin, hợp đồng giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã được ký kết trong khuôn khổ Diễn đàn Kỹ thuật - Quân sự quốc tế Army-2020, cụ thể chúng ta có thể nói về một thỏa thuận trị giá khoảng 3 - 4 tỷ USD.Xem xét số lượng chiến đấu cơ Su-35 đang được Thổ Nhĩ Kỳ đặt mua và giá trị lớn của chúng, giới chuyên môn cho rằng có lẽ Nga sẽ cấp cho Ankara một khoản tín dụng như họ vẫn thường làm với đối tác mua vũ khí.
Các cuộc đàm phán của Hy Lạp với Pháp là giọt nước tràn ly đã lấn át sự kiên nhẫn của Thổ Nhĩ Kỳ, những người trước đây lo lắng về sự hiện diện của tiêm kích Rafale ở Đông Địa Trung Hải, do vậy họ đã quay sang Moskva để được giúp đỡ.
Ban lãnh đạo đầy tham vọng của Thổ Nhĩ Kỳ đang cố gắng thay đổi hiện trạng ở Đông Địa Trung Hải vốn được thiết lập kể từ sau Thế chiến II, cụ thể là Ankara muốn thôn tính các mỏ dầu khí.
Tuy nhiên Thổ Nhĩ Kỳ khó có thể thành công, vì các cường quốc lớn trên thế giới chắc chắn không đồng ý thay đổi đường biên giới được chấp nhận ổn định trong một thời gian dài.
Về vấn đề này, tuyên bố của cố vấn Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ, giáo sư Đại học Bahcesehir - chuyên gia Abdullah Agar rất đáng được chú ý.
Ông Agar tin rằng sau khi Thổ Nhĩ Kỳ mua S-400, khả năng cao là Ankara sẽ thực hiện bước đi tiếp theo là mua gấp tiêm kích Su-35, kể cả phải lấy những chiếc sẵn có từ trong biên chế không quân Nga.
Thổ Nhĩ Kỳ không còn mặn mà với tiêm kích F-35 thế hệ thứ năm. Điều này đơn giản là bởi họ sẽ không thể sử dụng chúng do các hạn chế được Mỹ áp đặt, Washington sẽ không cho phép Ankara sử dụng F-35 để chống lại các đồng minh NATO.
Giáo sư Agar nhấn mạnh rằng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan hầu như không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tìm kiếm nguồn hỗ trợ quân sự từ Nga.
Tuy nhiên bất chấp những khác biệt, Ankara sẽ không rời NATO. Nếu Thổ Nhĩ Kỳ không chỉ mua Su-35 mà thậm chí sắm cả Su-57, điều này cũng không ảnh hưởng nhiều đến quan hệ với Mỹ.
Bên cạnh đó, chuyên gia Nga Alexander Sitnikov không nghi ngờ gì về việc Ankara cần Su-35 cho một "cuộc chiến khí đốt" với Hy Lạp và Ai Cập.
Sự hiện diện của máy bay chiến đấu Su-35 được nhận xét sẽ không làm cho chiếc chiến đấu cơ này chiếm ưu thế trong không quân Thổ Nhĩ Kỳ, khi lực lượng này vốn được trang bị tới 240 máy bay F-16.
Ông Sitnikov tin rằng Thổ Nhĩ Kỳ đang lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế, cho nên các nhà chức trách muốn có thêm nguồn nguyên liệu thô làm động lực tạo ra tăng trưởng trong tương lai.
Ngoài ra Tổng thống Erdogan đang bị thúc đẩy bởi những người theo chủ nghĩa dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ, họ mơ về một "đế chế vĩ đại". Kết quả là hành động của Ankara đã gây ra sự tức giận với gần như một nửa hành tinh.
Trong diễn biến liên quan, truyền thông Nga sau khi tham khảo nguồn tin từ tổ hợp công nghiệp quốc phòng cho biết Thổ Nhĩ Kỳ sẽ sớm có phi đội tiêm kích đa năng Su-35 với số lượng lên tới 40 chiếc.
Theo một số nguồn tin, hợp đồng giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã được ký kết trong khuôn khổ Diễn đàn Kỹ thuật - Quân sự quốc tế Army-2020, cụ thể chúng ta có thể nói về một thỏa thuận trị giá khoảng 3 - 4 tỷ USD.
Xem xét số lượng chiến đấu cơ Su-35 đang được Thổ Nhĩ Kỳ đặt mua và giá trị lớn của chúng, giới chuyên môn cho rằng có lẽ Nga sẽ cấp cho Ankara một khoản tín dụng như họ vẫn thường làm với đối tác mua vũ khí.